Ngăn ngừa dịch bệnh ở các trang trại nuôi trồng thủy sản

Dịch bệnh là một trong những bài toán nan giải đối với tất cả các trang trại, các hộ nuôi trồng thủy sản trên toàn thế giới. Chúng không chỉ tác động đến sức khỏe và sản lượng các loài thủy sản được nuôi mà nghiêm trọng hơn, dịch bệnh còn gây ra một khoản thiệt hại lớn về kinh tế, không chỉ cho các hộ nuôi mà còn ảnh hưởng tới ngân sách chính phủ khi phải khống chế và ngăn chặn dịch bệnh.

dung voi khu trung mam benh
Khử trùng nầm bệnh

Do vậy, kiểm soát được dịch bệnh sẽ giúp người nuôi trồng thủy sản có được lợi thế cạnh tranh rất lớn khi đảm bảo được sản lượng và mức độ an toàn trong các sản phẩm nông sản của mình. Nhờ những thay đổi đơn giản trong công tác quản lý, các trại nuôi có thể dễ dàng kiểm soát được sự bùng phát và lây lan dịch bệnh trên các ao nuôi của mình.

Ký sinh trùng, vi trùng, vi khuẩn gây ra các bệnh trên thủy sản, có thể lây lan từ ao này sang ao khác hoặc từ trại nuôi này sang trại nuôi khác qua trung gian (như các cá thể bị nhiễm bệnh, con người, động vật hoặc máy móc) hoặc qua hệ thống nước bị ô nhiễm. Để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, cần khống chế mọi sự tiếp xúc giữa nơi có bệnh với các nơi chưa bị bệnh. Cụ thể là cá ở ao bị bệnh không được thả ra môi trường bên ngoài; Người lao động phải khử trùng quần áo; Máy móc, thiết bị cần phải được làm sạch và khử trùng trước khi sử dụng. Đặc biệt, vệ sinh môi trường là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc phòng ngừa lây lan dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.

Cá và các loài thủy sản nuôi trồng

Cá từ tự nhiên, từ trại nuôi khác hoặc cá đã ở môi trường bên ngoài có thể mang dịch bệnh. Do đó, cá trước khi được đưa vào trang trại mới nên được các chuyên gia kiểm tra kỹ càng. Nếu có thể, cá mới nên được cách ly với cá nuôi sẵn trong ao trong một khoảng thời gian để theo dõi, tránh lây lan dịch bệnh cho đàn cá nuôi trong ao. Khoảng thời gian cách ly sẽ kéo dài cho đến khi cá được kiểm tra chắc chắn rằng không bị mắc bất cứ một loại bệnh nào.

Nguồn nước

Nguồn nước an toàn nhất cho nuôi trồng thủy sản chính là nước bơm trực tiếp từ giếng vào trong ao nuôi. Nước đã qua xử lý từ các ao nuôi cá khác ít có khả năng gây ra những dịch bệnh mới, song lại tiềm tàng mầm bệnh xuất hiện ở các ao nuôi trước hoặc từ các dịch bệnh đã xảy ra do cá hoặc các loài vật chủ trung gian tồn tại trong nguồn nước được tái sử dụng. Nước sông là nguồn nước không phù hợp nhất cho nuôi trồng thủy sản bởi nó tiềm ẩn nhiều dịch bệnh lạ, chưa xuất hiện ở các ao nuôi thủy sản trước đó. Nếu buộc phải sử dụng nước sông, người nuôi nên xử lý nước thật kỹ, sau đó đưa nước vào ao ít nhất là 21 ngày trước khi tiến hành thả nuôi. Cách này sẽ giúp tiêu diệt các sinh vật mang mầm bệnh còn tồn tại trong nước (làm gián đoạn chu kỳ sống của vi khuẩn do không có sinh vật chủ (cá) sinh sống trong một khoảng thời gian).

Việc cách ly cá với nguồn nước trong ao nuôi trong một khoảng thời gian cũng sẽ giảm thiểu được các tác nhân gây dịch bệnh (do virus và vi khuẩn bị cách ly khỏi vật chủ thích hợp). Có thể sử dụng các thiết bị xử lý nước chuyên dụng như sử dụng ozone và khử trùng tia cực tím để xử lý nước sông trước khi nuôi thủy sản. Tuy nhiên, công nghệ này có giá thành cao và chỉ mang lại hiệu quả kinh tế khả thi khi áp dụng cho các mặt hàng có giá trị cao.

Vật nuôi xung quanh ao

Vật nuôi trong ao hoặc xung quanh ao có thể là tác nhân gây một số bệnh cho ao nuôi. Trong số những vật nuôi này, chim là loài có nguy cơ cao nhất. Phân chim có thể truyền vi khuẩn và virus vào các ao nuôi cá. Chúng cũng có thể là tác nhân trung gian đưa cá hoặc ký sinh trùng (sán hoặc ấu trùng) từ ao nuôi này sang ao nuôi khác. Để giảm thiểu tình trạng này, cần sử dụng các biện pháp kỹ thuật để chim không còn quay trở lại các ao nuôi nữa.

Ngư cụ và các thiết bị khác

Trên thực tế, ngư cụ, đặc biệt khi còn ẩm ướt hoặc dính bùn đất rất dễ dàng trở thành nguồn trung gian lây bệnh cho ao cá. Do vậy, phơi khô ngư cụ (như lưới) sau mỗi lần sử dụng là biện pháp rất hữu hiệu để tiêu diệt nhiều loài vi khuẩn, tránh lây lan dịch bệnh ra môi trường xung quanh. Thậm chí, các phương tiện chuyên chở cũng có thể dễ dàng được làm sạch nhờ vòi phun cao áp thông thường. Tốt hơn hết là nên sử dụng nước ấm và chất tẩy rửa để làm vệ sinh ngư cụ cũng như các trang thiết bị sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt khi có tiếp xúc với cá hoặc các đối tượng bị nhiễm bệnh, sau đó làm khô trước khi tiếp tục sử dụng hoặc di chuyển tới vùng khác.

ngư cụ lướiMột lưu ý quan trọng khác là một số loại chất tẩy rửa sẽ không phát huy hiệu quả tối đa nếu gặp bụi hoặc một số chất hữu cơ khác. Do vậy, cần cọ thật sạch thiết bị bằng bàn chải và chất tẩy rửa trước, sau đó rửa lại thật kỹ cho hết bụi bẩn và chất tẩy còn bám trên bề mặt thiết bị. Tiếp theo, ngâm thiết bị trong dung dịch khử trùng trong một khoảng thời gian nhất định, đủ để tiêu diệt các sinh vật gây bệnh còn bám vào thiết bị. Cuối cùng, rửa lại lần cuối và phơi hoặc sấy khô thiết bị. Ánh nắng mặt trời cũng có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn còn sót lại.

Tóm lại, biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan trên các ao nuôi thủy sản là giữ gìn vệ sinh, rửa sạch thiết bị với nước ấm và xà phòng, sau đó phơi thật khô thiết bị trước khi sử dụng cho lần kế tiếp. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm một vài chất khử trùng phổ rộng để làm sạch các thiết bị. Tuy nhiên, cần xem xét đến giá thành và tính an toàn khi sử dụng hóa chất và các phương pháp làm sạch cho thiết bị sử dụng trong nuôi trồng thủy sản bởi một số hóa chất có thể gây hại cho người sử dụng, các loài thủy sản cũng như tồn đọng dư lượng độc hại và khiến máy móc, thiết bị nhanh hỏng hơn. Do đó, việc tham khảo ý kiến các chuyên gia là rất cần thiết để xác định được biện pháp khử trùng hiệu quả nhất đối với ao nuôi trồng thủy sản.

theo thefishsite.com
Đăng ngày 29/06/2013
Hương Trà - FICen
Kỹ thuật

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Nên chọn loại quạt nước nào cho ao nuôi tôm?

Chất lượng nước luôn là mối quan tâm hàng đầu trong ngành nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi tôm thâm canh. Trong đó, nồng độ oxy hòa tan (DO) đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo môi trường sống lý tưởng cho tôm cá.

Ao tôm
• 08:00 29/04/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 08:00 28/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 08:00 27/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 14:12 26/04/2024

Hai loài cá sở hữu hàm răng giống con người

Trong tự nhiên không thiếu những động vật có răng, dưới đại dương cũng có rất nhiều loài cá sở hữu những chiếc răng để thuận tiện cho việc tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, hai loài cá dưới đây có bộ răng rất độc đáo: Một loài thì có hàm răng đều tăm tắp, còn răng của loài kia cứ như hút thuốc lâu ngày.

Cá răng người
• 06:57 01/05/2024

Chủ động bảo vệ thủy sản nuôi trong mùa nắng nóng

Nhiệt độ nước là một trong những thông số quan trọng trong quản lý chất lượng môi trường nuôi, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của động vật thủy sản. Hiện nay, trên địa bàn các tỉnh miền Trung, thời tiết nắng nóng kéo dàu, nhiệt độ phổ biến 37 – 39 độ C, có nơi trên 40 độ C.

Ao tôm
• 06:57 01/05/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 06:57 01/05/2024

Săn lùng loài ốc “ hoàng hậu” với giá đắt đỏ

Những năm gần đây, ốc hoàng hậu khá nổi tiếng bởi thịt thơm ngon, được giới nhà giàu săn lùng mua dù có giá đắt đỏ lên tới hàng triệu đồng. Tuy vậy chúng cũng khá khan hiếm, muốn thưởng thức loại ốc nữ hoàng này, khách thường phải đặt trước.

Ốc hoàng hậu
• 06:57 01/05/2024

Nên chọn loại quạt nước nào cho ao nuôi tôm?

Chất lượng nước luôn là mối quan tâm hàng đầu trong ngành nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi tôm thâm canh. Trong đó, nồng độ oxy hòa tan (DO) đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo môi trường sống lý tưởng cho tôm cá.

Ao tôm
• 06:57 01/05/2024