Ngành tôm ngắc ngoải

Tôm chết triền miên, giá bán sản phẩm liên tục giảm... làm cho cả người nuôi tôm lẫn doanh nghiệp xuất khẩu điêu đứng

chế biến tôm cà mau
Thiếu tôm nguyên liệu nên các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu ở Cà Mau chỉ hoạt động cầm chừng. Ảnh: DUY NHÂN

Hiện tại, giá tôm sú nguyên liệu tại ĐBSCL là 245.000 đồng/kg (loại 20 con/kg), 150.000 đồng/kg (loại 30 con/kg), tăng từ 40.000 - 60.000 đồng/kg so với hồi giữa năm nhưng phần lớn người nuôi không có tôm để bán.

Tôm chết khắp nơi

Ngành thủy sản tỉnh Cà Mau thống kê từ đầu năm đến nay, diện tích nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp của tỉnh này bị thiệt hại trên 1.500 ha, chiếm hơn 60%. Những hộ nuôi tôm quảng canh cũng bị thiệt hại nặng. Ở tỉnh Bạc Liêu đã có 10.051 ha tôm chết. Trong đó, diện tích tôm sú nuôi công nghiệp và bán công nghiệp thiệt hại 100% ở các huyện Giá Rai, Đông Hải, Hòa Bình và TP Bạc Liêu. Tỉnh Sóc Trăng cũng có 11.600 ha (chiếm 39% diện tích thả) tôm nuôi bị chết.

Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đã phải ký công bố dịch bệnh đầu vàng, đốm trắng trên tôm tại các xã Hòa Đông,Vĩnh Hiệp, Lai Hòa (thị xã Vĩnh Châu); Trung Bình, Liêu Tú (huyện Trần Đề) và Hòa Tú 2, Gia Hòa 2, Ngọc Tố (huyện Mỹ Xuyên). Hiện tượng trên gây thiếu hụt nguyên liệu cung cấp cho các doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản xuất khẩu.

Đầu vào, đầu ra đều khó

Không chỉ thiếu trầm trọng nguồn nguyên liệu, các DN chế biến thủy sản xuất khẩu còn gặp khó khăn do chi phí đầu vào tăng cao trong khi giá đầu ra không tăng. Theo tính toán của các DN, so với đầu năm 2011, hiện chi phí đầu vào tăng khoảng 30% trong khi giá sản phẩm thủy sản xuất sang các thị trường truyền thống đều giảm mạnh. Ngoài ra, việc điều chỉnh lãi suất ngân hàng diễn ra rất chậm khiến nhiều DN vẫn phải trả nợ vay với lãi suất cao. Bên cạnh đó, các chi phí đầu vào như giá điện, nhân công, bao bì, cước vận chuyển, thuế bảo vệ môi trường đối với bao bì nhựa PE, phí kiểm dịch thú y… đều tăng đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Theo VASEP, từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam vào các thị trường truyền thống như Nhật Bản, EU, Mỹ… tiếp tục giảm mạnh. Tổng kết 9 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu sang Mỹ chỉ đạt 333 triệu USD, giảm hơn 17% so với cùng kỳ năm 2011; thị trường truyền thống EU giảm gần 25%; ASEAN giảm 14,5%; Canada giảm hơn 13%, Nhật Bản giảm 9,2%…

DN chế biến thủy sản xuất khẩu ở ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung đang phải đối phó với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ xuất khẩu thủy sản như Thái Lan, Indonesia và đặc biệt là Ấn Độ, khi chính phủ các nước này có các chính sách hỗ trợ nuôi tôm phục vụ chế biến xuất khẩu. Vì thế, nhiều DN chấp nhận bán sản phẩm với giá bằng hoặc thấp hơn giá thành nhưng vẫn không có khách hàng.

Một trong những vấn đề khó khăn lớn nữa của các DN chế biến thủy sản xuất khẩu là ngày 31-8 vừa qua, các nhà nhập khẩu Nhật Bản (thị trường lớn của các DN chế biến thủy sản xuất khẩu Việt Nam) thông báo sẽ kiểm tra 100% lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam về chỉ tiêu Ethoxyquin - chất chống ôxy hóa trong thức ăn chăn nuôi. Ngay sau khi có thông tin này, các DN chế biến thủy sản xuất khẩu đã chủ động giảm lượng hàng xuất sang thị trường Nhật Bản để tránh gặp rủi ro. Nhân cơ hội này, các nước nhập khẩu khác đã ép giá sản phẩm thủy sản của Việt Nam.

Chấn chỉnh để tự cứu

Ông Trần Thiện Hải, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), nhận định: “Chuyện thiếu nguyên liệu và thị trường xuất khẩu bị thu hẹp là vấn đề muôn thuở của ngành tôm nhưng điều này chỉ diễn ra trong khoảng thời gian nhất định, nhất là hiện nay, do vừa mới kết thúc mùa tôm quảng canh cộng với tình trạng tôm nuôi công nghiệp và bán công nghiệp ở ĐBSCL bị thiệt hại kéo dài trên diện rộng. Trong khi đó, sức tiêu thụ trên thị trường thế giới ở thời điểm này hằng năm cũng có xu hướng giảm nhưng sẽ trở lại vào mùa Noel và Tết Dương lịch...”.
Tuy nhiên, theo ông Hải, điều quan trọng là các DN cần phải chấn chỉnh để tự cứu lấy mình. “Hiện do thiếu nguyên liệu đầu vào nên các DN trong nước đã nâng giá mua để cạnh tranh với nhau. Vô hình trung, DN tự đặt mình vào tình thế mua giá cao nhưng bán giá thấp, dẫn đến lỗ lã. VASEP cũng có một phần trách nhiệm nhưng không thể thay đổi được tập quán kinh doanh của các DN. Bản thân DN phải ý thức được lợi hại để tránh việc cạnh tranh theo kiểu tự giết mình” - ông Hải nhấn mạnh.

Nên lập vùng tôm nguyên liệu
GS-TS Võ Tòng Xuân cho rằng nông dân thường nuôi trồng theo kiểu tự phát. Đáng lý ra, các công ty xuất khẩu thủy sản phải xây dựng vùng nuôi tôm nguyên liệu với sự hợp tác của nông dân, nhà khoa học cũng phải hướng dẫn người nuôi kiểm soát dịch bệnh và cả môi trường nuôi để giảm thất thoát, hao hụt. Khi nông dân giảm bớt được rủi ro về điều kiện nuôi thì các DN thu mua chế biến xuất khẩu cũng được lợi nhờ mua nguyên liệu giá thấp hơn nên làm tăng được tính cạnh tranh trên thị trường

NLĐ
Đăng ngày 31/10/2012
Kinh tế

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 10:10 23/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 23:46 23/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 23:46 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 23:46 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:46 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 23:46 23/12/2024
Some text some message..