Nghề nuôi ếch sẽ thêm rực rỡ và đa dạng chủng loài

Một báo cáo mới đây được đăng trên Thefishsite đã dự báo rằng nghề nuôi ếch sẽ phát triển trong những năm tới, bài báo cáo còn cung cấp những tiến bộ về dinh dưỡng cho ếch nuôi và đánh giá các giai đoạn nuôi cũng như thị trường tiêu thụ của sản phẩm này.

nuôi ếch Thái Lan
Một trại nuôi ếch ở Thái Lan. Ảnh: © Greg Lutz

Có vẻ như việc nuôi ếch cuối cùng cũng có thể thành công sau nhiều thập kỷ không mấy tiến bộ. Ếch là loài động vật máu lạnh nên nhìn chung việc nuôi chúng chỉ giới hạn ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, tuy nhiên nghề nuôi ếch đang gia tăng nhanh chóng ở nhiều nơi trên thế giới. Đây là dấu hiệu của sự phát triển công nghệ nuôi, thực hành quản lý hiệu quả và lợi nhuận.

Tuy nhiên, chi phí đất đai, lao động, điều kiện khí hậu và chuỗi giá trị đều ảnh hưởng đến tính khả thi của việc nuôi ếch, cũng như sự cạnh tranh với ếch hoang dã. Có hai giai đoạn liên quan đến nuôi ếch – là nuôi ấu trùng đến giai đoạn biến thái và giai đoạn nuôi thương phẩm. Cả hai đều có các vấn đề quản lý quan trọng cần đối phó, bao gồm dịch bệnh, ăn thịt đồng loại, dinh dưỡng, chất lượng nước và vệ sinh/an toàn sinh học.

Loài bản địa và loài du nhập

Trong khi nuôi ếch từ lâu đã được quan tâm ở nhiều quốc gia nhưng hầu hết các nỗ lực nghiên cứu và phát triển ban đầu đều tập trung vào loài ễnh ương Mỹ (Lithobates catesbeianus). Loài này có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, thường có chiều dài tới 20 cm với những con cái lớn đẻ tới 25.000 trứng một lần. Đây là những đặc điểm lý tưởng cho một loài nuôi trồng nhưng khi các thử nghiệm nghiên cứu bắt đầu nghiêm túc, thì việc cho ếch ăn là một vấn đề lớn vì nhiều loài ếch, bao gồm cả ễnh ương Mỹ, sẽ chỉ ăn thức ăn sống (hoặc bất cứ thứ gì chúng cho là có thể còn sống). Nghiên cứu ban đầu sử dụng thức ăn sống cho ếch ương Mỹ có tỉ lệ chuyển đổi thức ăn là 2,8 và đôi khi cao hơn. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu và nhà sản xuất nhận ra rằng, nếu họ có thể khiến viên thức ăn di chuyển xung quanh ếch bằng cách sử dụng bong bóng, nước chảy hoặc khay cho ăn có động cơ, họ có thể đánh lừa ếch ăn nó.

ễnh ương xanh Mỹ
Ếch ễnh ương Mỹ màu xanh lam quý hiếm. Nguồn: Greg Lutz

Ễnh ương Mỹ đã được nuôi phổ biến ở nhiều nơi, hiện được tìm thấy ở hơn 40 quốc gia và đang được nuôi chủ yếu ở Nam Mỹ và Châu Á. Rõ ràng, những lo ngại liên quan đến sự du nhập rộng rãi của các loài ếch có khả năng xâm lấn như ễnh ương Mỹ là có cơ sở. Do đó, nhiều chính phủ, nhà nghiên cứu và doanh nhân trên khắp thế giới đã tập trung vào việc phát triển kỹ thuật nuôi các loài ếch bản địa. Một số loài bản địa như: ếch đầm lầy (Pelophylax ridibundus) ở châu Âu, ếch xanh Bắc Phi (Pelophylax saharicus) và ếch đầm lầy khổng lồ (Hoplobatrachus occipitalis) ở Burundi và Nigeria.

May mắn thay, khi mối quan tâm đến việc nuôi ếch lan rộng khắp châu Á, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng vấn đề thức ăn sống có thể không ảnh hưởng đến việc nuôi một số loài ếch, chẳng hạn như ếch đồng (Hoplobatrachus ragulosus) háo hức ăn thức ăn viên và không cần phải cho ăn thức ăn sống hay di chuyển. Mặc dù loài này vẫn được gọi bằng một số tên khoa học, nhưng nó được biết đến là một loài ếch dễ thích nghi nhất để nuôi ở châu Á.

Nuôi ếch trong giai đoạn ấu trùng

Nuôi ấu trùng ếch từ giai đoạn nở đến biến thái (thời điểm chân hình thành và đuôi hoàn toàn thay đổi). Khả năng sống sót sau khi biến thái, kích thước, tuổi khi biến thái và tăng trọng tổng thể trong quá trình nuôi là những chỉ số quan trọng của việc quản lý tốt (hoặc kém). Nhiệt độ, mật độ nuôi, khoáng chất hòa tan, dinh dưỡng và chất lượng nước ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của nòng nọc.

May mắn thay, việc cho ăn tương đối dễ dàng khi nuôi ếch trong các giai đoạn ấu trùng trước khi biến thái. Trong khi một số công thức chế độ ăn uống phức tạp đã được phát triển để nuôi nòng nọc, các nhà nghiên cứu ở Nigeria gần đây đã báo cáo về hiệu suất tương đối của nòng nọc ếch đầm lấy H. occipitalis khi cho ăn bèo tấm, lá đu đủ và thức ăn cho cá thương mại. Kết quả cho thấy tăng trọng, tốc độ tăng trưởng cụ thể và FCR cao nhất với chế độ ăn bèo tấm, với tỷ lệ sống 90% và biến thái 100%. Các nhà nghiên cứu cho rằng những lợi thế này là do hàm lượng protein thô cao và khả năng tiêu hóa của bèo tấm. Nhiều công thức nấu ăn tự chế khác cũng đã được chứng minh là thành công.

bèo tấm
Bèo tấm – nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên cho nòng nòng ếch. 

Ở Trung Quốc, tỷ lệ biến thái của ếch đồng H. rugulosa được chứng minh là giảm khi mật độ ấu trùng tăng lên. Thời gian biến thái cũng tăng lên theo mật độ và ếch con từ các nghiệm thức mật độ cao nhỏ hơn. Khi thức ăn của nòng nọc bị hạn chế, thời gian biến thái cũng tăng lên và kích thước ếch con giảm. Các xu hướng tương tự đã được báo cáo đối với các loài khác.

Vệ sinh tốt là điều cần thiết trong nuôi nòng nọc. Tránh lãng phí thực phẩm làm giảm khả năng mắc các bệnh do vi khuẩn. Các bể chứa phải được kiểm tra chặt chẽ nhiều lần trong ngày và loại bỏ ngay ếch chết hay bị bệnh. Bể hoặc ao phải được làm sạch kỹ lưỡng và phơi khô giữa các vụ nuôi, nên ưu tiên bề mặt nhẵn.

Nuôi ếch con 

Dịch bệnh có thể tăng lên nếu ếch được nuôi với mật độ cao, nhưng một số loài chịu đựng điều kiện đông đúc tốt hơn nhiều so với những loài khác. Có thể tìm thấy rất nhiều vi khuẩn có khả năng gây bệnh trong một trang trại nuôi ếch điển hình - đặc biệt là chi Aeromonad di động. Hội chứng chân đỏ, hay bệnh nấm da do vi khuẩn, là một vấn đề phổ biến ở các trang trại nuôi ếch và ảnh hưởng đến nhiều loài khác nhau trên thế giới. Một số loại thuốc kháng sinh có thể trị bệnh, nhưng những lo ngại về kháng thuốc, chi phí và dư lượng đã hạn chế phương pháp này.

Những nghiên cứu cải thiện miễn dịch và dinh dưỡng cho ếch nuôi

Các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã báo cáo rằng bổ sung taurine ở mức 16-20 mg/kg trọng lượng cơ thể, có thể cải thiện chức năng miễn dịch và hoạt động chống oxy hóa ở loài ếch đồng H. rugulosus nuôi. Bổ sung papain (một loại men phân giải protein tồn tại trong đu đủ) vào trong khẩu phần ăn của ếch nuôi ở Thái Lan giúp giảm thiểu chất thải và cải thiện chất lượng nước trong quá trình nuôi thương phẩm.

Các nghiên cứu dinh dưỡng khác gần đây đã chỉ ra rằng các thành phần như bột ngô gluten có thể được đưa vào khẩu phần nuôi ếch thương phẩm mà không làm giảm tỷ lệ sống hoặc tăng trọng. Cải tiến khẩu phần ăn thương mại góp phần cải thiện phúc lợi vật nuôi và hiệu quả kinh tế.

trang trại nuôi ếch
Trại nuôi ếch thương phẩm.

Và một số chiến lược khác có thể đang xuất hiện để đối phó với các mầm bệnh vi khuẩn cụ thể. Các nhà nghiên cứu ở một số quốc gia đang nghiên cứu khai thác các vi khuẩn có lợi liên quan đến việc nuôi ếch làm tác nhân kiểm soát sinh học và chế phẩm sinh học. Một số vi khuẩn liên quan đến ếch nuôi thực sự có lợi, và các nhà nghiên cứu ở Brazil đã xác định được một số vi khuẩn axit lactic có trong môi trường nuôi L. catesbeianus. Lactococcus lactis CRL 1584, được phân lập từ trại giống ễnh ương, ức chế sự phát triển của Citrobacter freundii (mầm bệnh ở ễnh ương) và Listeria monocytogenes

Thị trường và nhu cầu

Vào năm 2017, Học viện Kỹ thuật Trung Quốc ước tính giá trị của ngành nuôi ếch của nước này là hơn 7 tỷ đô la Mỹ. Năng suất thân thịt của các loài ếch nuôi khác nhau, nhưng giá trị khoảng 50% là điển hình. Các chân sau thường chiếm một nửa trọng lượng thân thịt. Một số thị trường cũng có bán da ếch như một loại da đặc sản. Người tiêu dùng phương Tây thường chỉ quen với chân ếch như một sản phẩm có thể ăn được. Nhưng ếch nguyên con phổ biến hơn đã được bán và tiêu thụ ở các nơi khác trên thế giới. Ếch hoang dã cung cấp một số dịch vụ môi trường, đặc biệt là việc kiểm soát nhiều loài gây hại nông nghiệp.

ếch lột da
Sản phẩm ếch lột da: thường khoảng 50% thân thịt có thể ăn được. Nguồn: Greg Lutz

Việc tiêu thụ ếch ngày càng được mở rộng ở nhiều quốc gia và đồng thời việc khai thác ếch ngoài tự nhiên không bền vững, vì vậy nghề nuôi ếch sẽ phát triển trong những năm tới, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, người sản xuất và môi trường.

Amphibious aquaculture: why frog farming is set for success by Prof C Greg Lutz – The Fish Site

Đăng ngày 30/12/2020
Lệ Thủy
Nuôi trồng

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 21:16 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 21:16 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 21:16 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 21:16 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 21:16 25/04/2024