Ngành thủy sản không nên quá quan ngại vì Corona

Thông tin được đưa ra từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)

Chế biến tôm
Cần tăng cường chế biến sâu, đảm bảo chất lượng và mở rộng tiếp cận thị trường mới sẽ giúp ngành thủy sản ứng biến trước các khó khăn mới.

Việc xuất khẩu thủy sản của nhiều địa phương được đánh giá là phải chịu ảnh hưởng từ dịch viêm phổi cấp do virus Corona (nCoV). Tuy nhiên Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, không nên quá lo ngại và hiện các doanh nghiệp trong ngành vẫn đang gấp rút tìm thị trường mới để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra trong năm nay.

Tác động trong ngắn hạn

Theo VASEP, xuất khẩu thủy sản trong tháng 1/2020 chỉ đạt khoảng 644 triệu USD, giảm 12,5% so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân là do tháng 1 rơi vào thời điểm nghỉ Tết, đồng thời dịch nCoV bùng phát tại Trung Quốc đã ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu tôm, cá tra của các doanh nghiệp sang nước này.

Doanh nghiệp tại các địa phương như Hậu Giang, An Giang, Tiền Giang… cho biết, đang phải hoạt động cầm chừng vì thiếu đầu ra. Bà Nguyễn Thị Ánh, Giám đốc Công ty Thủy sản Sông Tiền - SOTICO (tỉnh Tiền Giang) - chia sẻ, sản xuất tại nhà máy chế biến cá tra của doanh nghiệp này đang hoạt động cầm chừng vì phụ thuộc khá nhiều vào Trung Quốc, trong khi đó các thị trường tại EU lại nhập khẩu với giá thấp phân nửa so với thời điểm năm 2019 (chỉ khoảng trên 10 cent/kg cá tra phi lê). Do đó, doanh nghiệp chưa dám đàm phán hợp đồng mới mà chỉ sản xuất theo các đơn hàng đã ký trước tết.

Tại Hậu Giang, ông Nguyễn Văn Thậm - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang - cho biết, nhiều doanh nghiệp thủy sản của tỉnh đang khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường. Trước tình hình này Sở đã cấp tốc làm việc với doanh nghiệp để tìm hướng giải quyết qua kích cầu ở nội địa và xúc tiến tìm thị trường mới, đặc biệt là những thị trường mà Việt Nam đã ký kết các FTA gần đây.

Tương tự, Sở Công Thương tỉnh An Giang cho biết, các doanh nghiệp thủy sản tỉnh này cũng đang nỗ lực tìm hướng tiêu thụ cho các sản phẩm thủy sản chế biến thông qua xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu ở các thị trường nước ngoài.

Không nên quá quan ngại

Dù xuất khẩu thủy sản đang bị tác động lớn song ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký VASEP - nhận định, ảnh hưởng từ thị trường Trung Quốc với thủy sản chỉ trong ngắn hạn và không đáng lo.

Phân tích cụ thể, ông Hòe cho biết, trước Tết Nguyên đán, hầu hết doanh nghiệp trong ngành thủy sản đã hoàn tất các đơn hàng lớn, gối đầu qua tháng 1/2020 và thông thường thì sau Tết việc xuất khẩu vẫn chưa nhiều, phải cuối tháng 3 các đơn hàng mới sôi động trở lại. Hiện tại, hoạt động sản xuất chủ yếu vẫn làm từ các đơn hàng cũ và việc xuất khẩu qua các thị trường khác như EU, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản… vẫn ổn định, không chịu tác động gì từ dịch này.

“Hiện tại chúng tôi chưa nhận được bất kỳ thông tin nào của doanh nghiệp phản ánh cụ thể những khó khăn trong xuất khẩu. Tuy nhiên chúng tôi đang khảo sát các doanh nghiệp để tổng hợp tình hình rồi có hướng giải quyết cụ thể, phù hợp” - ông Hòe cho biết.

Năm 2020, theo Tổng cục Thủy sản, ngành này đặt mục tiêu tổng sản lượng thủy sản đạt 8,2 triệu tấn, tăng 0,6% so với ước thực hiện năm 2019. Trong đó, sản lượng cá tra đạt 1,42 triệu tấn, sản lượng tôm các loại đạt 850.000 tấn (tăng 3,7% so với năm 2019), kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 10 tỷ USD, tăng 6,3% so với năm 2019.

Dù ở hiện tại có những tác động nhất định từ ảnh hưởng của dịch nCoV song theo đánh giá của VASEP, ngành thủy sản vẫn có những cơ hội nhất định khi nhiều khách hàng chuyển sang dùng đồ hộp thay vì hàng tươi sống. Và đây sẽ là cơ hội để doanh nghiệp trong nước sản xuất hàng đông lạnh, đồ hộp. Đặc biệt, ngày 12/2, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ chính thức được Nghị viện châu Âu bỏ phiếu phê chuẩn. Nếu được phê chuẩn thì EVFTA sẽ tạo cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng thủy sản của Việt Nam sang châu Âu trong thời gian tới. Từ đó góp phần giảm áp lực xuất khẩu qua Trung Quốc, giúp ngành đạt được mục tiêu tăng trưởng đã đề ra trong năm nay.

Công Thương
Đăng ngày 12/02/2020
Thùy Dương
Kinh tế

Tăng cường tiêu thụ nội địa: Thị trường thủy sản Việt Nam bùng nổ với cá lóc, ếch và cá nuôi biển

Trong những năm gần đây, thị trường tiêu thụ thủy sản nội địa Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là đối với các loại cá lóc, ếch và cá nuôi biển. Sự gia tăng này được thúc đẩy bởi nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, thay đổi trong thói quen ăn uống ưu tiên các sản phẩm thủy sản sạch, có nguồn gốc rõ ràng.

Chợ hải sản
• 10:47 11/02/2025

Tại sao cần chú trọng liên kết chuỗi sản phẩm

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm dinh dưỡng mà còn góp phần tạo việc làm và thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, để phát triển bền vững và nâng cao giá trị, việc liên kết chuỗi sản phẩm thủy sản trở thành một yếu tố thiết yếu. Liên kết chuỗi không chỉ giúp tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn mở ra nhiều cơ hội cho người nuôi, doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

Thủy hải sản
• 09:34 10/02/2025

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 08:00 31/01/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 08:00 29/01/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 05:55 18/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 05:55 18/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 05:55 18/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 05:55 18/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 05:55 18/02/2025
Some text some message..