Ngăn ngừa 5 bệnh tôm chưa có vắc xin phòng và thuốc trị

Cục Thú y cho biết, tháng đầu năm 2025 cũng như cả năm 2024 dịch bệnh vẫn gây thiệt hại nhiều cho tôm nuôi, chủ yếu với 5 loại bệnh chưa có vắc xin phòng và thuốc điều trị. Cho nên, chủ động ngăn ngừa bệnh phát sinh là rất quan trọng để hạn chế thiệt hại.

Tôm
Tháng đầu năm 2025 cũng như cả năm 2024 dịch bệnh vẫn gây thiệt hại nhiều cho tôm nuôi

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND)

Diện tích tôm bị bệnh AHPND chiếm 28,9% tổng diện tích tôm bị dịch bệnh. Trong đó, tôm thẻ chiếm 76,1% diện tích tôm bị AHPND, tôm sú chiếm 23,9%. Tôm mắc bệnh chủ yếu ở giai đoạn dưới 60 ngày sau khi thả. Diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh chiếm 95,6% diện tích tôm bị bệnh; còn lại là nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến và tôm lúa.

Gây bệnh do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Kết quả giám sát cho thấy vi khuẩn có nhiều ở con giống, thức ăn tươi sống, môi trường nước tại rất nhiều vùng nuôi, xuất hiện trong các trại tôm giống và tôm thương phẩm, ở các mô hình nuôi. Hầu hết các địa phương được giám sát đều cho kết quả dương tính với AHPND. 

Cục Thủy sản nhấn mạnh: “Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh AHPND, bệnh này do vi khuẩn gây ra nên có thể điều trị, tuy nhiên việc điều trị bệnh cho tôm thường tốn kém và không hiệu quả (do tôm thường bỏ ăn). Biện pháp phòng bệnh chủ động là rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh phát sinh”.

Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus có thể tồn tại trong môi trường nước, nên việc xử lý nguồn nước cấp để tiêu diệt tác nhân này là rất quan trọng. Cần xử lý nguồn nước trong các ao tôm bị bệnh trước khi xả ra môi trường để hạn chế lây lan, phát tán mầm bệnh ra khắp vùng nuôi. Giám sát chủ động phát hiện bệnh AHPND trên tôm giống, do vậy người nuôi cần quan tâm việc sử dụng tôm giống từ cơ sở an toàn sinh học hoặc tôm đã được kiểm dịch thú y, tôm có nguồn gốc rõ ràng.

2. Bệnh đốm trắng (WSD)

Diện tích tôm bị bệnh đốm trắng chiếm 28,7% tổng diện tích tôm bị dịch bệnh. Trong đó, tôm thẻ chiếm 58% diện tích tôm bị đốm trắng, tôm sú chiếm tỷ lệ 42%. Tôm mắc bệnh chủ yếu ở giai đoạn 10-60 ngày sau khi thả. Diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh chiếm 72,4% diện tích tôm bị bệnh; còn lại là nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến và tôm lúa.

Cục Thú y: “Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh đốm trắng, bệnh do vi rút nên không có thuốc điều trị. Biện pháp phòng bệnh chủ động là rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh phát sinh, đặc biệt thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi, nhiệt độ xuống thấp, quản lý tốt môi trường nước trong ao nuôi”.

Vi rút đốm trắng đã lưu hành tại rất nhiều vùng nuôi, xuất hiện cả trong các trại tôm giống, tôm thương phẩm, trong các mô hình nuôi và trên các loài giáp xác tự nhiên. Các loài giáp xác, tôm tự nhiên mang mầm bệnh và là nguy cơ lây nhiễm cao, do đó cần kiểm soát vật trung gian như giáp xác (cua còng, tép...). Người nuôi cần xử lý nguồn nước trong các ao tôm bị bệnh trước khi xả thải ra môi trường để hạn chế lây lan, phát tán mầm bệnh. Kết quả giám sát chủ động phát hiện bệnh đốm trắng trên tôm giống, do vậy cần quan tâm hơn nữa việc sử dụng tôm giống từ cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc tôm đã được kiểm dịch thú y, tôm có nguồn gốc rõ ràng.

Tôm bệnhDiện tích tôm bị bệnh đốm trắng chiếm 28,7% tổng diện tích tôm bị dịch bệnh. Ảnh: tonghop.kiengiang.dcs.vn

3. Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHND)

Bệnh IHHND gây thiệt hại ở phạm vi hẹp hơn so với bệnh AHPND, WSD, tuy nhiên đây là một trong những bệnh nguy hiểm trên tôm. 

Cục Thú y: “Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, bệnh do vi rút nên không có thuốc điều trị. Biện pháp phòng bệnh chủ động là rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh phát sinh”.

Kết quả giám sát chủ động cho thấy vi rút lưu hành ở nhiều vùng nuôi, mầm bệnh có trong loài giáp xác tự nhiên và là nguy cơ lây nhiễm cao, do vậy cần kiểm soát vật trung gian như giáp xác (cua còng, tép...). Người nuôi cần xử lý nguồn nước trong các ao tôm bị bệnh trước khi xả thải ra môi trường để hạn chế lây lan, phát tán mầm bệnh.

Nuôi tôm cần tuân thủ quy trình đảm bảo an toàn dịch bệnh trong phòng chống, kiểm soát vật trung gian, đồng thời nâng cao sức đề kháng cho tôm trong quá trình nuôi. Kết quả giám sát chủ động phát hiện bệnh vi rút trên tôm giống, do vậy người nuôi cần quan tâm hơn nữa việc sử dụng tôm giống từ cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc tôm đã được kiểm dịch thú y, tôm có nguồn gốc rõ ràng.

4. Bệnh vi bào tử trùng

Giám sát phát hiện, tôm giống có tỷ lệ dương tính bệnh vi bào tử trùng 3,9%, tôm thương phẩm có tỷ lệ các mẫu dương tính 24,6%, tập trung ở tôm 10-90 ngày thả.

Bệnh do vi bào tử trùng EHP gây thiệt hại không nhiều, tuy nhiên đây là một trong những bệnh nguy hiểm trên tôm do tỷ lệ lưu hành của bệnh khá cao, không gây chết tôm nhưng gây còi chậm lớn làm ảnh hưởng hiệu quả kinh tế. 

Cục Thú y: “Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Biện pháp phòng bệnh chủ động là rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh phát sinh”.

Người nuôi cần tuân thủ quy trình an toàn dịch bệnh trong phòng chống, kiểm soát vật trung gian, đồng thời nâng cao sức đề kháng cho tôm trong quá trình nuôi. Xử lý nguồn nước trong các ao tôm bị bệnh trước khi xả thải ra môi trường để hạn chế lây lan, phát tán mầm bệnh. Giám sát chủ động phát hiện vi rút trên tôm giống, do vậy người nuôi cần quan tâm hơn nữa việc sử dụng tôm giống từ cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc tôm đã được kiểm dịch thú y, tôm có nguồn gốc rõ ràng.

5. Bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm TPD

Từ giữa năm 2023, một số vùng nuôi có hiện tượng tôm chết nhanh sau khi thả nuôi từ 3 - 10 ngày và có dấu hiệu nghi mắc bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm (TPD). Cục Thú y điều tra dịch tễ, lấy mẫu, xét nghiệm xác định nguyên nhân và sơ bộ nhận định: Đã có sự hiện diện vi khuẩn Vibrio mang các gene độc lực vhvp-1 và vhvp-2 và có hiện tượng ấu trùng tôm bị chết nhiều ngay sau khi thả nuôi khoảng 3-10 ngày với dấu hiệu nghi ngờ của bệnh TPD. Tôm thường bị chết ở giai đoạn postlarvae sau thả khoảng 10 ngày với tỷ lệ chết trên 80%, chết nhanh trong vòng 3 ngày. Tôm bị chết đều là tôm thẻ.

Cục Thú y: “Đây là bệnh do vi khuẩn Vibrio, do vậy nguyên tắc phòng chống bệnh TPD tương tự như đối với bệnh Hoại tử gan tụy cấp tính”. 

Các cơ sở sản xuất, ương dưỡng tôm giống, cơ sở nuôi tôm (giai đoạn mới thả nuôi) cần thực hiện nghiêm việc khai báo dịch theo quy định, tiêu độc, khử trùng, xử lý triệt để ổ dịch; lấy mẫu gửi các phòng thử nghiệm để xét nghiệm (mẫu tôm, mẫu nước) và phân tích chuyên sâu, làm cơ sở để đánh giá tình hình bệnh. Tiến hành tiêu hủy tôm tại ao bị bệnh (nếu có), sau đó cải tạo lại ao, có thể ngưng nuôi hoặc chuyển qua nuôi đối tượng khác để ngắt vụ, phá vỡ đường truyền lây.

Biện pháp ngăn ngừa trong năm 2025

Cục Thú y đã có kế hoạch giám sát chủ động dịch bệnh thủy sản và hỗ trợ xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh với kinh phí 5,55 tỷ đồng. Trong năm 2025, tổ chức giám sát dịch bệnh tại các vùng nuôi, tập trung giám sát một số tác nhân gây bệnh mới (TPD, DIV1,..), bệnh nguy hiểm trên tôm. Hỗ trợ xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh đối với các cơ sở sản xuất tôm giống, tôm thương phẩm.

Địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất các cơ sở buôn bán thuốc thú y thủy sản; cơ sở nuôi thủy sản đặc biệt là các cơ sở đã phát hiện có dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm trên thủy sản; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

Các cơ sở sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm chủ động xây dựng và triển khai chương trình giám sát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh nguy hiểm trên tôm theo quy định của WOAH. Thực hiện nghiêm túc các quy định về việc khai báo dịch bệnh; quan tâm xử lý nước cấp, nước thải để tiêu diệt mầm bệnh, giảm thiểu nguy cơ gây bệnh hoặc phát tán mầm bệnh trên tôm nuôi.

Đăng ngày 24/03/2025
Sáu Nghệ @sau-nghe
Góc nhìn

Khảo sát về tình hình nuôi trồng thủy sản hậu đại dịch

Chúng tôi xin phép gửi đến quý bà con thực hiện khảo sát phần quà nhỏ là 10.000VND card điện thoại như một lời cảm ơn chân thành, kính mong quý bà con giúp đỡ.

khảo sát thủy sản
• 17:21 24/02/2022

Tép Bạc tròn 10 tuổi

Tép Bạc kỷ niệm 10 năm thành lập (22/02/2012 - 22/02/2022).

Thủy sản Tép Bạc
• 21:38 22/02/2022

22/02/2022 NGÀY VÀNG - NGÀN ƯU ĐÃI

Còn chần chờ gì nữa mà không vào chọn sản phẩm rồi bỏ vào giỏ hàng ngay, đến 22-23/02 bấm mua hàng thì sản phẩm sẽ đến tay bạn thật sớm dù bạn ở gần hay xa.

tepbac eshop
• 09:51 22/02/2022

Chi cục thủy sản Hà Nội gửi thư mời tham dự Hội thảo miễn phí

Thư mời tham gia Hội thảo "Phát huy hiệu quả của chuyển đổi số trong Nuôi trồng thủy sản" do Chi cục thủy sản Hà Nội và công ty Tép Bạc phối hợp tổ chức.

Hội thảo thủy sản
• 01:33 21/02/2022

Thủy sản quý 1, trọng tâm quý 2 và nhiệm vụ Chính phủ giao năm 2025

Với kết quả của ngành thủy sản trong quý 1, Bộ NN&MT đề ra nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm quý 2, tập trung thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu được Chính phủ giao để hoàn thành trong năm 2025.

Tôm
• 09:37 18/04/2025

Mỹ áp thuế cao với Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến thủy sản Việt Nam

Tối 14/4/2025, lãnh đạo UBND thành phố Cần Thơ họp với các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi chính sách thuế của Mỹ. Một doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cho rằng, Mỹ áp thuế 145% với hàng hóa Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:11 17/04/2025

Chính sách phát triển xanh chuỗi tôm nước lợ

Chiến lược của ngành tôm nước lợ hiện nay là xanh hóa chuỗi sản xuất, đã được định hướng trong nhiều chính sách nhà nước những năm qua với các giải pháp thúc đẩy cụ thể. Thông tin từ Cục Thủy sản và Kiểm ngư cho cái nhìn khá đầy đủ về vấn đề này.

Ao nuôi tôm
• 10:40 08/04/2025

Thị trường tôm cảnh báo và giải pháp phát triển năm 2025

Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường thuộc Bộ NN&MT vừa cho biết những cảnh báo cùng yêu cầu của thị trường xuất khẩu tôm hiện nay, từ đó đặt ra các giải pháp để phát triển trong năm 2025.

Thu tôm
• 10:00 04/04/2025

Ốc sên tím Janthina janthina trôi dạt vào bờ biển gây xôn xao

Thời gian gần đây, cư dân mạng liên tục chia sẻ hình ảnh và video ghi lại một loài ốc sên biển có màu tím lạ mắt xuất hiện dọc theo các bờ biển.

Ốc tím
• 20:48 21/04/2025

Hệ thống cảnh báo sớm dịch bệnh trong nuôi tôm thông qua phân tích dữ liệu

Hệ thống cảnh báo sớm dịch bệnh trong nuôi tôm thông qua phân tích dữ liệu là một công nghệ tiên tiến giúp phát hiện và ngăn ngừa dịch bệnh trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong nuôi tôm thâm canh.

Máy đo môi trường
• 20:48 21/04/2025

Phát hiện bệnh trên tôm nhờ AI

Phát hiện bệnh sớm và chính xác là rất quan trọng để quản lý sức khỏe tôm và đảm bảo tính bền vững của nghề nuôi. Trong khi xử lý hình ảnh đã được khám phá, các mô hình hiện tại thường gặp khó khăn về độ chính xác, đặc biệt là khi phát hiện nhiều bệnh hoặc xác định các triệu chứng khó phát hiện.

Tôm bệnh
• 20:48 21/04/2025

Nếu vì một nguyên nhân nào đó sinh ra khí độc thì phải xử lý như thế nào?

Trong quá trình nuôi tôm, khí độc là một trong những yếu tố nguy hiểm âm thầm nhưng đầy sát thương.

Ao nuôi tôm
• 20:48 21/04/2025

Cá khế trăng - Lựa chọn hàng đầu cho bữa cơm đậm vị biển

Trong danh sách các loại cá biển quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam, cá khế luôn giữ vị trí nổi bật nhờ hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao và khả năng chế biến đa dạng. Trong đó, cá khế trăng – một biến thể phổ biến của dòng cá khế – đang ngày càng được nhiều gia đình ưa chuộng trong thực đơn hàng ngày.

Cá khế trăng
• 20:48 21/04/2025
Some text some message..