Ngành thủy sản: Nhìn lại năm 2021, thách thức nào cho năm 2022?

Sau khi cán đích thành công năm 2021 dù gặp nhiều yếu tố bất lợi, ngành thủy sản tiếp tục bước sang năm 2022 với những thách thức ở phía trước.

xuất khẩu thủy sản
Ngành thủy sản đối mặt nhiều thách thức trong năm mới. Ảnh baodautu

Lội ngược dòng ngoạn mục trong năm 2021 

Năm 2021, chuỗi giá trị thủy sản tiếp tục bị gián đoạn, gây tác động tiêu cực đến nguồn cung và logistics của ngành thủy sản, trong khi nhu cầu đã tăng dần tại các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu. Các biện pháp giãn cách xã hội ở Việt Nam trong quý III/2021 đã ảnh hưởng đến ngành thủy sản quy mô nhỏ và gây ra tình trạng thiếu lao động cho các công ty. Các nhà sản xuất phải đối mặt với áp lực chi phí lạm phát, bao gồm cả nguyên liệu thô và thức ăn chăn nuôi.

Ngoài ra, hầu hết các công ty xuất khẩu phải chịu chi phí gia tăng do thiếu container, giá cước vận chuyển tăng (chi phí vận chuyển từng chiếm 1,5% doanh thu so với 4,5% doanh thu trong năm 2021 của các công ty xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam) và tình trạng tắc nghẽn cảng kéo dài.  

Những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và xuất khẩu khiến cộng đồng doanh nghiệp thuỷ sản trong nước lo ngại về mục tiêu xuất khẩu 8,8 tỷ USD. Song ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã lội ngược dòng ngoạn mục trong những tháng cuối năm đưa kết quả cả năm 2021 vượt trên mong đợi với trên 8,9 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2020.

Theo số liệu do Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) công bố, sau khi tăng mạnh 23% trong tháng 11, xuất khẩu thủy sản tháng 12 tiếp tục tăng 29% đạt trên 940 triệu USD. Tháng cuối năm, xuất khẩu tất cả các sản phẩm chủ lực đều tăng mạnh từ 6 -110%.

Cá tra và tôm vẫn là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Xuất khẩu tôm tính đến hết năm, đạt 3,88 tỷ USD, tăng 4%. Trong khi đó, nhờ tăng đột phá trong tháng 12, với mức tăng trưởng khoảng 80%, xuất khẩu cá tra cả năm 2021 về đích vượt xa dự đoán với trên 1,6 tỷ USD, tăng 10%. Mỹ vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với 23% sản lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, tương đương trên 2 tỷ USD trong năm 2021. Tiếp theo là Trung Quốc (13%) và EU (12%)

Triển vọng tăng tưởng khiêm tốn trong năm 2022

Theo đánh giá của các chuyên gia tại Trung tâm phân tích của Công ty chứng khoán SSI, cổ phiếu ngành thủy sản năm 2021 đang giao dịch với hệ số P/E 11-13x, điều này phản ánh sự thay đổi của ngành trong năm 2021.

Trong quý III, các công ty niêm yết công bố kết quả trái chiều về lợi nhuận theo quý và biên lợi nhuận gộp cải thiện. Ngoài CTCP Camimex Group (CMX) và CTCP Nam Việt (ANV) có biên lợi nhuận gộp khá dao động, hầu hết các công ty xuất khẩu thủy sản đều có biên lợi nhuận cải thiện trong cả năm nhờ giá cá tra và tôm xuất khẩu phục hồi. Đáng chú ý, biên lợi nhuận được cải thiện mặc dù chi phí nguyên liệu đầu vào tăng. Tuy nhiên, mức tăng trưởng lợi nhuận có sự khác biệt, phụ thuộc nhiều vào chi phí vận chuyển. Trong khi đó, hầu hết các công ty xuất khẩu có trụ sở tại miền Nam và bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các biện pháp giãn cách xã hội.

biểu đồ
Diễn biến cổ phiếu ngành thủy sản và VN-Index trong năm 2021. Nguồn: Bloomberg, SSI Research

Theo dữ liệu số liệu thống kê, năm 2021, cổ phiếu nhóm ngành thủy sản trên thị trường chứng khoán ghi nhận tăng trưởng 54,3%, trong khi chỉ số VNIndex chỉ đạt hiệu suất 20,5%. Các doanh nghiệp có hiệu quả tốt nhất trong năm ngoái bao gồm CTCP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia (IDI, +98%), CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC, +58%), CTCP Vĩnh Hoàn (VHC, +56%), CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC, +53%), ANV (+41%) và CMX (+22%).

Nhận định về triển vọng tăng trưởng năm 2022 của ngành thủy sản, chuyên gia SSI cho rằng, với sự không chắc chắn về các biến thể mới của COVID-19, kế hoạch xuất khẩu thủy sản trong năm 2022 vẫn khiêm tốn ở mức 8,73 tấn về sản lượng và 9 tỷ USD về giá trị, tức là không tăng trưởng.

“Chúng tôi kỳ vọng năm 2022 sẽ tương tự như năm 2021 ở một số khía cạnh, bao gồm nhu cầu tăng mạnh từ việc mở cửa trở lại của các nền kinh tế, áp lực chi phí nguyên liệu thô kéo dài và chi phí vận chuyển cao. Tuy nhiên, ở chi phí vận chuyển, dựa trên báo cáo của McKinsey, chúng tôi thấy rằng giá cước có thể trở về bình thường sau khi tình trạng tắc nghẽn cảng được giải quyết trong quý II/2022”, SSI cho biết.

Ngoài thị trường Mỹ, châu Âu và Trung Quốc cũng được đặt kỳ vọng sẽ phục hồi mạnh hơn do 2 năm liên tiếp ở mức thấp, nhờ tác động của Hiệp định EVFTA và nới lỏng hạn chế thủy sản tại các cảng của Trung Quốc. Do đó, giá bán bình quân sẽ tiếp tục xu hướng tăng khi nhu cầu phục hồi.

Bên cạnh đó, trong quý IV vừa qua, giá cá nguyên liệu tăng 13% so với cùng kỳ và 8% so với quý trước do nguồn cung thiếu hụt do diện tích nuôi giảm khi áp dụng các biện pháp giãn cách xã hôi. Dữ liệu của AgroMonitor cho thấy, nguồn cung cá tra giảm 14% so với cùng kỳ trong tháng 11 tháng đầu năm 2021. Trong khi đó, theo VASEP, diện tích nuôi cá tra giảm 30-50% so với cùng kỳ, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung tạm thời trong quý I này.

Điều này sẽ làm tăng thêm chi phí cho cá nguyên liệu và có thể làm giảm biên lợi nhuận của các công ty sản xuất trong quý đầu năm 2022 vì rất khó để chuyển hoàn toàn sang giá bán bình quân. Do chu kỳ nuôi cá tra là 6 tháng và giá cá nguyên liệu đã tăng nên tình trạng thiếu hụt nguồn cung sẽ giảm dần trong quý II tới.

“Do thủy sản đã được định giá lại để phản ánh sự thay đổi trong năm 2021 và động lực tích cực trong năm 2022, sẽ có nhiều thách thức để ngành này được định giá lại tiếp do những biến động và tính chất chu kỳ vốn có của ngành”, chuyên gia của SSI đánh giá.

Thị trường tài chính tiền tệ
Đăng ngày 14/01/2022
Quỳnh Dương
Kinh tế
Bình luận
avatar

Xuất khẩu tôm Ecuador có xu hướng "hạ nhiệt"

Xuất khẩu tôm của Ecuador luôn được xem là một trong những động lực chính thúc đẩy nền kinh tế quốc gia này, khi đất nước trở thành nhà cung cấp tôm lớn nhất thế giới.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:45 16/09/2024

Khám phá các quốc gia nhập khẩu tôm Indonesia nhiều nhất

Tôm từ lâu đã trở thành một trong những sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực của Indonesia, giúp quốc gia này khẳng định vị thế trên thị trường thế giới. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành nuôi tôm cùng hệ thống công nghệ hiện đại, tôm Indonesia đang ngày càng chiếm lĩnh thị phần lớn tại nhiều quốc gia.

Tôm thẻ
• 09:00 15/09/2024

Bất lợi doanh nghiệp: Chi phí vận chuyển tăng - Nhu cầu giảm

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với những biến động lớn, các doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy khó khăn. Theo báo cáo tài chính quý II, dù doanh thu của nhiều doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ, lợi nhuận lại không đạt kỳ vọng.

Tàu vận chuyển
• 11:27 13/09/2024

Sự suy giảm nhu cầu tại Trung Quốc ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu tôm Ecuador

Nhu cầu tiêu thụ tôm của Trung Quốc – một trong những thị trường lớn nhất thế giới – đã chứng kiến sự suy giảm rõ rệt trong thời gian gần đây, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là Ecuador.

Tôm thẻ
• 09:51 11/09/2024

Mực ma cà rồng: Sinh vật có lai lịch và hành tung bí ẩn

Dưới lòng đại dương sâu thẳm và tăm tối, có một sinh vật biển có ngoại hình kỳ dị và hành tung hết sức bí hiểm trú ẩn, các nhà khoa học đặt tên cho chúng là “mực ma cà rồng đến từ địa ngục”.

Mực ma cà rồng
• 05:54 18/09/2024

Vì sao phải lắp giàn quạt và oxy đáy cho ao nuôi tôm?

Một trong những biện pháp hiệu quả giúp đạt được điều này là lắp đặt giàn quạt nước và hệ thống cung cấp oxy đáy cho ao nuôi tôm. Cả hai hệ thống này không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng năng suất và giảm thiểu rủi ro cho người nuôi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lý do vì sao giàn quạt nước và oxy đáy lại cần thiết cho ao nuôi tôm.

Quạt nước
• 05:54 18/09/2024

Các kỹ thuật quản lý tôm sau mưa bão

Mưa bão là một trong những yếu tố thời tiết có ảnh hưởng mạnh mẽ đến môi trường nuôi tôm, gây ra nhiều thay đổi đột ngột về chất lượng nước, nhiệt độ, và nồng độ oxy hòa tan. Sau mỗi cơn mưa bão, người nuôi tôm cần áp dụng các kỹ thuật quản lý kịp thời và hiệu quả để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sức khỏe cho đàn tôm.

Ao tôm
• 05:54 18/09/2024

Cảnh báo mưa lớn: Khu vực Nam Bộ đề phòng ngập úng

Thông tin từ Đài Khí tượng Thủy cảnh báo về mưa lớn trên diện rộng ở khu vực Nam Bộ, đặc biệt là khả năng xảy ra lũ trên các sông lớn như sông Đồng Nai. Khi mưa lớn kéo dài, lượng nước đổ về các sông có thể tăng nhanh, dẫn đến lũ lụt, đặc biệt tại các khu vực hạ du của các con sông.

Mưa lớn
• 05:54 18/09/2024

Gỡ “thẻ vàng” và vị trí thị trường EU

Theo kế hoạch, trong tháng 10/2024, Đoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5 đến nước ta kiểm tra việc thực hiện chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Vấn đề chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “thẻ vàng” đã tròn 7 năm ngày càng cho thấy vị trí quan trọng của thị trường EU đối với thủy sản xuất khẩu nước ta.

Xuất khẩu thủy sản
• 05:54 18/09/2024
Some text some message..