Ngăn chặn tàu cá đánh bắt vùng biển nước ngoài

Thời gian qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Cảnh sát biển, Hải quân đã đồng hành cùng ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương triển khai nhiều biện pháp chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Qua đó, góp phần nâng cao ý thức của ngư dân trong khai thác đánh bắt hải sản ra vùng biển nước ngoài.

Ngư dân chuyển hải sản từ khoang tàu xuống tiêu thụ.
Ngư dân chuyển hải sản từ khoang tàu xuống tiêu thụ sau chuyến đi biển dài ngày tại cảng Bến Đá (phường 5, TP. Vũng Tàu).

Kiểm soát chặt chẽ tàu cá

Ghé thăm cảng cá Lộc An, huyện Đất Đỏ những ngày trung tuần tháng 4, phóng viên ghi nhận không khí nhộn nhịp của tàu thuyền ngư dân cập bến sau chuyến đánh bắt cá dài ngày trên biển. Tàu cá của ngư dân Trần Minh Dũng (SN 1971, trú tại xã Lộc An) trở về đất liền với cá, tôm đầy khoang sau hơn 2 tháng vươn khơi. Ông Dũng cho biết, tàu cá của ông ra khơi đánh bắt 2-3 lần/năm, mỗi lần từ 2,5-4 tháng. Tuy hoạt động dài ngày trên biển nhưng chưa lần nào tàu vi phạm các quy định của pháp luật, bởi bản thân ông luôn tham gia đầy đủ những buổi tuyên truyền về các quy định về đánh bắt trên biển cho ngư dân. “Nhờ được BĐBP hướng dẫn, giải thích các quy định trong đánh bắt trên biển, chỉ rõ trên bản đồ, nơi nào ngư dân Việt Nam không được phép đánh bắt nên tôi đều nắm rõ và chỉ khai thác hải sản tại ngư trường truyền thống của Việt Nam, không xâm phạm vùng biển nước ngoài”, ông Dũng nói.

Thời gian gần đây, tình trạng tàu ghe đánh bắt vi phạm vùng biển nước ngoài giảm hẳn, nhờ các lực lượng chức năng của tỉnh triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn, trong đó có tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Theo Đại úy Trần Minh Nghĩa, Chính trị viên Đồn Biên phòng Phước Hải, trên địa bàn huyện Đất Đỏ có 605 tàu cá chuyên đánh bắt xa bờ. Do thường xuyên khai thác hải sản trên biển từ 2-3 tháng nên cứ mỗi khi có phương tiện ra khơi hoặc cập bến, cán bộ, chiến sĩ đều tranh thủ đến tận nơi neo đậu để tuyên tuyền về các quy định trong đánh bắt hải sản.


Cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh tuyên truyền Luật Thủy sản 2017, Nghị định 42 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản cho ngư dân TP.Vũng Tàu.

Ngoài ra, khoảng thời gian trên biển có bão hoặc áp thấp nhiệt đới, hầu hết các phương tiện đánh bắt xa bờ trở về tránh trú, đơn vị cũng đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền Luật Thủy sản 2017, Nghị định 42 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, quy định lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo khuyến nghị của EU về nạn khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định pháp luật cho nhân dân thông qua loa phát thanh, tổ chức các hội nghị, hay đến tận từng hộ dân, phương tiện để tuyên truyền, phát tờ rơi. Đến nay, 100% chủ tàu cá và ngư dân đều cam kết không đánh bắt xâm phạm vùng biển nước ngoài. Trong 3 năm qua, không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.

Ngoài hoạt động tuyên truyền nêu trên, BĐBP tỉnh còn phối hợp với Sở NN-PTNT và chính quyền địa phương các xã ven biển thực hiện lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho các tàu cá trên địa bàn tỉnh. Đến nay, số lượng tàu khai thác vùng khơi đã lắp thiết bị giám sát hành trình là 2.457 tàu (đạt 84%). Số lượng tàu cá đã lắp thiết bị thông tin liên lạc định vị vệ tinh GPS VX-1700 là 811 tàu.

Theo đó, trước khi ra khơi, tàu cá phải trải qua 3 khâu kiểm tra. Đầu tiên là ở Chi cục Thủy sản, tiếp đến là các cảng cá sẽ rà soát thêm một lần nữa và khi tàu ra khơi vài hải lý, lực lượng BĐBP sẽ kiểm tra để xác định tọa độ. Nếu phát hiện ngư dân tắt máy, một đội phản ứng nhanh sẽ tới tận nhà của chủ tàu yêu cầu người thân điện cho chủ tàu hoặc thuyền trưởng bật máy định vị, nếu không sẽ tiến hành xử phạt theo quy định của pháp luật.

Quyết liệt và cứng rắn hơn

Mặc dù tình trạng tàu cá và ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác thủy sản trái phép đã giảm đáng kể qua từng năm, nhưng vẫn chưa chấm dứt hoàn toàn. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do nguồn lợi thủy sản tại vùng biển Việt Nam bị cạn kiệt, ngư dân vì lợi trước mắt mà cố tình xâm phạm vùng biển nước ngoài để khai thác hải sản trái phép; một số nước có chung vùng biển chồng lấn như Indonesia, Malaysia vẫn chưa có Hiệp định phân định vùng biển; chế tài xử lý đối với tàu cá xâm phạm vùng biển nước ngoài còn nhẹ.

Từ năm 2020 đến nay, lực lượng Cảnh sát biển, Hải quân, Kiểm ngư trên địa bàn tỉnh cũng đã tuyên truyền và phát tờ rơi cho 7.130 lượt tàu đang hoạt động trên biển, định hướng cho ngư dân đánh bắt xa bờ, khai thác hải sản theo đúng pháp luật thủy sản, chống khai thác IUU. Công tác điều tra, xác minh, xử lý tàu cá vi phạm khai thác vùng biển nước ngoài cũng được các lực lượng phối hợp với các địa phương thực hiện liên tục và có hiệu quả. Ngoài ra, từ tháng 11/2020 đến nay, các lực lượng đã tổ chức tuần tra, kiểm soát, kiểm tra gần 1.000 lượt tàu cá.

Theo Đại tá Đào Quang Hiển, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, thời gian tới BĐBP sẽ tiếp tục kiểm tra, kiểm soát tại các đồn, trạm; buộc chủ tàu cá, thuyền trưởng ký cam kết không khai thác vi phạm chủ quyền các nước; kiên quyết xử lý không cho xuất bến với những tàu cá vi phạm, không có thiết bị giám sát hành trình.

BĐBP sẽ có văn bản chỉ đạo cụ thể, quy trách nhiệm đến từng đơn vị, từng đồng chí trong cơ quan nếu ai không thực hiện nghiêm công tác kiểm soát ở các cảng cá sẽ thực hiện kỷ luật theo quy định của quân đội; phối hợp với Công an tỉnh nắm tình hình, xác minh, điều tra các vụ việc vi phạm liên quan đến tàu đánh bắt hải sản trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, các lực lượng BĐBP, Cảnh sát biển, Kiểm ngư, Hải quân tiếp tục phối hợp chặt chẽ, bám sát các địa bàn, thực địa, tập trung điều tra xác minh thông tin, xử lý những trường hợp có dấu hiệu môi giới, móc nối đưa tàu cá Việt Nam đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài tại các điểm “nóng”, Đại tá Đào Quang Hiển thông tin.

Đánh bắt hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài có thể bị phạt đến 1 tỷ đồng

Theo Nghị định 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, chủ tàu cá sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24m trở lên, khai thác thủy sản tại vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc vùng biển thuộc quyền quản lý của tổ chức nghề cá khu vực mà không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn, hoặc không có giấy chấp thuận hoặc giấy chấp thuận hết hạn, sẽ bị phạt tiền từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng.

Mức phạt này cũng được áp dụng với chủ tàu cá sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24m trở lên không có giấy phép khai thác thủy sản hoặc giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam. Tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn cũng bị phạt ở mức này.


Thành quả sau những chuyến biển dài ngày.

Các tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 24m mà vi phạm khai thác không phép như trên thì chủ tàu cá sẽ chịu mức phạt tiền từ 300 triệu đến 700 triệu đồng.

Các hành vi khác cũng có thể bị phạt tiền ở mức này là không trang bị thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá, không ghi nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản, che giấu, giả mạo hoặc hủy chứng cứ vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khai thác thủy sản quá hạn mức do tổ chức nghề cá khu vực cấp phép... Bên cạnh phạt tiền, chủ tàu cá vi phạm còn có thể bị tịch thu thủy sản khai thác, chuyển tải trái phép, tịch thu tàu cá, tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản 6-12 tháng. Chủ tàu cá phải chi trả toàn bộ kinh phí đưa ngư dân bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài bắt giữ về nước và các chi phí liên quan khác.

Bà Rịa & Vũng Tàu
Đăng ngày 22/04/2021
Minh Nhân
Đánh bắt

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 10:53 24/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 10:29 10/01/2025

Bình Định tăng cường lãnh đạo, xử lý các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU

Thực hiện Văn bản số 567-CV/BCSĐ ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 5.

Tàu cá
• 09:43 07/01/2025

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Cá lóc cảnh có dễ chăm sóc không?

Cá lóc cảnh đang trở thành một loại cá cảnh được yêu thích nhờ vẻ đẹp mạnh mẽ và tính cách linh hoạt. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn tự hỏi liệu loại cá này có dễ chăm sóc hay không. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cá lóc cảnh
• 00:06 29/01/2025

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 00:06 29/01/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 00:06 29/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 00:06 29/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 00:06 29/01/2025
Some text some message..