Nghề làm tôm giả câu mực

Là một nghề thủ công, đòi hỏi sự tỉ mỉ, trải qua nhiều công đoạn - nghề làm tôm câu mực hơn 10 năm qua đã mang lại thu nhập đáng kể cho gia đình anh Phạm Hồng Bình - khu phố 1, phường Phước Lộc, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận.

Nghề làm tôm giả câu mực
Tôm giả làm mồi câu mực.

Một con tôm câu mực tưởng chừng đơn giản, nhưng thực tế đòi hỏi rất nhiều thao tác. Từ các nguyên vật liệu như: gỗ, kẽm, hạt nhựa, decal phản quang và cước... người làm phải trải qua 10 công đoạn mới cho ra một sản phẩm con tôm câu mực hoàn chỉnh.

Mỗi người phụ trách một công đoạn khác nhau, như anh Bình, ngoài việc cưa gỗ để định hình ra tôm, sau đó dùng máy thao tác mài nhẵn mịn thân và khoan mắt tôm. Rồi tiếp tục  dùng chì nóng đổ vào phần bụng tôm, tạo độ nặng giúp tôm có thể chìm xuống nước.

Các khâu còn lại như gắn mắt và trang trí thân tôm sẽ do vợ và 2 con thực hiện. Dựa vào đặc tính của mực mà làm mồi câu, theo đó, phần đầu và cuối thân tôm giả được dán decal phản quang và cố định bằng cước, khi dưới nước sẽ phát màu sáng bắt mắt để thu hút con mồi. Đuôi tôm được làm bằng kẽm, đầu mài sắt nhọn như mũi kim, có chức năng làm lưỡi câu... Công việc tuy đơn giản nhưng đòi hỏi ở người làm sự chăm chút.

Cả gia đình mỗi người một công đoạn cùng nhau làm tôm giả.

Ở thị xã La Gi, nghề này gần như là một nghề khá hiếm. Mỗi ngày, 4 thành viên trong gia đình anh Bình sẽ làm ra được trên dưới 150 con tôm thành phẩm. Sản phẩm được gia đình bỏ mối cho các cửa hàng bán vật tư ngư nghiệp, phục vụ các ghe tàu hoạt động nghề mành mực hoặc lưới rút. Trước đây, anh Bình còn bỏ hàng tại Long Hải - Bà Rịa Vũng Tàu, nhưng nay, do mở rộng kinh doanh các mô hình khác, nên sản phẩm tôm câu mực của gia đình làm ra chỉ đủ cung cấp trong thị xã.

Với thu nhập mỗi người có thể kiếm được sau khi trừ hết chi phí từ 350.000 – 400.000 đồng/ngày, không đòi hỏi quá nhiều sức lực nhưng cần lắm sự công phu. Tuy nhiên, theo anh Bình cho biết rất muốn được tạo điều kiện vay vốn, đầu tư thêm máy móc để làm thêm nhiều sản phẩm cung ứng cho nhu cầu thị trường thời gian tới.

Báo Bình Thuận
Đăng ngày 30/10/2019
Minh Trúc - Công Dũng
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Bình Định tổ chức gặp mặt ngư dân đầu xuân 2024

Chiều 23.2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định tổ chức buổi gặp mặt 200 chủ tàu và ngư dân trên địa bàn triển khai kế hoạch khai thác hải sản năm 2024 và tuyên truyền động viên ngư dân kiên trì vươn khơi, bám biển khai thác hải sản đạt kết quả cao nhất.

Họp
• 11:12 04/03/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 05:28 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 05:28 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 05:28 19/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 05:28 19/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 05:28 19/04/2024