Nghệ An có 5 vùng nuôi tôm đủ tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP

Đến nay, Nghệ An là tỉnh duy nhất trong cả nước xây dựng được 5 vùng nuôi tôm đủ tiêu chuẩn chứng nhận vùng nuôi tôm VietGAP.

Nghệ An có 5 vùng nuôi tôm đủ tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP
Nuôi tôm theo tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP ở Nghệ An.

Sáng 2/8, tại thị xã Cửa Lò, Sở NN&PTNT tỉnh đã tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả 5 năm triển khai xây dựng các vùng nuôi tôm áp dụng VietGAP và trao giấy chứng nhận những vùng nuôi tôm đạt tiêu chuẩn VietGAP. Đồng chí Trần Hữu Tiến - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, Trưởng Ban quản lý Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững chủ trì hội nghị.

Sau 5 năm triển khai xây dựng các vùng nuôi tôm VietGAP theo Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững do Ngân hàng Thế giới và Bộ NN&PTNT hỗ trợ, đến nay Nghệ An là tỉnh duy nhất trong cả nước đã xây dựng được 5 vùng nuôi đủ tiêu chuẩn chứng nhận vùng nuôi tôm VietGAP (trong tổng số 7 vùng nuôi được chọn xây dựng) ở 3 huyện, thị là Quỳnh Lưu, Diễn Châu và TX Hoàng Mai gồm: Quỳnh Bảng, Quỳnh Thanh, Quỳnh Xuân, Quỳnh Lương và Diễn Trung. Đầu năm 2017, vùng GAP7 - Quỳnh Dị được thành lập, hoạt động và đang tiếp tục làm các thủ tục để được nâng cấp.

Tại 7 vùng nuôi tôm an toàn sinh học, đã thành lập được 12 tổ cộng đồng nuôi tôm. Ngoài sự hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, 100% hộ nông dân trong tổ cộng đồng còn được đào tạo kiến thức về VietGAP, được tập huấn quy trình kỹ thuật nuôi tiến bộ, kỹ thuật nuôi tôm không sử dụng kháng sinh, hạn chế sử dụng kháng sinh do Sở NN&PTNT ban hành. Theo đánh giá chung, tại các vùng nuôi an toàn sinh học đã hạn chế tốt việc xả thải bùn thải, nước có mầm bệnh chưa xử lý ra môi trường chung.

Kết quả lớn nhất là các hộ nuôi trồng đã từng bước chuyển đổi quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, giúp kiểm soát chất lượng nhất là vấn đề ATVSTP; hệ thống cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi được nâng cấp giúp người dân chủ động hơn trong quá trình nuôi cũng như giúp đảm bảo vệ sinh ATTP. Trình độ và nhận thức người dân trong tổ cộng đồng được nâng cao, có 97%  hộ nuôi sử dụng con giống có chất lượng.

Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã chia sẻ một số kinh nghiệm để tiếp tục xây dựng các vùng nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGap. Đó là lựa chọn được vùng nuôi phù hợp, chú trọng công tác thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho nông dân. Đặc biệt, cần sự quan tâm, chỉ đạo của cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương.

Kết luận hội thảo, đồng chí Trần Hữu Tiến yêu cầu: Các cơ quan quản lý cần hướng dẫn, khuyến khích các cơ sở, vùng nuôi áp dụng Quy phạm thực hành Nuôi trồng thuỷ sản tốt (VietGAP); tiếp tục hỗ trợ các mô hình nuôi tiên tiến, công nghệ nuôi mới đảm bảo ATTP, tăng cường tập huấn. Chính quyền các địa phương cần thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn các vùng nuôi thực hiện đúng quy định của nhà nước, hỗ trợ kịp thời khi có diễn biến xảy ra.

Các vùng nuôi và các hộ nuôi phải thực hiện tốt các tiêu chí, kế hoạch của tổ đã đề ra; liên kết nhóm để mua giống, vật tư; giám sát nghiêm việc xử lý nước, bùn thải trước khi xả thải ra môi trường; đồng thời nâng cao trách nhiệm bản thân, chấp hành tốt quy trình nuôi như con giống đảm bảo chất lượng, thả nuôi đúng lịch thời vụ, khai báo và xử lý khi dịch bệnh xảy ra.

Báo Nghệ An
Đăng ngày 03/08/2017
Phú Hương
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Sách Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản: Giảm ngay 15% cho 50 khách hàng đầu tiên

Ngành thủy sản hiện nay đang không ngừng phát triển và đổi mới, nhưng một trong những yếu tố cốt lõi giúp các nhà chuyên môn, kỹ thuật viên và sinh viên ngành thủy sản nâng cao kiến thức chính là sở hữu tài liệu chuyên sâu, đáng tin cậy. Hiểu được điều đó, quyển sách "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản" - một tác phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành, nay đã chính thức tái bản, đáp ứng nhu cầu học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc.

Đặt hàng trước giảm 15%
• 23:32 18/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 23:32 18/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 23:32 18/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 23:32 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 23:32 18/11/2024
Some text some message..