Nghệ An: Sản xuất nghêu giống hiệu quả cao

Năm 2018, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An phối hợp với Phân viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản Bắc Trung Bộ triển khai mô hình: 'Sản xuất giống Nghêu (Merertix lyrata) ở quy mô hàng hóa' nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình, góp phần đưa sản phẩm Nghêu trở thành hàng hóa chủ lực, để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người dân nuôi trồng thủy sản.

Nghệ An: Sản xuất nghêu giống hiệu quả cao
Lãnh đạo Trung tâm và lãnh đạo Phân viện nghiên cứu NTTS Bắc Trung Bộ, kiểm tra Nghêu giống cấp I

Mô hình được triển khai tại xã Quỳnh Liên, Thị xã Hoàng Mai với quy mô diện tích 1.000 m2 và 02 hộ tham gia với số lượng 2.680 kg ngao giống cỡ 25 - 30con/kg. Giống Nghêu bố mẹ đã được công bố chất lượng (tốc độ sinh trưởng nhanh, tỷ lệ nuôi vỗ thành thục trên 80%, tỷ lệ nở của trứng cao….) đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật. Màu sắc Nghêu tươi sáng, bên ngoài vỏ có màu trắng ngà, trên mặt vỏ có nhiều vòng sinh trưởng đồng tâm.

Các loại vật tư thiết yếu là loại tảo đơn bào dùng để nuôi cấy sinh khối nhằm phục vụ cho sản xuất nghêu giống. Môi trường sinh khối được pha chế theo đúng công thức để nuôi cấy tảo đơn bào. Chế phẩm sinh học, các loại hóa chất đảm bảo chất lượng

nuôi nghêu, nuôi nghêu giống, nuôi nghêu Nghệ An, sản xuất nghêu giống

Tảo Nanochloropsis oculata

nuôi nghêu, nuôi nghêu giống, nuôi nghêu Nghệ An, sản xuất nghêu giống

Tảo Chaetoceros sp

Qua kiểm tra 2 hộ tham gia mô hình cho thấy từ 2.680 kg ngao giống qua 7 tháng nuôi, sử dụng 200 kg hóa chất khử trùng, 200kg EDTA xử lý kim loại nặng, 180 kg Chế phẩm sinh học, 400 lít Tảo giống cấp I, 400 lít Môi trường sinh khối, 160 kg Phân bón gây màu đều đạt yêu cầu kỹ thuật yêu cầu.

Trung tâm Khuyến nông Nghệ An, đã chỉ đạo sát sao hai hộ dân tập trung thực hiện 04 đợt sản xuất. Trung bình mỗi đợt triển khai đạt trên 107 triệu con giống, với tổng 4 đợt sản xuất trên: 430 triệu con giống Nghêu cấp II. Đã tiến hành tập huấn về quy trình kỹ thuật cho các hộ nông dân tham gia mô hình. Trung tâm đã tiến hành cấp phát giống, vật tư cho các hộ nông dân tham gia mô hình đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng. Đồng thời tổ chức tổng kết cho bà con trên địa bàn triển khai mô hình trực tiếp với chủ hộ nuôi nhằm rút ra kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.

Hiệu quả Kinh tế

Sau 7 tháng triển khai mô hình kết quả thu được cho thấy cỡ Nghêu bố mẹ đạt 25 - 30 con/kg. Tỷ lệ nuôi vỗ Nghêu bố mẹ đạt trên 80%. Tỷ lệ trứng nở đạt: 80%. Cỡ Nghêu giống cấp II đạt 1 - 2 mm. Số lượng Nghêu giống cấp II đạt trên: 430 triệu con.

Vốn đầu tư ban đầu là 618.300.000, trong đó 160.800.000 Con giống, 26.000.000 hóa chất khử trùng, 29.000.000 EDTA xử lý kim loại nặng, 11.700.000 Chế phẩm sinh học, 90.000.000 Tảo giống cấp I, 52.000.000 Môi trường sinh khối, 4.800.000 Phân bón gây màu, 84.000.000 Công lao động, 20.000.000 Khấu hao ao nuôi, bể nuôi, 140.000.000 Chi phí điện sản xuất.

Sau  7 tháng sản xuất mô hình đã thu về 1.677.265.000. Lãi thuần tính trung bình 4 đợt sản xuất là 1.058.965.000 đồng

Mô hình sản xuất giống Nghêu (Merertix lyrata) ở quy mô hàng hóa cho lãi thuần tương đối cao do được đầu tư đồng bộ, số lượng sản xuất nhiều, lại cho đẻ gối đợt liên tục nên hiệu quả cao hơn 15 - 20% so với sản xuất thông thường. Trong quá trình triển khai mô hình giống Nghêu bố mẹ đảm bảo chất lượng, chủ động thức ăn cho nghêu và có biện pháp phòng bệnh tốt từ ban đầu nên tỷ lệ nuôi vỗ và tỷ lệ trứng nở đạt cao, Nghêu giống đảm bảo chất lượng đủ yêu cầu đưa ra bãi nuôi thương phẩm.

Ngheandost
Đăng ngày 27/03/2019
Tạ Quang Sáng
Kỹ thuật

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 09:49 19/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Nước ao nuôi bị xanh đen xử lý thế nào đơn giản và đạt hiệu quả cao

Làm thế nào để xử lý nước ao nuôi bị màu xanh đen một cách hiệu quả và nhanh chóng là một vấn đề mà hầu như tất cả người chăn nuôi thủy sản đều quan tâm. Mỗi khi nước ao trong quá trình nuôi trở nên xanh đen, đó là dấu hiệu cho thấy các điều kiện môi trường đang không còn ổn định.

Nước ao nuôi
• 08:00 15/04/2024

Làm thế nào để hiệu quả việc tăng kiềm trong ao tôm?

Độ kiềm là thông số rất quan trọng, góp phần vào một trong những yếu tố quyết định thành công của vụ nuôi, bởi độ kiềm có liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH nước và hoạt động lột xác của tôm. Việc hiểu và kiểm soát hiệu quả, đúng lúc tính kiềm trong ao sẽ giúp hoạt động nuôi tôm của bà con trở nên dễ dàng hơn.

Độ kiềm
• 09:50 12/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 10:10 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 10:10 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 10:10 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 10:10 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 10:10 19/04/2024