Nghệ An: Chấn chỉnh khai thác "tôm hùm nhí" tận diệt

Mùa tôm hùm giống thường bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 âm lịch. Tôm hùm giống có giá cao, nên ngư dân tập trung khai thác, cá biệt có trường hợp khai thác theo kiểu tận diệt...

tôm hùm giống
Tôm hùm giống sau khi đánh bắt, được ngư dân mang đi bán cho thương lái địa phương. Ảnh Phạm Linh

Tôm hùm giống là loại tôm có kích thước nhỏ, còn gọi là tôm hùm nhí. Sau khi khai thác tôm, ngư dân sẽ đem bán cho các vựa nuôi thương phẩm. Giá bán của tôm hùm giống tùy thuộc vào kích thước và tùy theo loại. Như tôm xanh có giá từ 27 - 28 nghìn đồng/con, tôm sao (tôm bông) từ 120- 125 nghìn đồng/con. 

Để bắt được tôm hùm giống, ngư dân phải ra biển từ lúc 1- 2 giờ sáng và khai thác cho đến chiều. “Bắt tôm hùm giống nhọc công lắm. Chiều tối là lo chuẩn bị thả lưới, rồi phải thức suốt đêm để chong đèn nhử tôm, dỡ lưới kịp thời. Hôm được 20 - 30 con, có hôm được nhiều hơn, nên thu nhập cũng khá", ông Đoàn Hoạt ở xã Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi) cho biết.

Năm nay, giá tôm hùm giống giảm hơn so với năm trước, do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Do đó, tôm hùm thương phẩm tiêu thụ chậm, người nuôi tôm ngại đầu tư nuôi mới. Ngoài tôm hùm giống (kích thước nhỏ bằng chân nhang và trong suốt), thời gian qua, có khá nhiều tôm hùm xanh (kích thước từ 80 - 150g) bám lưới và được bán với giá 300 - 350 nghìn đồng/kg. Vì vậy, không chỉ ở Tịnh Kỳ, nhiều ngư dân ở các làng chài Bình Châu, Bình Thuận, Bình Hải (Bình Sơn) và ở xã Phổ Quang, phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ), cũng cấp tập dò tìm ở những khu vực tôm hùm giống thường trú ngụ để khai thác.

Vì mang lại thu nhập khá, nên những năm qua, ngư dân khai thác tôm hùm giống ồ ạt, thậm chí sử dụng các biện pháp khai thác kiểu tận diệt, nên sản lượng tôm hùm giống suy giảm mạnh. 

tôm hùm giống
Tôm hùm giống bị khai thác quá mức dẫn đến sản lượng suy giảm mạnh. Ảnh Nguyễn Thành

Theo bà Đỗ Thị Thu Đông, nghề khai thác tôm hùm giống theo cách của ngư dân hiện nay chỉ mang lại lợi ích trước mắt, về lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt cả về môi trường lẫn kinh tế. Bởi lẽ, cả ba cách khai thác tôm hùm nhí là sử dụng lưới mành, bẫy, lặn đều gây tác động xấu tới môi trường sinh thái biển, cũng như ảnh hưởng đến chất lượng tôm hùm giống. Việc dùng lưới mành bắt được tôm hùm giống giai đoạn đang chuyển sang tôm non, nên rất dễ bị tổn thương, dẫn đến tỷ lệ sống thấp. 

Đáng báo động là tình trạng ngư dân đục lỗ trên rạn san hô để nhử tôm hùm con chui vào ẩn nấp. Điều này gây ra hậu quả kép, vừa tàn phá rạn san hô, vừa ảnh hưởng nghiêm trọng đến quần thể sinh vật và hủy hoại hệ sinh thái biển, làm mất nơi trú ẩn, sinh sản của các nguồn lợi hải sản khác. Về mặt kinh tế, nếu để tôm hùm giống phát triển ngoài tự nhiên từ 12 - 13 tháng (tôm xanh sẽ đạt 0,35 - 0,4kg/con), 15 - 18 tháng (tôm bông sẽ đạt 0,7 - 1kg/con) thì lợi nhuận kinh tế tăng gấp 20 - 25 lần, cộng với nguồn lợi được tiếp tục sinh sôi và nảy nở, hệ sinh thái biển được bảo vệ.

Để bảo vệ và phát triển nguồn lợi tôm hùm giống tự nhiên, Chi cục Thủy sản tỉnh khuyến cáo ngư dân cần sử dụng ngư lưới cụ và phương pháp khai thác phù hợp, mắt lưới đúng kích cỡ theo quy định. Vào mùa sinh sản của tôm hùm từ tháng 4  đến tháng 7 hằng năm, Chi cục Thủy sản tỉnh vận động ngư dân và các tổ chức, cá nhân không được tham gia khai thác, thu mua, chế biến, vận chuyển, tiêu thụ tôm hùm có nguồn gốc tự nhiên; cấm bắt và khai thác tôm hùm giống. Tuy nhiên, công tác kiểm tra và xử lý vi phạm chưa nghiêm, chủ yếu vận động, tuyên truyền là chính. Do vậy, để quản lý hiệu quả việc khai thác tôm hùm giống, ngành chuyên môn, chính quyền các địa phương cần có giải pháp triệt để hơn.

Báo Nghệ An
Đăng ngày 29/12/2021
Thanh Phong
Nông thôn

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Cà Mau đẩy mạnh quảng bá con tôm đến thị trường Mỹ

Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ, đoàn công tác Cà Mau do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử dẫn đầu đã làm việc với Seafood Watch (SFW) để tổ chức Hội nghị “Tôm sú bền vững từ Việt Nam” tại Boston, Hoa Kỳ và triển khai chương trình hợp tác với trường Đại học Arizona.

Tôm sú
• 10:23 09/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 11:04 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 11:04 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:04 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 11:04 23/12/2024

Tép hòa vị Tết 2025: Giá trị văn hóa của nghề làm tôm khô

Tết đến, xuân về không chỉ mang theo sắc mai vàng rực rỡ mà còn mang đến không khí nhộn nhịp, tấp nập của những làng nghề truyền thống. Trong số đó, làng nghề làm tôm khô, một đặc sản nổi tiếng của các vùng ven biển Việt Nam lại càng thêm rộn ràng.

tôm khô
• 11:04 23/12/2024
Some text some message..