Ngăn chặn khai thác thủy sản bất hợp pháp

Thời gian qua, tỉnh Khánh Hòa đã triển khai quyết liệt và đạt nhiều kết quả tích cực trong chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU). Tuy nhiên, việc chống khai thác IUU vẫn còn một số khó khăn, tồn tại cần sớm được giải quyết.

Ngư dân chuẩn bị ra khơi. Ảnh: baobariavungtau.com.vn
Ngư dân chuẩn bị ra khơi. Ảnh: baobariavungtau.com.vn

Tình hình quản lý khai thác

Khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU - Illegal, Unreported and Unregulated) Là hoạt động của tàu cá thực hiện khai thác thủy sản trong vùng biển thuộc quyền tài phán của một quốc gia mà không được phép; hoạt động trái với luật pháp, quy định của quốc gia đó. 

Thời gian qua, việc triển khai công tác chống khai thác IUU đã được UBND tỉnh, các đơn vị, địa phương liên quan thực hiện quyết liệt với nhiều hình thức tuyên truyền, nhận thức của ngư dân đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các hành vi vi phạm khai thác IUU cũng được xử lý quyết liệt, góp phần răn đe các đối tượng vi phạm, bằng cách tổ chức vận hành, sử dụng hệ thống giám sát hành trình tàu cá một cách hiệu quả, phục vụ tốt việc quản lý hoạt động tàu cá trên biển.

Quản lý tàu cáThực hiện quản lý hoạt động của tàu cá được thực hiện tích cực. Ảnh: moitruongvadothi.vn

Việc quản lý, theo dõi, giám sát hoạt động của tàu cá trên hệ thống VMS (VMS là giải pháp cung cấp thông tin về vị trí, vết đi và một số hoạt động của tàu thuyền cho nhà quản lý) được thực hiện nghiêm túc 24/7, cảnh báo kịp thời tàu cá có nguy cơ xâm phạm vùng biển nước ngoài. Nhờ đó, từ năm 2018 đến nay, trên địa bàn tỉnh không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.

Tìm cách gỡ “Thẻ vàng” của EC

Được biết, thủy sản nước ta bị Liên minh châu Âu (EU) áp dụng “thẻ vàng” cảnh cáo, thế nhưng đến nay vẫn chưa gỡ bỏ được, do tình trạng vi phạm khai thác hải sản trái phép vẫn còn diễn biến phức tạp. Đây là thông tin tại hội nghị “Triển khai các giải pháp cấp bách khắc phục “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) đối với thủy sản Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức.

Để khắc phục cảnh báo “thẻ vàng” của EC, tỉnh Khánh Hòa đã triển khai nhiều biện pháp chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. 

Đến nay, toàn bộ gần 3.200 tàu cá của tỉnh được cập nhật thông tin đầy đủ trên phần mềm theo dõi tàu cá, đạt 99,5% số tàu đã được cấp phép khai thác thủy sản, 100% tàu cá được cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và 97,8% tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.

Ngư dân Ngư dân nghiêm túc thực hiện các chính sách nhằm gỡ "thẻ vàng". Ảnh: bcp.cdnchinhphu.vn

Trong 9 tháng năm nay, Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa kiểm tra, xử phạt gần 600 triệu đồng đối với 54 trường hợp vi phạm trong khai thác thủy sản. Đặc biệt, từ tháng 10/2018 đến nay, tỉnh Khánh Hòa không có tàu cá vi phạm khai thác trái phép tại vùng biển nước ngoài.

Những khó khăn cần khắc phục

Qua các hoạt động kiểm tra hồ sơ vẫn còn tồn tại những thử thách trong việc truy xuất nguồn gốc tại các doanh, các cơ quan quản lý, cảng cá,.. Các đơn vị cần rà soát hoàn thiện hồ sơ chứng nhận và xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản; hồ sơ, số liệu phải trùng khớp giữa các đơn vị liên quan. 

Bên cạnh đó, cơ quan chuyên môn phải nắm cụ thể, chi tiết về sản lượng qua cảng và không qua cảng để thể hiện rõ vai trò giám sát của cơ quan quản lý cảng. 

Đồng thời phải quản lý các đội tàu khai thác thủy sản, đảm bảo số liệu khai thác phải đúng với thực tế, có danh sách. 

Tiến hành giám sát chặt chẽ các tàu chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và thời hạn giấy phép khai thác. 

Cần rà soát toàn bộ hồ sơ liên quan đến các lô hàng xuất khẩu vào các thị trường nước ngoài phải khớp với nhau, đặc biệt là từ năm 2021 đến nay.  

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tỉnh Khánh Hòa đã có những tiến bộ đáng kể trong công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp. Tuy nhiên, trong thời gian ngắn, để khắc phục những tồn tại hiện nay cần phải có sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ giữa các Bộ, ngành cũng như các cơ quan quản lý của địa phương. Đặc biệt, cần tăng cường tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát, hướng dẫn tuyên truyền cho bà con nhận thức đúng, khai thác đúng qui định pháp luật.

Đăng ngày 13/12/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Kinh tế

Giải pháp cho đầu tư cơ sở hạ tầng trong nuôi tôm công nghệ cao

Nuôi tôm công nghệ cao đã và đang trở thành hướng đi tất yếu của ngành thủy sản Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt. Tuy nhiên, một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của mô hình nuôi tôm công nghệ cao chính là cơ sở hạ tầng.

Ao nuôi tôm
• 14:03 08/10/2024

Tiềm năng xuất khẩu cá sấu

Xuất khẩu cá sấu có tiềm năng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi, đặc biệt tại các quốc gia có nguồn tài nguyên động vật phong phú và điều kiện khí hậu phù hợp, như Việt Nam. việc xuất khẩu mặt hàng này mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và người chăn nuôi, giúp họ phát triển và ổn định đầu ra cho sản phẩm.

Cá sấu
• 10:59 08/10/2024

Giá tôm size lớn giảm nhẹ trong thời gian vừa qua

Trong thời gian gần đây, giá tôm nguyên liệu, cụ thể là tôm size giảm nhẹ tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, khiến nhiều bà con gặp khó khăn. Đặc biệt, đối với những hộ nuôi đầu tư mạnh cho trang thiết bị, công nghệ phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ.

Tôm thẻ
• 10:18 07/10/2024

50 tỷ đồng để thực hiện đầu tư dự án mở rộng cảng cá Đề Gi

Theo đó, ngày 19/9/2024, UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản đồng ý về chủ trương đầu tư dự án mở rộng cảng cá Đề Gi, nằm ở xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định với tổng kinh phí 50 tỷ đồng và giao Ban quản lý dự án nông nghiệp Bình Định làm chủ đầu tư.

Cảng cá Đề Gi
• 09:28 02/10/2024

Giải pháp cho đầu tư cơ sở hạ tầng trong nuôi tôm công nghệ cao

Nuôi tôm công nghệ cao đã và đang trở thành hướng đi tất yếu của ngành thủy sản Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt. Tuy nhiên, một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của mô hình nuôi tôm công nghệ cao chính là cơ sở hạ tầng.

Ao nuôi tôm
• 07:53 09/10/2024

Tiềm năng xuất khẩu cá sấu

Xuất khẩu cá sấu có tiềm năng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi, đặc biệt tại các quốc gia có nguồn tài nguyên động vật phong phú và điều kiện khí hậu phù hợp, như Việt Nam. việc xuất khẩu mặt hàng này mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và người chăn nuôi, giúp họ phát triển và ổn định đầu ra cho sản phẩm.

Cá sấu
• 07:53 09/10/2024

Bán tín chỉ carbon biển

Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nuôi trồng Thủy sản và Nghề cá Bền vững (ICAFIS) thuộc Hiệp hội Nghề cá Việt Nam, hợp tác với JAPIFoods của Công ty Cổ phần WinEco Việt Nam, đã phát động chương trình “Blue Ocean – Blue Foods”. Sáng kiến ​​này nhằm mục đích tạo ra một bể chứa carbon biển cho ngành thủy sản, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện môi trường biển và phát triển sinh kế cộng đồng.

Rong biển
• 07:53 09/10/2024

Độ mặn ao nuôi tôm tăng cao

Khi độ mặn trong ao nuôi tôm tăng cao bất thường, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả sức khỏe của tôm và hiệu suất nuôi trồng. Việc hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả và cách quản lý tình trạng độ mặn tăng cao sẽ giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm của mình hiệu quả hơn.

Đo độ mặn
• 07:53 09/10/2024

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 07:53 09/10/2024
Some text some message..