Nếu cá mập biến mất, chúng ta sẽ ra sao?

Cá mập xuất hiện cách đây hơn 420 triệu năm được coi là quái vật biển khơi gây ác mộng cho biết bao loài cá nhỏ và cả con người. Nhưng hệ sinh thái đại dương sẽ ra sao nếu không còn chúng?

vi cá mập
Cá mập bị con người săn bắt chủ yếu để lấy vây.

Cá mập được cho là xuất hiện cách đây hơn 420 triệu năm, trước cả thời kỳ xuất hiện khủng long.

Cá sở hữu bộ thính giác cực nhạy có thể nghe thấy con mồi từ khoảng cách lên đến 900 mét. Đặc điểm này làm cho cá mập là một trong những loài động vật ăn thịt đáng sợ nhất của đại dương. Cá mập trắng lớn ăn 11 tấn lương thực mỗi năm.

Phần lớn người ta thường nghĩ rằng là cá mập đẻ con. Trên thực tế một con cá mập cái đến giai đoạn trưởng thành có thể đẻ những quả trứng có kích thước lên tới 14 inches (35 cm) tương đương với một chiếc pizza cỡ lớn, trứng được nuôi dưỡng trong cơ thể mẹ cho tới khi nở. Cá mập là loài vật đẻ trứng có kích thước lớn nhất thế giới.

Cá mập - mắt xích quan trong giúp hệ sinh thái biển cân bằng

Theo các nghiên cứu khoa học, Cá mập thuộc lớp cá Sụn, sống ở tất cả các đại dương, khu vực ngập mặn, rạn san hô, vùng Bắc cực. Chúng gồm nhiều loài khác nhau, kích thước từ 30cm như cá mập Pygmy đến hơn 12m như cá mập voi. Tuy nhiên, phần lớn chúng ta đều sợ hãi loài cá mập trắng (Carcharodon carcharias), nổi tiếng là loài hung dữ và thường tấn công người.

"Bất kể là loài cá mập nào, kích thước ra sao thì chúng đều là động vật ăn thịt nên đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với môi trường sống của chúng", Jenny Bortoluzzi, nghiên cứu sinh Khoa Động vật học, Đại học Trinity Dublin (Ireland) cho biết.

Cá mập dễ dàng săn những con cá nhỏ và ốm yếu hơn, nhờ vậy đảm bảo được một quần thể cá khỏe mạnh trong quy mô phù hợp với môi trường sống đó. Thông qua sự hiện diện của mình, chúng thậm chí có thể giúp bảo vệ hệ sinh thái đó. Chẳng hạn như loài cá mập hổ (Galeocerdo cuvier) thường bơi xung quanh khu vực đồng cỏ biển sẽ khiến những con rùa sợ hãi không đến gần thảm thực vật này.

Các nhà khoa học thuộc Phòng thí nghiệm Hàng hải Moss Landing (California, Mỹ) cho rằng, cá mập cũng đóng vai trò quan trọng với việc điều tiết, sản xuất oxy trong đại dương khi ăn cá con - những loài đi săn những sinh vật phù du tạo ra oxy.

Cá mập cũng là mắt xích quan trọng khác trong mạng lưới thức ăn đại dương: chúng là thức ăn cho một số động vật ăn thịt biển khác như cá mập chó Genie, bạch tuộc.

Những con cá mập di cư, chẳng hạn như cá mập sọc trắng (Carcharhinus amblyrhynchos) cung cấp dinh dưỡng cho các sinh vật ở những nơi chúng đi qua nhờ việc thải phân giàu nitơ.

Bên cạnh đó, môi trường sinh thái tại các rạn san hô sẽ mất đi sự cân bằng nếu cá mập không còn tồn tại.

"Nếu những con cá mập biến mất, các loài cá nhỏ sinh sôi nảy nở, phát triển mạnh vì không có kẻ thù. Khi ấy, thức ăn của chúng là sinh vật phù du, vi sinh vật, tôm nhỏ sẽ bị chén sạch. Thức ăn không đủ, cuối cùng một vài loài sẽ chết đói", Toby Daly-Engel, giám đốc Phòng thí nghiệm bảo tồn cá mập tại Florida Tech cho biết.

Cá mập bị săn bắt bởi con người.

Khi kịch bản đó xảy ra, tảo và vi khuẩn sẽ xâm lấn rạn san hô khiến nó không thể quang hợp. San hô sẽ chết, chỉ còn lại bộ xương của nó, cuối cùng biến thành đá vôi. Tiếp đến là các loài động vật khác sống nhờ vào rạn san hô như sao biển và nhím biển cũng sẽ chết.

Đại dương sẽ không còn đa dạng các loài khác nhau như cá mập, cá voi, động vật không xương sống, động vật thân mềm... mà sẽ chỉ tóm gọn trong chưa đến 10 loài. Đại dương sẽ chẳng còn là một thế giới kỳ thú, bí ẩn nữa mà trở nên đơn giản dễ hiểu đến nhàm chán.

Và cuối cùng, hệ sinh thái biển không cân bằng, con người cũng sẽ không có đủ thức ăn.

Con người giết khoảng 100 triệu cá mập mỗi năm

Tuy quan trọng là thế, nhưng theo thống kê của Smithsonian Chanel, khoảng 25% loài cá mập hiện đang bị đe dọa tuyệt chủng. Nguyên nhân bởi chúng sinh ít con và lâu lớn. Nhiều loài sống ở rừng ngập mặn cũng phải đối mặt với việc mất môi trường sống khi rừng bị phá hủy để xây dựng khu dân cư.

Có nhiều quy định, điều luật và công ước quốc tế như "Công ước về buôn bán các loài động thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng" phần nào giúp bảo vệ các quần thể dễ bị tổn thương. Nhưng nhiều loài cá mập ít được biết đến thì không được bảo vệ.


Vi cá mập (vây cá mập) là món ăn đắt đỏ được các nước châu Á ưa chuộng.

Tiến sĩ Demian Chapman - một nhà nghiên cứu của Đại học Stone Brook tại thành phố New York, Mỹ - cùng các đồng nghiệp đã thực hiện một cuộc khảo sát kỹ lưỡng để tính toán chính xác số lượng cá mập bị giết, BBC đưa tin. Họ nhận thấy chênh lệch số lượng giữa các báo cáo trước đây rất lớn. Chẳng hạn, trong năm 2012, từ 63 tới 273 triệu con cá mập đã mất mạng.

"Nếu tính trung bình, số lượng cá mập bị giết mỗi năm lên tới 100 triệu con. Đây là con số ước tính sát thực tế nhất mà chúng ta từng có", Chapman phát biểu.

"Rất nhiều loài cá mập bị đánh bắt cá mập cần tới hơn 10 năm để đạt tới tuổi sinh sản. Như vậy tốc độ sinh sản của chúng sẽ không thể đuổi kịp tốc độ mà loài người loại bỏ chúng ra khỏi đại dương", Chapman nói.

Nhu cầu đối với súp vi cá mập là động lực lớn nhất của hoạt động bắt cá mập. Súp vi cá mập được coi là món ăn cao cấp của nhiều người trên thế giới.

Tiền Phong
Đăng ngày 14/11/2019
CHÂU ANH
Đánh bắt

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 13:41 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 13:41 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:41 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 13:41 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:41 29/03/2024