Ngành cá tra: Sẵn sàng từ miếng phi lê đến ẩm thực !

Đến cuối tháng 8-2017, giá cá tra ở mức cao, ổn định nhất trong 5 năm trở lại đây. Trong khi nhiều thách thức tiếp tục đang đặt ra ở các thị trường truyền thống lâu nay như EU, Mỹ, thì cơ hội đang rộng mở ở thị trường Trung Quốc. Các chuyên gia trong ngành cá tra khuyến khích: “Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hãy chuẩn bị cho bước chuyển từ cung cấp sản phẩm phi lê chuyển sang công nghiệp ẩm thực”.

Ngành cá tra: Sẵn sàng từ miếng phi lê đến ẩm thực !
Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chuẩn bị cho bước chuyển từ cung cấp sản phẩm phi lê chuyển sang công nghiệp ẩm thực

Hài hòa xuất khẩu tiểu ngạch và chính ngạch

Thực tế, nhiều người rất lo lắng thị trường của cá tra Việt Nam sẽ đối diện nhiều khó khăn khi phía Mỹ áp dụng nhiều rào cản thương mại, cùng lúc hình ảnh cá tra Việt Nam bị “bôi xấu” ở thị trường EU. “Thực tế không diễn ra theo chiều hướng xấu. Có sự thay đổi thú vị. Thị trường này giảm, thì tăng ở thị trường kia”, ông Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI Cần Thơ, nhận định. Theo ông Võ Hùng Dũng, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu mới nổi. Nhưng giá trị và cấu trúc thị trường xuất khẩu cá tra Việt Nam vào thị trường Trung Quốc ngày càng có xu hướng tăng: năm 2014 chiếm 6,4%, năm 2015 là 10,3%, năm 2016 là 17,8 %, trong 6 tháng đầu năm 2017 chiếm 20,5%. Dự báo trong năm 2017, thị trường Trung Quốc sẽ có thể vượt qua Mỹ, lên dẫn đầu nhập khẩu cá tra Việt Nam. Có thể nói, hình ảnh cá tra Việt Nam đang tạo được ấn tượng tốt ở thị trường Trung Quốc, bởi họ rất tin tưởng vào cách quản trị ngành hàng cá tra Việt Nam khi đã đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe từ EU và Mỹ.

Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, đến giữa tháng 8-2017, ĐBSCL đã thu hoạch 2.120ha cá tra, sản lượng đạt 650.000 tấn. Trong đó, cao nhất là tỉnh Đồng Tháp với 271.500 tấn, tiếp theo là Bến Tre với 107.500 tấn. Giá cá tra đứng ở mức cao ở các tháng đầu năm 2017, khoảng 24.000-27.000 đồng/kg. Hiện nay có giảm chút ít nhưng vẫn ở mức cao, khoảng 23.000 đồng/kg (nông dân có thể đạt lợi nhuận khoảng 4.000 đồng/kg cá tra). Kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 850 triệu USD, tăng khoảng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các chuyên gia cá tra nhận định: Các hoạt động xúc tiến thương mại sang Trung Quốc không chỉ ở vùng duyên hải nữa mà sâu bên trong nội địa (Hồ Bắc, Tứ Xuyên). Trung Quốc hiện là thị trường tiềm năng nhưng đang là điểm nóng thế giới về vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, việc kiểm soát hàng hóa qua tiểu ngạch là một vấn đề đang đặt ra. Thị trường Trung Quốc cũng đòi hỏi sản phẩm phải đảm bảo chất lượng và sản phẩm cá tra xuất sang Trung Quốc cũng dần sẽ theo những tiêu chuẩn nhất định mà phía Trung Quốc yêu cầu. “Thị trường cá tra đang rất thuận lợi khi Trung Quốc đã mở cửa nhập chính ngạch. Người nuôi, doanh nghiệp và cơ quan quản lý cần phối hợp chặt, nắm bắt thị trường, cân đối diện tích nuôi cho hợp lý để tránh rủi ro. Đối với thị trường Trung Quốc, vấn đề hiện nay là các doanh nghiệp cần có giải pháp tích cực hài hòa giữa thị trường tiểu ngạch và chính ngạch. Tránh cạnh tranh không lành mạnh gây ảnh hưởng lẫn nhau”, ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, nhận định.

Sau phi lê đến chế biến cho ẩm thực

Các chuyên gia cá tra cho rằng: Mỹ đang đưa ra nhiều “hàng rào” đối với sản phẩm cá tra Việt Nam, khó khăn và nhiều thách thức đặt ra cho doanh nghiệp Việt Nam. Song, người Mỹ cần sản phẩm cá tra, không thể triệt tiêu ngành hàng này. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải kiên trì và có giải pháp hữu hiệu để trụ vững ở thị trường Mỹ và EU (chiếm khoảng 30% trong cấu trúc thị phần xuất khẩu cá tra Việt Nam). Việc “neo” cá tra ở thị phần này sẽ duy trì sự đa dạng hóa thị trường, giữ uy tín và thương hiệu của cá tra Việt Nam.

Tuy nhiên, ngành hàng cá tra của Việt Nam đang đứng trước bước chuyển lớn. Đó là lâu nay, doanh nghiệp Việt Nam: chỉ xuất khẩu cá tra phi lê sang nhiều thị trường. Trong khi đó, thị trường Trung Quốc lại cần cá tra gần như nguyên con (có đầu, đuôi…). Hiện dân Trung Quốc rất thích các món ăn chế biến từ cá tra. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần sẵn sàng chuẩn bị cho việc chuyển đổi một phần chế biến cá tra phi lê sang công nghiệp chế biến ẩm thực. Cần hiểu rõ thị trường Trung Quốc đang xem các món ăn thủy sản là “thời thượng”. Nếu tìm hiểu kỹ và chế biến sâu thì khả năng cơi nới thị trường là rất lớn. Theo ông Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI Cần Thơ, một số vùng ở Trung Quốc rất muốn giao lưu về kỹ năng ẩm thực trong chế biến cá tra với các doanh nghiệp ở ĐBSCL. Trong tháng 10-2017, Hiệp hội Cá tra Việt Nam sẽ tổ chức sự kiện Mekong Chef 2017 với chủ đề: “Ngày hội ẩm thực cá tra Việt Nam và xúc tiến thương mại”.

Mekong Chef là một sự kiện tiêu biểu của Hiệp hội được tổ chức thường niên, nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm cá tra của các doanh nghiệp với thị trường qua các món ăn được chế biến từ các đầu bếp chuyên nghiệp trong và ngoài nước. Mekong Chef 2017, sẽ giới thiệu ít nhất 30 món ăn được chế biến từ cá tra với các đầu bếp trong nước và quốc tế, kết hợp với hoạt động biểu diễn ẩm thực của các đầu bếp nổi tiếng và chương trình “dùng thử sản phẩm cá tra Việt Nam”. Đây sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp ĐBSCL quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản phẩm và là cách thiết thực tiếp cận thị trường Trung Quốc.

Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, trong thời gian tới sẽ tập trung phát triển thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế - củng cố hình ảnh, kênh bán hàng mới, từng bước lập sàn giao dịch thủy sản, thực phẩm. Các doanh nghiệp cần thúc đẩy cạnh tranh và tái cấu trúc ngành hàng cá tra; nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng hình ảnh và thương hiệu cá tra Việt Nam. Chiến lược thị trường: Tập trung phát triển các thị trường có sẵn (Mỹ, EU, Trung Quốc, ASEAN, chiếm 50-60% thị phần). Thúc đẩy cải thiện chất lượng ngành cá tra: tập trung sản xuất con giống tốt gắn với nghiên cứu, ứng dụng và tuyên truyền khoa học công nghệ trong khâu sản xuất giống, nuôi, thức ăn.

 

Báo Hậu Giang
Đăng ngày 26/08/2017
Bài, ảnh: VĨNH TƯỜNG
Doanh nghiệp

[22-28/10/2024] Tháng 10 vàng - Ngàn ưu đãi

Cần sắm giá hời, ưu đãi tháng 10 liền tới!

Farmext eShop
• 12:01 21/10/2024

VietShrimp 2025: Hướng tới phát triển ngành tôm Việt Nam bền vững

Ngành tôm Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ để đối phó với những thách thức về môi trường và theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững. Đây này sẽ là chủ đề thảo luận chính, xuyên suốt tại kỳ Hội chợ VietShrimp 2025.

Vietshrimp 2025
• 15:47 16/10/2024

Điểm nhấn tại tuần lễ Sinh vật cảnh 2024

Tuần lễ Sinh vật cảnh năm 2024, do Chi hội Cá cảnh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), sự kiện lần này hứa hẹn mang đến một trải nghiệm sôi động và đa dạng cho những người yêu thích cá cảnh và thú cưng.

Tuần lễ Sinh vật cảnh
• 14:00 11/10/2024

Sinh nhật Farmext eShop 3 tuổi - Chơi Minigame vui trúng quà thiệt - Ưu đãi sốc duy nhất 22/09

Đặc biệt hơn chương trình khuyến mãi hàng tháng khác, cuối tháng 9 này chính là sinh nhật lần thứ 3 của Farmext eShop. Nhằm tri ân khách hàng đã luôn tin tưởng, đồng hành và ủng hộ trong suốt 3 năm qua, eShop mở ra các chương trình hấp dẫn gồm Minigame và ưu đãi hot duy nhất ngày 22/09. Cùng tham gia ngay - Nhận quà ngất ngây nhé!

Farmext eShop
• 11:20 13/09/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 07:25 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 07:25 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:25 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 07:25 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 07:25 09/11/2024
Some text some message..