Nghệ An: Dịch bệnh tôm hoành hành

Năm 2014, xã Hưng Hoà (TP Vinh) triển khai nuôi 130 ha tôm (của 3 HTX). Đến nay đã thả được hơn 80% diện tích, song có đến 50/210 hồ (khoảng 20 ha) có tôm nhiễm bệnh.

thu hoạch tôm
Nhiều hộ nuôi tôm phải thu hoạch sớm

Dù dịch bệnh tôm lan rộng nhưng bà con vẫn loay hoay tìm nguyên nhân và lúng túng phòng trị. Ông Trần Cao Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Hoà cho biết: “Chúng tôi đã triển khai lấy mẫu ở các ao đầm mang đi kiểm tra và rất nhiều mẫu cho thấy tôm nhiễm bệnh, chủ yếu là bệnh đốm trắng. Nguồn nước, công tác vệ sinh, thời tiết hoặc con giống đều có thể là nguyên nhân…”.
Theo ông Cường, để khống chế, tránh lây lan dịch bệnh trong vùng nuôi, xã đã yêu cầu cán bộ thú y thường xuyên bám sát địa bàn, chỉ đạo các hộ thực hiện nghiêm túc quy trình phòng và xử lý dịch bệnh.
Đồng thời xin cấp trên hỗ trợ thuốc chlorine dập dịch đốm trắng. 16 hồ có kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh đốm trắng đã được cấp thuốc, trong khi những bệnh dịch khác trên tôn vẫn chưa được xử lý kịp thời.
Ông Trần Văn Bằng ở xóm Phong Yên cho biết: “Diện tích nuôi tôm của nhà tôi là 3.500 m2, chi phí đầu tư tầm 50 triệu đồng.
Trước đây tôm thương phẩm được giá, bán ra 136.000 đ/kg thì cũng tích góp được chút ít, nhưng kể từ khi tôm nhiễm dịch thì giá giảm chỉ còn 125.000 đ/kg (loại 100 con), thậm chí nhiều thời điểm còn thấp hơn. Cực chẳng đã, chúng tôi buộc phải đánh bắt sớm, chứ tình hình dịch bệnh như thế này, giữ lại có khi mất trắng”.

Hoà vốn như ông Bằng là "may mắn". Không ít gia đình lâm vào tình cảnh trắng tay. Điển hình là hộ ông Trần Công Hưng đầu tư gần trăm triệu đồng bỗng chốc mất sạch. “Đợt này mất cả vốn lẫn lãi, chưa thu hoạch được lứa nào tôm đã chết nổi đầy mặt nước, xót xa quá chú ạ”, ông Hưng than vãn.
Tương tự, trường hợp 2 anh em ông Lê Văn Toàn và Lê Văn Toản, mỗi người thầu 1 ao diện tích 6.000 m2 cũng lao đao vì tôm chết...
Diện tích nuôi tôm bị nhiễm bệnh ở xã giáp ranh là Nghi Thái (huyện Nghi Lộc) ít hơn, chỉ khoảng 8,3 ha, nhưng điều đáng lo ngại là tỉ lệ nhiễm rất cao: “100% ao hồ của các hộ đều bị dịch đốm trắng tấn công.
Địa phương đang phối hợp với Phòng NN-PTNT, Trạm Thú y huyện triển khai phương án dập dịch. Do thường xuyên phải đối mặt với thua lỗ nên năm nay xã  chỉ còn 35 hộ nuôi tôm”, ông Trương Xuân Tứ, Phó Chủ tịch UBND xã Nghi Thái khẳng định.
Ngoài TP Vinh, huyện Nghi Lộc thì bà con nuôi tôm ở huyện Quỳnh Lưu cũng bị thiệt hại. Tôm mới thả được 1 tháng nhưng một số ao ở xã An Hoa, Quỳnh Lương, Quỳnh Bảng... đã xuất hiện dấu hiệu lạ và chết hàng loạt.
Anh Phạm Văn Lý nhận thầu 20.000 m2 ở xã Quỳnh Bảng để nuôi 4 ao tôm. Anh bỏ hơn 200 triệu đồng nhập tôm giống của Cty UB và Quốc Trị (tỉnh Quảng Trị) thả nuôi chưa được bao lâu thì toàn bộ tôm ngã bệnh.
Dù đã có kinh nghiệm nhưng anh Lý vẫn chưa thể xác định nguyên nhân là do giống hay môi trường, hiện anh và gia đình đang tích cực cải tạo ao hồ, dùng hóa chất và vôi bột để khử trùng. Qua tìm hiểu được biết, 80% diện tích nuôi tôm ở xã Quỳnh Bảng đã hoàn thành thả tôm giống vụ 1, nhưng đã phát hiện dịch bệnh trên 1,5 ha, trong đó tập trung chủ yếu ở vùng nuôi tôm công nghiệp…

Theo phản ánh của bà con nông dân, tôm giống năm nay khan hiếm, kéo theo giá cả đầu vào bị đẩy lên khá cao, năm ngoái chỉ ở mức 85 - 90 đồng/con thì nay tăng lên 102 - 105 đồng/con. 2 Cty chuyên cung ứng giống tôm uy tín là Việt Úc và CP luôn trong tình trạng cháy hàng, do đó người dân phải chuyển sang nhập giống của các Cty khác, khiến cho công tác kiểm dịch gặp nhiều khó khăn.

NNVN, 16/05/2014
Đăng ngày 17/05/2014
Việt Khánh
Dịch bệnh

Khắc phục bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm

Nuôi tôm siêu thâm canh, công nghệ cao, để tôm khoẻ mạnh, bà con cần quan tâm và chú trọng các yếu tố quan trọng.

Phòng ngừa bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm nuôi
• 10:45 05/07/2023

Chẩn đoán bệnh tôm thông qua máy học

Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI), học máy (machine learning – ML) hay học sâu (deep learning - DL) là những thuật ngữ thường được sử dụng ngày nay.

Mô phỏng
• 10:20 03/07/2023

Giải pháp phòng ngừa EHP trong trại sản xuất tôm giống

EHP - bệnh vi bào từ trùng đang là mối quan tâm lớn đối với người nuôi tôm. EHP không gây chết cấp tính với tỉ lệ cao trong ao nuôi, tuy nhiên chúng ký sinh trong gan tụy tôm, sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy khiến tôm nuôi không đủ dinh dưỡng cho tăng trưởng và lột xác.

Elanco product
• 17:30 22/03/2023

"Điểm mặt" thủ phạm gây bệnh trên tôm

Nhóm sinh viên của, Trường Đại học Nha Trang vừa hoàn thành đề tài về gen độc và đánh giá tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh trên tôm nuôi tại Khánh Hòa. Qua đó, khuyến cáo việc sử dụng kháng sinh đối với nuôi tôm hiện nay.

Thí nghiệm
• 16:05 04/01/2023

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 15:23 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 15:23 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 15:23 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 15:23 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 15:23 19/04/2024