Nghệ An: Công bố nguyên nhân cá chết trên vùng biển Diễn Châu

Sáng nay 2/6, tại Hội nghị giao ban báo chí định kỳ tháng 5-2016 của tỉnh Nghệ An, cơ quan chức năng đã thông báo nguyên nhân của cá chết bất thường ở huyện Diễn Châu và thị xã Hoàng Mai.

ca chet o dien chau
Ảnh minh họa

Sau hơn 3 tuần kể từ khi xuất hiện cá trên các vùng biển Diễn Thành, Diễn Trung và thị xã Hoàng Mai của tỉnh Nghệ An. Chi cục Thủy sản tỉnh Nghệ An, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An, UBND huyện Diễn Châu, Công an huyện và Đồn biên phòng 152, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Diễn Châu đã khẩn trương vào cuộc kiểm tra và lấy mẫu cá gửi cơ quan chức năng tiến hành xét nghiệm, làm rõ nguyên nhân cá chết.

Sáng nay, tại Hội nghị giao ban báo chí định kỳ tháng 5-2016, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An đã công bố nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá chết trên vùng biển của Diễn Thành, Diễn Trung, Diễn Thịnh của huyện Diễn Châu là do hiệu ứng El Nino năm nay hoạt động mạnh hơn đã làm cá chết nhiều hơn so với những năm trước. Đây là loài cá sống chủ yếu ở ven bờ và hàng năm, khi chuyển mùa cũng thường hay có hiện tượng cá chết.

Riêng tại vùng biển thị xã Hoàng Mai không có cá chết, hiện tượng cá chết chỉ xuất hiện trên sông Mai Giang qua địa bàn phường Quỳnh Phương (thị xã Hoàng Mai) của 5 hộ gia đình nuôi cá lồng chủ yếu là cá Vược, cá Mú và cá Hồng Mỹ. Nguyên nhân cá chết tại đây là do bị nhiễm khuẩn Vibrio. Cán bộ kỹ thuật của Sở NN&PTNT đã hướng dẫn người dân biện pháp phòng trị bệnh chăm sóc và vệ sinh lồng bè cho cá. Sau khoảng 10 ngày thực hiện thì đến nay đã không còn xuất hiện cá chết nữa.

Trước đó, vào từ ngày 7-13/5/2016, người dân trên vùng biển xã Diễn Thành, Diễn Trung, Diễn Thịnh của huyện Diễn Châu đã phát hiện một số cá biển chết dạt vào bờ, chủ yếu là cá đù biển kích cỡ khoảng 5-7 cm.

Sở TN&MT tỉnh Nghệ An đã cử cán bộ kỷ thuật trực tiếp lấy mẫu nước tại các vùng biển xuất hiện cá chết tiến hành quan trắc. Theo kết quả quan trắc, chất lượng nước biển ven biển bãi tắm Diễn Thành (huyện Diễn Châu) các chỉ số cho thấy đều nằm trong hạn cho phép của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ven bờ đối với vùng bãi tắm, thể thao dưới nước.

Fistenet, 03/06/2016
Đăng ngày 06/06/2016
Văn Thọ
Dịch bệnh

Ghẹ vuông chắc thịt không thua ghẹ biển!

Nếu có dịp về Năm Căn, Ngọc Hiển, Ðầm Dơi, ngoài tôm, cua, cá, sò…. thì đừng quên thưởng thức đặc sản ghẹ vuông. Ghẹ vuông chắc thịt, ngon nên được nhiều người dân địa phương, du khách cũng như thị trường tiêu thụ ưa chuộng.

Ghẹ vuông
• 11:58 07/06/2021

Ảnh đẹp thủy sản: Món ăn mang đậm nét đồng quê Việt

Ảnh đẹp thủy sản hôm nay lại mang chúng ta đến gần hơn với những món ăn gắn liền của tuổi thơ qua các nhìn ảnh vô cùng đẹp đẽ, những món ăn mà đã gắn liền với biết bao thế hệ.

Cua đồng.
• 19:49 28/05/2021

Ảnh đẹp: Loài hoa của miền sông nước

Miền Tây không chỉ có sông nước mênh mông mà cảnh sắc lại hữu tình. Kết hợp từ những loài hoa tím hồng rực rỡ hòa quyện tạo nên màu sắc của đồng bằng. Đi đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp dễ dàng các loài hoa ấy.

Hoa sen.
• 12:13 24/05/2021

Nhật ký về quê

Quê hương là chùm khế ngọt, dù bạn có đi xa bao lâu thì quê hương cũng luôn mở vòng tay chào đón bạn quay trở về, nếu có một ngày bản thân cảm thấy mệt mỏi ở chốn sài gòn nhộn nhịp thì hãy tạm gác mọi chuyện về quê một chuyến nhé!

Tôm càng xanh.
• 13:44 20/05/2021

Lỏng ruột trên tôm và những điều cần lưu ý

Trong nuôi trồng thủy sản, hiện tượng tôm bị lỏng ruột là một rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng, đặc trưng bởi tình trạng thành ruột mềm, dễ đứt gãy, phân tôm không kết dính. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ nhiễm khuẩn (Vibrio spp.), độc tố thức ăn hoặc stress môi trường, dẫn đến suy giảm chức năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Bệnh không chỉ tác động đến tốc độ tăng trưởng mà còn làm tăng tỷ lệ hao hụt, ảnh hưởng năng suất vụ nuôi.

Hình minh họa tôm thẻ
• 12:17 19/05/2025

Dịch bệnh TPD bùng phát trên tôm

Trong thời gian gần đây, dịch bệnh trên tôm tại các vùng nuôi trọng điểm đang diễn biến phức tạp, lan rộng nhiều khu vực với tỷ lệ thiệt hại ngày càng gia tăng. Đáng chú ý nhất là sự bùng phát mạnh của bệnh TPD (bệnh gan tụy cấp tính trên tôm), gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 07/05/2025

Peptide kháng khuẩn ứng dụng trong phòng bệnh tôm

Trong nuôi tôm, so với giai đoạn năm 1991 nhiều loại kháng sinh được bà con sử dụng có khả năng chống lại nhiều loại vi khuẩn gây bệnh tôm, bằng việc hòa vào nước tạt trực tiếp xuống ao nuôi khi tôm bị bệnh hay trộn vào thức ăn cho ăn trực tiếp để phòng bệnh. Đến năm 2024 hầu hết các chủng vi khuẩn có khả năng kháng đa số các loại kháng sinh.

Kháng khuẩn tôm
• 10:29 05/05/2025

Hiệu quả của peptide kháng khuẩn (AMPs) trong phòng trị bệnh tôm

Trong ngành nuôi tôm, so với giai đoạn năm 1991, người nuôi từng sử dụng nhiều loại kháng sinh để phòng và trị bệnh.

Vi khuẩn
• 10:36 24/04/2025

Nuôi cá lăng nha: Lối đi mới đầy triển vọng trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang có xu hướng chuyển dịch sang các loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, thì cá lăng nha – một loài cá da trơn bản địa quý hiếm – đang nổi lên như một đối tượng tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Tại nhiều địa phương như An Giang, Hòa Bình, Sơn La, mô hình nuôi cá lăng nha thương phẩm đang chứng minh được tính khả thi cả về mặt kỹ thuật lẫn thị trường tiêu thụ, mở ra hướng phát triển mới cho người dân ven sông, vùng lòng hồ thủy điện và các trang trại nuôi cá nước ngọt chuyên canh.

Nuôi cá lăng nha
• 15:17 17/06/2025

Ngành cá tra Việt Nam: Mỏ vàng phụ phẩm chờ khai thác triệt để

Ngành công nghiệp cá tra Việt Nam, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ mang lại giá trị từ phi lê xuất khẩu mà còn ẩn chứa một "mỏ vàng" khổng lồ từ phụ phẩm. Việc tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu này không chỉ giúp gia tăng giá trị cho con cá tra, giảm ô nhiễm môi trường mà còn mở ra một hướng đi bền vững, theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

Cá tra
• 15:17 17/06/2025

Năm 2025 kinh tế biển chuyển mình vượt lên nguồn lợi suy giảm

Số liệu của Cục Thủy sản và Kiểm ngư, nguồn lợi thủy sản trong 15 năm qua đã giảm 22% và đang để lại nhiều khó khăn thách thức. Tuy nhiên, năm 2025, Bộ NN&MT xác định kinh tế biển sẽ chuyển mình để năm 2030 đóng góp 10% GDP cả nước.

Nuôi trồng thủy sản
• 15:17 17/06/2025

Kiên Giang nâng chỉ tiêu đạt trên 830.000 tấn thủy sản năm 2025

Tỉnh Kiên Giang đang đẩy mạnh nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu sản lượng thủy sản 2025, ở mức 830.300 tấn, tăng 10.000 tấn so với con số dự kiến hồi đầu năm – bao gồm 420.000 tấn khai thác biển và 410.300 tấn nuôi trồng.

Nuôi trồng biển
• 15:17 17/06/2025

Xuất khẩu cá tra sang EU: Cẩn trọng nhưng kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm 2025

Trong bối cảnh thị trường quốc tế có nhiều biến động, ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu cá tra, đang cho thấy những tín hiệu phục hồi tích cực tại thị trường châu Âu. Sau giai đoạn trầm lắng năm 2023 và đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, nhằm thích ứng với các yêu cầu khắt khe từ Liên minh châu Âu (EU). Những nỗ lực này đang dần phát huy hiệu quả.

Cá tra
• 15:17 17/06/2025
Some text some message..