Nghề câu cá ngừ Phú Yên: Cần áp dụng phương thức câu mới

Phú Yên là tỉnh đầu tiên xuất hiện nghề câu vàng cá ngừ đại dương và có thời gian phát triển rất mạnh. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nghề câu vàng đã bị “áp đảo” bởi nghề câu tay kết hợp ánh sáng.

Ngư dân TP Tuy Hòa chuyển cá ngừ đại dương lên bờ sau chuyến đánh bắt dài ngày trên biển - Ảnh: ANH NGỌC

Dù biết nghề câu vàng có nhiều ưu điểm, nhưng Phú Yên không đặt nặng mục tiêu vực dậy nghề truyền thống này, mà đang tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để đảm bảo khai thác hiệu quả, trong đó chú trọng đến khâu sơ chế và bảo quản sản phẩm.

Lợi bất cập hại khi chuyển câu vàng sang câu đèn

Nghề câu vàng cá ngừ đại dương ở Phú Yên xuất phát từ làng biển Phú Câu thuộc phường 6 (TP Tuy Hòa) vào những năm 1990. Từ khi cá ngừ đại dương được xuất khẩu, giá trị kinh tế của nó tăng lên rất cao nên ngư dân càng phát triển nghề này. Có thời điểm toàn tỉnh phát triển hơn 600 tàu câu vàng cá ngừ, sản lượng mỗi tàu trung bình 2-3 tấn/chuyến biển, giá cá khoảng 160.000-170.000 đồng/kg đã mang lại thu nhập rất cao cho ngư dân. Sau đó, nhiều ngư dân ở các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, Quảng Ngãi… học hỏi ngư dân Phú Yên và phát triển nghề câu này.

Qua nhiều năm, hiện nghề câu vàng cá ngừ truyền thống ở Phú Yên ngày càng thu hẹp do những năm gần đây phát triển mạnh nghề câu tay cá ngừ đại dương kết hợp ánh sáng (câu đèn). Ông Nguyễn Hữu Phát, chủ tàu câu cá ngừ đại dương PY96346TS ở phường Phú Đông (TP Tuy Hòa), cho biết: Sở dĩ số tàu câu vàng cá ngừ đại dương theo kiểu truyền thống giảm là do ngư trường khai thác bị thu hẹp.

Trước đây, nghề này chỉ phát triển mạnh ở Phú Yên, còn hiện nay đã phát triển ở nhiều tỉnh trong khu vực, có tỉnh phát triển đội tàu khai thác lên đến hàng ngàn chiếc như Bình Định và Khánh Hòa. Trong khi đó, nghề câu đèn “dụ” cá ngừ đại dương tập trung đến khu vực sử dụng ánh sáng đèn cao áp lại phát triển rất nhanh. Điều này dẫn đến nghề câu vàng truyền thống “không còn đất để dụng võ”.

Ông Nguyễn Thành Hiệp, thuyền trưởng tàu cá PY96572TS ở phường 6, cho biết: Lâu nay, khâu bảo quản cá ngừ đại dương sau thu hoạch là yếu nhất nên khi chuyến đánh bắt kéo dài gần cả tháng đã làm cho giá trị sản phẩm vào đến bờ rất thấp. Trong khi đó, sản phẩm cá ngừ đại dương câu đèn nếu bảo quản không tốt thì giá trị của nó còn thấp hơn, nhưng bù lại sản lượng đánh bắt nhiều hơn. Chính điều này mà thời gian gần đây, nhiều tàu câu cá ngừ đại dương ở TP Tuy Hòa đã chuyển sang nghề câu đèn.

Ông Phan Thuẩn, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá phường 6, so sánh giữa hai nghề câu: Nghề câu vàng khi đánh bắt có tính chọn lọc cao nên không “hủy diệt” nguồn lợi và môi trường, ít chi phí năng lượng. Hơn nữa, ngoài cá ngừ đại dương thì nghề câu vàng có thể câu nhiều loại cá khác có giá trị kinh tế cao như cá thu, cá cờ… còn câu đèn chỉ đánh bắt được cá ngừ. Bên cạnh đó, sản phẩm cá câu vàng có giá trị cao hơn câu đèn từ 30-40% nếu bảo quản tốt và thường đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu hơn.

Theo tôi, giữa câu vàng và câu đèn thì câu vàng đạt hiệu quả kinh tế hơn nhưng hiện nay ngư trường cho nghề câu vàng đã bị thu hẹp vì nghề câu đèn phát triển mạnh. Trong số gần 500 tàu câu cá ngừ đại dương ở TP Tuy Hòa thì đến nay đã có khoảng 3/4 chuyển sang nghề câu đèn.

Thích nghi để nâng cao giá trị

Dù biết nghề câu vàng có nhiều ưu điểm, nhưng để gìn giữ và phát huy thế mạnh của nghề này là cả một vấn đề lớn, vì phải phụ thuộc vào yếu tố hiệu quả của chuyến biển. Phú Yên không đặt nặng mục tiêu vực dậy nghề câu vàng cá ngừ đại dương, mà đang tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để đảm bảo khai thác hiệu quả, trong đó chú trọng đến khâu sơ chế và bảo quản sản phẩm.

Ông Lê Tấn Hồng, chủ hai tàu cá PY90612TS và PY95067TS ở phường Phú Đông (TP Tuy Hòa), cho biết: Đến nay hai tàu cá của tôi đã được đầu tư đầy đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ khai thác tốt nhất. Không hẳn cá ngừ đại dương câu đèn có chất lượng kém, mà khâu sơ chế, bảo quản cá ngừ sau khi đưa lên tàu là rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng của cá.

Hai tàu câu của tôi đều trang bị thiết bị gây tê cá ngừ và sử dụng thùng hạ nhiệt (do kỹ sư Phạm Duy Phượng, Trường cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa và Công ty CP Bá Hải chuyển giao) đã giúp thời gian kéo cá lên tàu nhanh gấp 3 lần, cá không bị sổng khi mắc câu, đặc biệt chất lượng cá ngừ sau khai thác đã cải thiện nhiều so với trước.

Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay của ngư dân khai thác xa bờ là chưa có tàu dịch vụ hậu cần để thu mua cá và cung cấp nhiên liệu trên biển; giá thu mua cá ngừ đại dương không ổn định; ngư dân còn khó khăn để tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước…

Ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, cho biết: Toàn tỉnh hiện có hơn 4.130 tàu thuyền, trong đó có hơn 1.145 tàu cá có công suất từ 90CV trở lên chuyên đánh bắt xa bờ; khoảng 600 tàu chuyên khai thác cá ngừ đại dương. Sản lượng khai thác cá ngừ đại dương của Phú Yên năm 2016 là 4.300 tấn và từ đầu năm 2017 đến nay khoảng 3.215 tấn (tăng 2% so với cùng kỳ năm 2016).

Sản phẩm cá ngừ Phú Yên đang từng bước khẳng định và mở rộng thị trường ra nhiều nước, trong đó gần 50% sản phẩm cá ngừ được xuất khẩu sang thị trường Mỹ, EU… với 4 doanh nghiệp chủ lực là Công ty TNHH Thủy sản Hồng Ngọc, DNTN Lợi Anh, Công ty CP Bá Hải, DNTN Trang Thủy.

Vì vậy, tỉnh sẽ kiểm soát chặt chẽ nghề khai thác cá ngừ đại dương bằng câu tay kết hợp ánh sáng, nhưng có cải tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm. Hiện nay, nhiều tàu câu cá ngừ đại dương của ngư dân Phú Yên đã nâng cấp tàu thuyền, đầu tư trang thiết bị hiện đại, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất và hiệu quả chuyến biển như dùng sock điện, hầm ngâm hạ nhiệt, hầm bảo quản bằng xốp thổi PU, đèn led… để nâng cao giá trị sản phẩm.

Cần hỗ trợ công nghệ khai thác tiên tiến và thị trường tiêu thụ cá ngừ ổn định hơn

Tỉnh đang tổ chức lại các khâu khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ đại dương theo chuỗi nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, phát triển nghề câu theo hướng bền vững. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đang củng cố và phát huy hoạt động của Hiệp hội Cá ngừ Phú Yên nhằm hỗ trợ các chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ trong tỉnh. Sở NN-PTNT đang phối hợp với các cơ quan chức năng nâng cao chất lượng dự báo ngư trường, đảm bảo 100% tàu câu cá ngừ đại dương được cung cấp thông tin về ngư trường, nguồn lợi.

Tỉnh đang triển khai đầu tư cảng cá ngừ, chợ đấu giá và các dịch vụ thuận lợi để gia tăng giá trị sản phẩm cá ngừ. Phú Yên đang đề nghị Bộ NN-PTNT hỗ trợ tìm kiếm sự liên kết, hợp tác của một số công ty Nhật Bản phù hợp với điều kiện của tỉnh để tiếp nhận công nghệ khai thác tiên tiến và tạo thị trường tiêu thụ cá ngừ ổn định hơn.

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Nguyễn Tri Phương

 

Báo Phú Yên
Đăng ngày 19/08/2017
Anh Ngọc
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 06:52 06/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:52 06/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 06:52 06/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 06:52 06/11/2024

Các loài không mong muốn xuất hiện trong ao nuôi ngày mưa

Những sinh vật này bao gồm các loại cá tạp, côn trùng, giáp xác không mong muốn và vi sinh vật có hại. Việc hiểu rõ những loài không mong muốn này cùng với tác hại và biện pháp kiểm soát sẽ giúp bà con nông dân duy trì môi trường nuôi tôm ổn định và hiệu quả.

Sinh vật phù du
• 06:52 06/11/2024
Some text some message..