Nghệ An: Dân tố xã cho thuê kênh tiêu nước làm đầm nuôi tôm?

Mặc dù, vẫn biết ảnh hưởng khi cho thuê diện tích kênh tiêu thoát nước làm hồ nuôi tôm khi có mưa lũ nhưng UBND xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An vẫn bất chấp cho cá nhân thuê làm hồ nuôi tôm.

thuê đầm nuôi tôm
Diện tích 3.600 m2 tại bàu Ngâm, xóm Văn Đông được UBND xã Quỳnh Bảng cho ông Hồ Sỹ Tiến thuê 5 năm để nuôi tôm (ảnh Anh Đức).

UBND xã cho thuê kênh tiêu thoát nước làm hồ nuôi tôm

Kênh thoát nước Phương Bảng có chiều dài khoảng 7 km chạy qua địa bàn phường Quỳnh Phương và xã Quỳnh Liên (TX. Hoàng Mai, Nghệ An) rồi đổ về bàu Ngâm, thuộc thôn Văn Đông, xã Quỳnh Bảng (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) trước khi đổ ra biển Đông.

Đây là tuyến kênh tự nhiên, có vai trò quan trọng trong việc tưới tiêu, thoát nước cho toàn bộ khu dân cư, đất sản xuất nông nghiệp của hàng ngàn hộ dân địa phương.

Tuy nhiên, ngày 29/12/2014, đại diện UBND xã Quỳnh Bảng là ông Hồ Đình Quỳnh (lúc đó đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND xã, nay là bí thư Đảng ủy xã Quỳnh Bảng) ký hợp đồng thuê đất với ông Hồ Sỹ Tiến (SN 1985, ngụ xóm Văn Đông, xã Quỳnh Bảng. Địa điểm thuê đất là khu vực bàu Ngâm, xóm Văn Đông, thời gian hợp  đồng là 5 năm, diện tích thuê 3.600 m2, số tiền 400.000 ngàn đồng/ha/năm, mục đích nuôi trồng thủy sản.

“Thấy máy móc cào múc, be bờ người dân ra hỏi thì họ cho biết làm hồ nuôi tôm cho ông Hồ Sỹ Bình, cán bộ địa chính xã Quỳnh Bảng. Đây là phần cuối dòng chảy cũng là bàu chứa nước, nếu làm hồ chắn dòng như thế thì nước trên thượng nguồn sẽ ứ đọng, gây ngập lụt, xói mòn mỗi khi có mưa, bão”, anh Lê Văn Hùng, một người dân cho biết.

Theo ông Nguyễn Văn Lương, Bí thư chi bộ xóm Văn Đông cho biết: “Riêng xóm chúng tôi, có khoảng 80/126 hộ nằm phía dưới bàu nước sẽ bị ảnh hưởng nặng, đặc biệt là 16 hộ sống sát cạnh bàu Ngâm. Chưa hết, sau khi thủy triều rút, mở 5 cửa của đập ba ra, lưu lượng nước bị ép dòng sẽ chảy mạnh gây xói mòn 2 bên bờ”. Cũng theo ông Lương, xóm đã báo cáo sự việc lên UBND xã Quỳnh Bảng. Tuy nhiên đến nay lãnh đạo vẫn chưa có ý kiến gì”.

Không chỉ người dân xóm Văn Đông, người dân ở các xóm Văn Lý, Văn Học... của xã Quỳnh Bảng cũng đứng ngồi không yên. Theo tính toán, toàn xã Quỳnh Bảng có khoảng 200 ha đất sản xuất nông nghiệp và khoảng 600 hộ dân của 3 xóm Văn Học, Văn Lý, Văn Đông bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dòng chảy này.

nhà bán kiên cố
Hiện tại ông Tiến đã xây dựng nhà bán kiên cố sát nơi diện tích thuê để nuôi tôm (ảnh Anh Đức).

“Con nước ở đây rất lớn, mưa lũ về, cách đầm tôm 2 km, nước còn ngập trắng đồng ruộng. Nay, xã cho thuê dòng chảy để đắp đầm nuôi tôm chắn gần hết diện tích thì khả năng ngập còn khủng khiếp hơn nhiều”, ông Đoàn Văn Lan, ở xóm Văn Lý lý giải.

Cách đó không xa, lãnh đạo xã Quỳnh Liên, TX.Hoàng Mai cũng tỏ ra rất lo lắng khi nghe tin dòng chảy bị lấp hơn nữa. “Việc tiêu úng của 300 ha đất sản xuất nông nghiệp, thoát nước của 10/10 xóm với 1.600 hộ dân của xã Quỳnh Liên đều phụ thuộc hoàn toàn vào kênh tiêu nước này. Chúng tôi rất lo lắng khi dòng kênh bị lấp một nửa khiến dòng chảy bị ách tắc”, ông Nguyễn Văn Thuyết, công chức địa chính, nông nghiệp xã Quỳnh Liên cho hay.

Xã biết tác hại nhưng vẫn cho thuê?

Trao đổi với phóng viên về việc dân tố UBND xã cho anh em cán bộ địa chính chắn dòng chảy trái phép để làm hồ nuôi Tôm, ông Hồ Sỹ Bình, cán bộ địa chính xã Quỳnh Bảng phân trần: “Dân tố cáo tôi chắn dòng chảy nuôi tôm là không đúng vì đây là đầm của ông Hồ Sỹ Tiến ở xóm Văn Đông (anh Tiến em con chú với ông Bình – PV). Nhưng theo tôi được biết, anh Tiến có hợp đồng thuê đất với UBND xã Quỳnh Bảng chứ không phải lấn chiếm, san lấp trái phép gì. Còn việc ủy ban xã cho thuê đúng thẩm quyền hay không thì tôi không biết”.

dòng chảy thoát nước
Dòng chảy kênh tiêu thoát nước Bàu Ngâm đã bị thu hẹp hơn một nửa khi được cho thuê làm ao đầm nuôi tôm (ảnh Anh Đức).

Để làm rõ vấn đề này chúng tôi đã trao đổi vấn đề này với ông Hồ Nghĩa Dũng, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Bảng. Theo ông Dũng giải thích: “Phần bàu Ngâm thoát nước ở xóm Văn Đông lâu nay để hoang hóa, cây cỏ mọc um tùm, trở thành nơi đổ rác, gây ô nhiễm môi trường khu dân cư. Vì vậy khi anh Hồ Sỹ Tiến có nhu cầu thuê nuôi trồng thủy sản, lãnh đạo địa phương đã họp bàn và đồng ý”.

Tuy nhiên ông Dũng cũng thừa nhận: “Cho thuê đất tại khu vực bàu Ngâm là chưa hợp lý lắm, có thể gây tắc nghẽn khi mưa bão lớn. Bên cạnh đó, anh Tiến là con chú con bác với anh Bình (cán bộ địa chính xã) nên cũng tương đối nhạy cảm”.

Khi được hỏi đến vấn đề này ông Đặng Ngọc Bình - Phó chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu bất ngờ trước thông này nói: “Huyện chưa nhận được báo cáo nào của xã Quỳnh Bảng về việc cho người dân thuê dòng chảy tiêu nước để đắp đầm, ao nuôi tôm. Việc UBND xã Quỳnh Bảng tự ý cho thuê dòng chảy, bàu chứa nước là trái thẩm quyền. Chúng tôi sẽ cử phòng Tài nguyên môi trường và phòng Nông nghiệp xuống kiểm tra, nếu có sai phạm sẽ xử lý nghiêm”.

Doanh Nghiệp VN, 24/11/2015
Đăng ngày 25/11/2015
Xuân Hòa - Anh Đức
Nông thôn

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 11:19 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 11:19 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 11:19 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 11:19 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 11:19 27/11/2024
Some text some message..