Ngao chết hàng loạt, người dân trắng tay trước tết

Hàng chục héc ta ngao chết trắng đầm khiến hơn 80 hộ dân tại huyện Hải Hà (Quảng Ninh) rơi vào cảnh điêu đứng và có thể phải đón một cái tết rất buồn trong nhiều năm qua.

Ngao chết hàng loạt, người dân trắng tay trước tết
Người dân xã Quảng Minh thu dọn đầm ngao chết. Ảnh: LÃ NGHĨA HIẾU

Mất cả tỉ đồng vì ngao chết

Trong cái lạnh như cắt da cắt thịt những ngày đầu tháng 1 này, đến các xã Quảng Điền, Quảng Minh và Phú Hải của huyện Hải Hà, chúng tôi chứng kiến nhiều chuyện buồn của người dân nơi đây vì ngao chết hàng loạt. Mọi năm vào thời điểm cận tết, đáng lẽ người nuôi ngao Hải Hà đang tất bận bán từng tấn cho thương lái thì nay người dân bất lực nhìn ngao chết trắng đầm.

Theo những người nuôi ngao ở huyện Hải Hà, chưa có năm nào mà ngao thương phẩm chết hàng loạt trên diện rộng như hiện nay. Gần như toàn bộ các hộ nuôi ngao của huyện đã trắng tay. Người thiệt hại ít cũng vài trăm triệu đồng, phần lớn các hộ mất hàng tỉ đồng.

Có thâm niên gần 10 năm trong nghề, ông Phạm Văn Cường (ở thôn 4, xã Quảng Minh), chưa bao giờ chứng kiến mùa ngao buồn như năm nay. “Từ cuối tháng 12 năm ngoái, khi thuỷ triều xuống, nhà tôi đã phát hiện ngao chết hàng loạt. Đến nay thì cả 6 ha ngao đến kỳ thu hoạch chỉ còn vỏ không, ước tính thiệt hại gần 2 tỉ đồng”, ông Cường nói.

Bỏ ra gần 4 tỉ tiền giống ngao thương phẩm, trong đó hơn nửa là vay từ ngân hàng, vợ chồng ông Phạm Trung Vinh (xã Phú Hải) mấy ngày nay như ngồi trên đóng lửa vì lo tiền trả cho ngân hàng vào tháng tới. “Những tưởng mùa ngao năm nay yên ổn như các năm trước, nào ngờ cả 5 ha đầm nuôi nhà tôi giờ là một mùi hôi thối. Tết này không biết vợ chồng tôi xoay sở ra sao, chưa kể món vay ngân hàng đã cận ngày trả”, ông Vinh buồn rầu chia sẻ.

Không chỉ mất “cả chì lẫn chài”, nay người nuôi ngao ở huyện Hải Hà còn phải mất thêm chi phí thuê người đến dọn vỏ, vệ sinh đầm nuôi. “Trung bình mỗi đầm nuôi khoảng 30 - 50 tấn ngao, như vậy thì không hộ nào dọn xuể mà phải thuê lao động về làm với giá từ 150.000 - 200.000 đồng/công”, chị Đào Thị Dư (xã Quảng Điền) nghẹn ngào nói.

Đến thời điểm này, chính quyền địa phương chưa thể thống kê cụ thể số lượng ngao chết trên địa bàn do phụ thuộc vào thuỷ triều. Huyện Hải Hà đang vận động người dân ra đầm dọn vệ sinh để đảm bảo môi trường không bị ô nhiễm.

Trao đổi với Thanh Niên, ông Đỗ Đức Ngọc, Chủ tịch UBND xã Quảng Minh, cho biết hiện tượng ngao chết trên địa bàn xuất hiện từ cuối tháng 12.2018 và kéo dài cho đến nay. Phần lớn diện tích đầm nuôi ngao ở Huyện Hải Hà tập trung ở xã này với hơn 300 ha của 89 hộ nuôi. Cũng theo ông Ngọc, bình quân mỗi ha cho thu hoạch hơn 10 tấn ngao. Theo cách tính này, trên địa bàn xã Quảng Minh thiệt hại khoảng hơn 2.000 tấn ngao thương phẩm.

Ngao chết hàng loạt do thiếu ô xy

Thông tin từ Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh cho biết, trước hiện tượng ngao chết hàng loạt, cơ quan chức năng đã xuống kiểm tra. Ông Thiều Văn Thành, Phó chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Ninh, cho biết đơn vị này đã lấy 3 mẫu ngao, 3 mẫu nước tại khu vực bãi triều ở các xã Quảng Minh, Phú Hải, Quảng Điền để gửi đi phân tích, xét nghiệm tác nhân gây bệnh và các yếu tố môi trường cơ bản.

Kết quả phân tích, xét nghiệm của Cơ quan Thú y Vùng II - Cục Thú y, Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thủy sản - Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, cho thấy không phát hiện tác nhân gây bệnh là các loại ký sinh trùng; các yếu tố về môi trường nuôi đều đảm bảo, không phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngao chết hàng loạt.

Tuy nhiên, theo ông Thành, do được thả với mật độ quá dày, gấp 4 - 6 lần so với quy định, nên ngao thiếu ô xy, dù các cơ quan chức năng đã nhiều lần khuyến cáo. Tại nhiều khu vực ở bãi triều xã Quảng Minh, chỉ cần gạt lớp cát mỏng phía trên đã có thể thấy ngao nằm san sát, thậm chí chồng lên nhau.

Theo UBND huyện Hải Hà, một trong những nguyên nhân khiến ngao chết hàng loạt còn do ngao đến kỳ thu hoạch nhưng thương lái Trung Quốc ngừng mua vì yêu cầu giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc. Trong khi đó, nhiều hộ nuôi mua giống ngao trôi nổi, thậm chí nhập lậu không qua kiểm dịch. Để đảm bảo vệ sinh môi trường, hiện nay chính quyền huyện Hải Hà đang vận động người dân tiến hành dọn vệ sinh, thu gom vỏ ngao.

Ông Hoàng Văn Thái, Phó chủ tịch UBND huyện Hải Hà, cho biết để tiếp tục nghề nuôi và giảm thiểu thiệt hại thì môi trường đầm là rất quan trọng. Chính quyền đang hỗ trợ người dân thu dọn vỏ ngao ra khỏi khu vực nuôi, tránh gây ô nhiễm.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 07/01/2019
Lã Nghĩa Hiếu
Môi trường
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Nhơn Hải bắt sao biển gai và dọn rác dưới đáy biển

Sáng ngày 24.5, Tổ bảo vệ san hô xã Nhơn Hải đã tổ chức bắt sao biển gai và dọn rác dưới biển tại khu vực biển Hòn Khô nhỏ (xã Nhơn Hải).

Bắt sao biển gai
• 10:37 30/05/2023

Chủ động phòng chống thiệt hại do nắng nóng trên cá nước ngọt

Hiện nay, thời tiết diễn biến tương đối phức tạp và thất thường, nhiệt độ tăng cao, có ngày lên đến 39 – 40 độ làm ảnh hưởng rất lớn đến nuôi trồng thủy sản.

Ao cá
• 11:03 29/05/2023

Tăng cường quản lý chất lượng an toàn thực phẩm

Năm 2023, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Bình Định triển khai nhiều hoạt động, trong đó tập trung công tác kiểm tra và tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người sản xuất và người tiêu dùng về an toàn thực phẩm (ATTP).

Cho cá ăn
• 12:01 20/05/2023

Thả cá thể đồi mồi quý hiếm nguy cơ tuyệt chủng nặng 3 kg về biển

Đồi mồi có tên khoa học Eretmochelys imbricata là một trong năm loài rùa biển hoang dã, quý hiếm trong Sách Đỏ thế giới và Việt Nam, có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

Đồi mồi
• 13:34 16/05/2023

Di dời đàn cá tra dầu nặng hàng tạ, lớn nhất miền Tây

Ban quản lý Khu du lịch Can Tho Eco Resort vừa di dời đàn cá tra dầu từ ao nuôi qua hồ cảnh quan. Những con cá tra dầu nặng tới hàng trăm kg gây chú ý và thích thú với nhiều du khách.

Cá tra dầu
• 18:45 02/06/2023

Lúng túng xác định chủng loại cá tầm nhập khẩu: Cá nội đang bị bóp nghẹt

Sau 4 lần Chính phủ ra chỉ đạo xử lý tình trạng cá tầm ngoại cách đây hơn 2 năm, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài chính vẫn chưa thể xác định được giống và chủng loại cá tầm nhập khẩu.

Cá tầm
• 18:45 02/06/2023

Bình Định: Tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ vùng khơi đến ven bờ

Hiện nay, cường lực khai thác thủy sản ngày càng tăng, nguồn lợi thủy sản có dấu hiệu suy giảm mạnh, nhiều loài hải sản có nguy cơ cạn kiệt.

Môi trường biển
• 18:45 02/06/2023

Sản xuất sinh khối từ tảo biển

Tảo là loài có vai trò quan trọng đối với các vấn đề về môi trường nhờ khả năng hấp thụ khí CO2 và giảm thiểu lượng khí metan sản sinh trong chăn nuôi.

Rong biển
• 18:45 02/06/2023

Thích ứng kịp thời với thay đổi thị trường thủy sản

Giá trị xuất khẩu thủy sản thu về 3,47 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, giảm đến 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của Bộ NN&PTNT, con số này không có ý nghĩa quá tiêu cực, bởi ngành thủy sản Việt Nam đã có sự tăng trưởng đột phá trong năm 2022.

Chế biến tôm
• 18:45 02/06/2023