Nghề đan bóng ở xã Xuân Cảnh (TX Sông Cầu): Thu nhập không cao nhưng ổn định

Làng nghề truyền thống đan bóng mò o thuộc thôn Hòa Thạnh, xã Xuân Cảnh (TX Sông Cầu) có hơn 130 ngôi nhà. Ở đây nhà nào cũng sắm cái rựa để chẻ mò o (loại cây giống như cây lồ ô nhưng nhỏ hơn) rồi vót nan, đan bóng. Kỹ thuật đan bóng mò o đánh bắt cá ở đây được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nghề này tuy thu nhập không cao, nhưng cũng giúp người dân nơi đây cải thiện cuộc sống.

che mo o
Chị Nguyễn Thị Mứt chẻ mò o; phía trước là 2 bóng mò o vừa đan xong - Ảnh: L.TRÂM

VÓT NAN MÒN RỰA

Đi qua khỏi cầu Xuân Cảnh bắc qua đầm Cù Mông (nối hai thôn Hòa Hội với Hòa Thạnh, xã Xuân Cảnh) rẽ phải là đến làng đan bóng mò o. Đi từ đầu thôn đến cuối thôn, người dân làng nghề ngồi trước hàng ba, bên hiên nhà, người thì chẻ mò o, vót nan, người thì đan bóng, lận toi.

Bóng mò o là dụng cụ đánh bắt cá tôm, cua ghẹ… giống như cái lờ, cái đó. Các công đoạn làm bóng mò o là chẻ, vót nan, đan, lận toi. Từ những công đoạn này, các thành viên trong gia đình phân công nhau: Đàn ông chẻ nan, đàn bà đan bóng; còn gia đình già cả, neo đơn thì phụ nữ “kiêm” luôn công việc đàn ông từ khâu chẻ nan, đan, lận. Bà Nguyễn Thị Dáo (70 tuổi), ở làng nghề này, cho hay: Chồng tôi mất gần 40 năm, tôi “ngày này qua tháng khác” chẻ, đan làm ra hàng triệu cái bóng, mòn không biết bao cái rựa. Cầm cái rựa lên, bà Dáo khoe: Cái rựa của dân làng nghề nhìn vô là biết liền, vì nó dùng để chẻ mò o, vót nan nên mòn ở chỗ từ cáng rựa ra mút đầu ngón tay trỏ. Chỗ ấy ngày nào cũng “ôm” vào cây mò o riết bị mòn ăn sâu vào. Trung bình giáp năm, người dân ở đây đi đến thợ rèn o (nung sắt đập dẹp mài bén) lại cái rựa. Người dân vùng này có câu: Dân Tuyết Diêm (vùng làm muối thuộc xã Xuân Bình giáp ranh với xã Xuân Cảnh) thì đến thợ rèn “me” (nung sắt dũa lưỡi cuốc) cái cuốc, còn dân đan bóng thì “o” lại cái rựa.

Rựa làm nghề đòi hỏi phải bén vì cây mò o có nhiều mắc cứng, khi chẻ nan, cái rựa bén “liếc” qua được những mắc cây mò o để nan được dài ra không gãy vụn. Ông Thừa Chế, người dân làng nghề, nay đã 76 tuổi, với 60 năm miệt mài cầm rựa đan bóng, chia sẻ: Không có ngày nào mà tôi không cầm rựa, chỉ trừ trường hợp nhà có cưới hỏi, giỗ hoặc tết. Cũng chính vì bàn tay ngày nào cũng “đeo” theo cái rựa mà chỗ cán rựa bằng gỗ lên nước bóng loáng. Ngược lại, chuyện đứt tay xảy ra như cơm bữa, ngón tay trỏ “chịu trận” nhiều nhất. Ngón tay trỏ của tôi sẹo chồng lên sẹo. Đan bóng có nhiều loại, từ bóng lớn, bóng lỡ đến bóng chai. Nhà có đàn ông, con trai thì lên vùng núi cao xã Xuân Lộc (TX Sông Cầu), chặt mò o rồi thuê xe tải chở về chất đống quanh nhà để đan bóng. Trung bình bóng lỡ bán 10.000 đồng/cái (chưa lận toi); mỗi ngày ngồi đan ròng rã được 10 bóng, nhưng trừ lại ngày vót nan trước đó và công chặt mò o, tính ra ngày công lao động không quá 35.000 đồng. Còn nhà già cả, phụ nữ thì mua lại mò o từ xã Xuân Lãnh (huyện Đồng Xuân) chở xuống. Một bó mò o mua 200.000 đồng, đan được 40 bóng lớn bán với giá 15.000 đồng/cái (chưa lận toi), công lao động từ khâu chẻ nan, đan thành 40 bóng lớn trong vòng 15 ngày, vì vậy khi trừ tiền mò o, tính ra 1 ngày công 26.000 đồng. Thế nhưng, nghề này có cái hay làm “sắp” (tranh thủ) mọi lúc mọi nơi. Nghề này làm không xong thì “để dành” qua ngày mai, rảnh lúc nào làm lúc đó. Đan bóng mò o có ngày công thấp nhưng ngược lại sản phẩm làm ra không bị ế, xe tải chở ra tận Đà Nẵng, vô đến Bình Thuận tiêu thụ.

“GIA TÀI” LÀ CÁI RỰA

Cặp nhà xây của vợ chồng anh Phan Văn Bắp và chị Nguyễn Thị Mỹ Dung, xây theo hình chữ L, chỗ hàng ba chừa diện tích rộng để hàng ngày vợ chồng ngồi đan bóng mò o. Chị Dung cho hay, vợ chồng chị trước đây là người cùng xóm. Hồi đó cha mẹ hai bên đều khổ, cưới xong cha mẹ chồng cho ra ở riêng và vốn liếng cho con là hai cái rựa. Vợ chồng cất nhà nhỏ cạnh đầm Cù Mông, nhà chật chội không có chỗ ngồi, vì vậy phải lợp tấm tôn bên hiên nhà để có chỗ ngồi đan bóng. Chị Dung nhớ lại: Hồi đó, sáng tôi đến quán đầu xóm rinh bao gạo về ăn rồi đan bóng bán trả dần. Làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm, ngày công rẻ nhưng làm tháng này qua tháng khác, nhiều nhỏ góp lại thành to, sau rồi mới có dư chút đỉnh dành dụm mua sắm thêm vật dụng trong nhà. Nhờ “gia tài” cha mẹ cho, vợ chồng tôi có điều kiện làm ăn, nuôi con.

Bên kia hàng rào nhà chị Dung, chị Nguyễn Thị Mứt cũng đang ngồi tỉ mẩn léo viền bóng mò o. Khi hỏi chuyện, chị Mứt kể về cuộc sống trước đây của gia đình còn khó khăn hơn nhà chị Dung. Chị Mứt ở nơi khác về đây làm dâu, ban đầu không biết chẻ nan, đan bóng nên chồng chị chỉ “sắm” một cái rựa. Một mình chồng gắng sức với nghề nhưng ngày công thấp nên việc chi tiêu trong gia đình thiếu trước hụt sau. Rồi chị học lỏm được nghề này và cùng chồng chẻ nan, đan bóng kiếm sống. Cách đây 5 năm, chồng chị đi làm nghề biển nhưng rồi biển đói, nay quay lại với công việc đan bóng.

Ông Đỗ Văn Chính, Trưởng Phòng Kinh tế TX Sông Cầu, cho biết: Làng nghề đan bóng mò o ở xã Xuân Cảnh có từ lâu đời, qua nhiều thế hệ. Năm 2009, UBND tỉnh công nhận nghề đan bóng cá bằng cây mò o thôn Hòa Thạnh là làng nghề truyền thống. Thời gian qua, thị xã luôn quan tâm tạo điều kiện để làng nghề phát triển. Ngoài ra, Phòng Kinh tế thị xã còn đề nghị các cấp tạo điều kiện cho người dân vay vốn từ các chương trình mục tiêu giải quyết việc làm, khuyến khích nông dân đầu tư mở rộng, phát triển làng nghề, quảng bá sản phẩm.

Báo Phú Yên, 06/04/2016
Đăng ngày 07/04/2016
Hoài Nam - Hồ Như
Nông thôn

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 12:42 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 12:42 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 12:42 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 12:42 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 12:42 27/11/2024
Some text some message..