Ngành nuôi trồng thủy sản ứng phó với bão Noru

Hôm nay 26.9.2022, cơn bão số 4 (Noru) đã tiến vào Biển Đông và trở thành một trong những cơn bão lớn nhất trong năm nay. Vùng gần tâm bão sức gió mạnh cấp 12 - 13, giật cấp 14 và đang tiếp tục mạnh lên khi vào đất liền.

Bão Noru
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia bão Noru đang tiếp tục mạnh lên khi vào đất liền. Ảnh: hanoimoi.com.vn

4 giờ sáng nay (26.9), tâm bão số 4 (cơn bão Noru) ở vị trí khoảng 15,6 độ vĩ bắc và 119,5 độ kinh đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 810 km về phía đông. Đây được dự báo sẽ là cơn bão lớn nhất của nước ta trong 20 năm qua và Chính phủ đã có các công điện khẩn cấp nhằm ứng phó với cơn bão Noru này. 

Tại Hà Tĩnh, dự báo thời tiết sắp có mưa lớn, trong sáng 24/9, hơn 55 hộ nuôi cá lồng bè xã Thạch Sơn (Thạch Hà) đã nhanh chóng hoàn thành việc gia cố, kéo lồng bè vào sát bờ, nhằm hạn chế thiệt hại khi tình trạng nước dâng cao, đầy lồng trôi sông. Theo Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh, trước diễn biến mới của bão, ngành đã gửi công văn về các địa phương yêu cầu triển khai một cách đồng bộ và kịp thời các giải pháp nhằm bảo vệ và giảm thiểu tối đa thiệt hại về diện tích nuôi trồng thủy sản. Theo ghi nhận, hiện nay, các vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm trên toàn tỉnh như: Cẩm Hòa, Cẩm Dương (Cẩm Xuyên); Xuân Phổ, Xuân Hải, Cương Gián (Nghi Xuân); Kỳ Thọ, Kỳ Thư, Kỳ Hà (Kỳ Anh)... và các địa phương khác đã chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho lồng bè, hồ nuôi. 

Ông Trần Đình Khương - Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Sơn, tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Hiện nay, tổng số cá của các hộ nuôi đã đến kỳ thu hoạch, sản lượng đạt gần 8 tấn. Chúng tôi đã tiến hành xuống hướng dẫn cho bà con cách gia cố hồ chứa, lồng bè kỹ càng nhằm bảo vệ tài sản khi cống bara Đò Điệm mở sẽ kéo theo một lượng nước lớn xuống hồ, cùng đó là theo dõi gia cố lại các lồng bè tránh sự ảnh hương của sức nước, sức gió lớn làm lồng bị trôi. Khi có hiện tượng gì đột biến phải báo ngay cho chính quyền địa phương và các ban ngành chuyên môn". 

Lồng bèNgười dân Hà Tĩnh gia cố lồng bè để dự phòng cho cơn bão Noru. Ảnh: Tin nhanh

Tại tỉnh Phú Yên, trong chiều ngày 25.9, ông Phạm Đại Dương, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên, đã đi kiểm tra công tác ứng phó bão gần trên biển Đông (bão Noru) tại TX. Sông Cầu. Theo UBND TX. Sông Cầu, tối 24.9, lượng mưa tại địa phương này rất to. Cụ thể, khoảng 19 giờ 30 ngày 24.9, do mưa rất lớn, tại khu phố Dân Phước và Vạn Phước, P. Xuân Thành bị ngập úng cục bộ với độ cao khoảng 50cm đã khiến cho khoảng 600 hộ dân bị ảnh hưởng. Địa phương đã huy động tổ chức và kêu gọi lực lượng đến để khai thông các cống lớn để thoát nước. Đến 21 giờ 30 ngày 24.9, nước đã rút hoàn toàn. Đây là địa phương có số lượng lồng, bè nuôi trồng thủy sản nhiều nhất tỉnh Phú Yên nên cần phải đặc biệt quan tâm và chú ý.  

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão Noru, chính quyền địa phương tỉnh Phú Yên đang triển khai các biện pháp và yêu cầu người nuôi trồng thủy sản tiến hành gia cố, chằng néo lồng bè, hướng dẫn người dân nuôi lồng bè cách gia cố, tiến hành thả trệt lồng xuống sát đáy để đảm bảo an toàn; tổ chức liên lạc, huy đông lực lượng tuần tra kiểm tra thường xuyên và kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền vào nơi trú tránh. Bên cạnh đó chỉ đạo yêu cầu bà con sống ở các lồng bè nhanh chóng chạy vào đất liền trú ẩn và sơ tán khẩn cấp bà con sống gần biển và các khu lồng bè lân cận. 

Cơn bão Noru đổ bộ được dự báo sẽ gây ra rất nhiều thiệt hại, không chỉ là ngành thủy sản mà còn ở các ngành khác. Chính vì vậy, việc chủ động ứng phó với cơn bão Noru là vô cùng cần thiết, hạn chế tối đa thiệt hại về người và của. Các bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao chỉ đạo các biện pháp sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra. 

Bộ phận ứng phó thiên tai tại địa phương tổ chức  trực  ban nghiêm túc, kiểm tra thường xuyên, kịp thời và chủ động báo cáo liên tục tình hình về Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn. 

Đăng ngày 26/09/2022
Minh Phàm
Thế giới

Yucca - Thảo dược từ thiên nhiên cho nuôi trồng thủy sản bền vững

Nuôi trồng thủy sản đã và đang là giải pháp tất yếu để cung cấp thực phẩm cho con người. Với các mô hình nuôi hiện đại, người nuôi có khuynh hướng tăng mật độ để nâng cao năng suất, cũng như tối ưu nguồn nước. Điều này làm gia tăng áp lực lên môi trường nước ao nuôi, vượt quá sức tải tự nhiên của nguồn nước.

yucca
• 10:42 03/03/2022

Gan thận mủ - Kẻ địch mạnh nhất của cá tra

Gan thận mủ là một căn bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh trên cá tra. Vào những tháng mưa cuối năm chính là thời gian cao điểm để vi khuẩn gây bệnh phát triển. Bài viết này sẽ chia sẻ một số thông tin cần thiết để bà con hiểu và có cách phòng trị bệnh kịp thời.

bệnh gan thận mủ
• 11:05 13/12/2021

Cá tra Banladesh vẫn vướng chuẩn ASC, tại sao?

Người nuôi cá tra Bangladesh vẫn không thể đáp ứng yêu cầu về chứng nhận trong nuôi trồng thủy sản, điều gì đã dẫn đến thách thức này?

nuôi cá tra ở Bangladesh
• 11:53 21/10/2021

Vĩnh Long: Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản giảm trên 15%

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có gần 2.100ha đang nuôi thả thủy sản, giảm 4,1% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích đang thả nuôi cá tra thâm canh giảm 5,7%. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, xuất khẩu cá tra gặp khó, giá bán cá ở mức khá thấp, khiến cho diện tích nuôi trồng thủy sản giảm

nuôi cá điêu hồng
• 10:49 13/10/2021

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 09:57 14/03/2025

Cá tra Việt Nam liệu có đáng bị xem là thực phẩm “kém chất lượng” ở châu Âu?

Cá tra từ lâu đã là “ngôi sao sáng” trong ngành thủy sản Việt Nam, góp phần đưa tên tuổi nước ta vươn xa trên bản đồ xuất khẩu thế giới.

Cá tra
• 10:05 10/03/2025

Hoa Kỳ: Phí bảo hiểm tăng thúc đẩy sự thay đổi của giá tôm

Thời gian gần đây, giá tôm xuất khẩu của Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ các chính sách mới của Hoa Kỳ. Việc áp dụng nhiều khoản phí nhập khẩu đã đẩy chi phí tăng cao, tác động trực tiếp đến giá cả và nhu cầu tiêu thụ tôm Việt Nam tại thị trường này. Bà con nuôi tôm cần nắm rõ những thay đổi này để có hướng thích ứng phù hợp, tránh rủi ro trong xuất khẩu.

Chế biến tôm
• 09:49 26/02/2025

Ngành tôm Ecuador trước thách thức: Trung Quốc giảm nhập khẩu?

Ngành tôm Ecuador đã đạt được nhiều thành tựu nhờ vào thị trường Trung Quốc, nhưng sự phụ thuộc quá lớn vào một đối tác đang dần bộc lộ rủi ro.

Tôm thẻ
• 10:23 21/02/2025

Mối liên hệ giữa bệnh gan và bệnh đường ruột ở tôm

Gan tụy và đường ruột là hai cơ quan quan trọng, quyết định trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm trong suốt vụ nuôi.

Gan tôm
• 12:15 25/03/2025

Công nghệ Biofloc trong nuôi tôm - Nguyên lý và lợi ích kinh tế

Công nghệ Biofloc (BFT) là một trong những đổi mới quan trọng nhất trong ngành nuôi tôm thâm canh những năm gần đây.

Ao nuôi
• 12:15 25/03/2025

Khám phá “chiêu thức” tự vệ siêu độc lạ của một số sinh vật biển

Để sinh tồn trong thế giới đại dương, nhiều sinh vật biển đã hình thành nên những “chiêu thức” tự vệ để bảo vệ bản thân khỏi kẻ săn mồi đáng sợ.

Sinh vật biển
• 12:15 25/03/2025

Hơn 100 tỷ đồng được đầu tư vào công nghệ số cho thủy sản miền Tây

Ngành thủy sản tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đứng trước những thách thức lớn từ ô nhiễm, dịch bệnh đến biến đổi khí hậu.

Tiền
• 12:15 25/03/2025

Ngăn ngừa 5 bệnh tôm chưa có vắc xin phòng và thuốc trị

Cục Thú y cho biết, tháng đầu năm 2025 cũng như cả năm 2024 dịch bệnh vẫn gây thiệt hại nhiều cho tôm nuôi, chủ yếu với 5 loại bệnh chưa có vắc xin phòng và thuốc điều trị. Cho nên, chủ động ngăn ngừa bệnh phát sinh là rất quan trọng để hạn chế thiệt hại.

Tôm
• 12:15 25/03/2025
Some text some message..