Nghề nuôi ngao sinh sản: Cân cát lấy tiền

Đi theo nghề cho ngao đẻ, ươm ngao giống, không ngờ có ngày anh Phạm Văn Kim, 32 tuổi, trú tại xóm 5, xã Kim Trung, huyện Kim Sơn (Ninh Bình) có nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi tháng. Với ngao giống bé li ti lẫn trong cát, anh Kim cứ bán 1 kg là thu về 1 triệu đồng thế nên dân địa phương bảo anh cân cát lấy tiền.

Nghề nuôi ngao sinh sản: Cân cát lấy tiền
Trung bình mỗi tháng gia đình anh Kim bán được hơn 300kg cát chứa ngao giống li ti và thu về 350 triệu đồng. Bình quân cứ 1 kg cát có chứa ngao giống be li ti, anh Kim thu về hơn 1 triệu đồng.

Với niềm khao khát làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, anh Phạm Văn Kim là một trong những người đi đầu và xây dựng thành công mô hình cho ngao đẻ, nuôi ngao sinh sản, ươm ngao giống ở huyện Kim Sơn và đem lại nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi tháng...

Sinh ra và lớn ở vùng ven biển của huyện Kim Sơn, anh nhận thấy nghề nuôi ngao tại địa phương đang phát triển rất mạnh nhưng lại chưa có cơ sở nào sản xuất con giống nên con giống chủ yếu được nhập về từ Nam Định và Thái Bình. Từ đó, anh nảy sinh ra ý tưởng nuôi ngao sinh sản để làm giàu.

Đầu năm 2013, sau khi đã nắm được kỹ thuật nuôi ngao sinh sản trong tay, anh Kim mạnh dạn đầu tư xây dựng ao ươm và mua máy móc, cùng các trang thiết bị kĩ thuật cần thiết cho con ngao...và bắt đầu khởi nghiệp với cái nghề đầy mới mẻ ở quê hương mình.

nuôi ngao, nuôi ngao giống, nghề nuôi ngao, nuôi ngao sinh sản, nông dân làm giàu

Để ngao giống luôn phát triển tốt thì cần thường xuyên vệ sinh ao ươm.

“Những năm đầu khởi nghiệp, tôi gặp không ít khó khăn và thách thức như: vốn ít, chưa có kinh nghiệm nuôi ngao giống khiến nhiều lần gia đình điêu đứng, năm đó tôi bị thua lỗ hơn 100 triệu đồng”, anh Kim chia sẻ.

Trong quá trình ươm ngao giống, anh Kim không ngừng học hỏi thêm kinh nghiệm, tham gia vào các lớp tập huấn kiến thức, kỹ thuật nuôi ngao sinh sản, cũng như đi thăm quan các mô hình nuôi ngao sinh sản thành công ở các tỉnh khác.

Sau nhiều năm lăn lộn với nghề, đến nay quy mô nuôi ngao sinh sản của gia đình anh Kim đã lên tới 3.000m2 ao ươm và ao đẻ. Trung bình, mỗi tháng gia đình anh xuất bán ra thị trường ngao giống khoảng hơn 500 triệu con ngao giống và thu về khoảng 350 triệu đồng. Sau khi trừ hết chi phí, mỗi tháng gia đình anh Kim lãi hơn 200 triệu đồng.


Nhờ nuôi ngao sinh sản mà mỗi tháng gia đình anh Phạm Văn Kim bỏ túi hơn 200 triệu đồng.

Anh Kim cho biết, nghề nuôi ngao sinh sản chỉ kéo dài trong vòng khoảng 3 tháng, bắt đầu từ đầu tháng 3 cho đến hết tháng 5. Trung bình, cứ một lứa ngao giống diễn ra trong vòng khoảng 1 tháng, ngao bố mẹ sau khi nhập về nuôi dưỡng khoảng 5 ngày là đẻ và ngao con nuôi khoảng 25 ngày là có thể xuất bán được ngao giống.

Cũng theo anh Kim, cách bán ngao giống rất hay, sau khi ngao giống đạt kích thước xuất bán thì sẽ lấy một đơn vị cát làm mẫu, sau đó đếm số ngao giống trong chỗ cát đó để tính đầu con mới tính được giá bán “Trong vụ ngao giống, trung bình mỗi tháng tôi bán được 300kg cát có chứa ngao giống bé li ti và thu về 350 triệu đồng. Nếu tính toán ra thì 1kg cát có chứa ngao giống có giá hơn 1 triệu dồng. Nhiều lúc anh em nói vui với nhau là nghề này giống như nghề cân cát lấy tiền”, anh Kim vui vẻ nói.


Trong cát chứa rất nhiều ngao giống, trung bình 1kg cát có giá hơn 1 triệu đồng.

Anh Nguyễn Văn Kim khẳng định, so với các mô hình nuôi trồng thủy hải sản khác thì mô hình nuôi ngao sinh sản cho kinh tế cao hơn nhiều lần nhưng chi phí đầu tư ban đầu lại thấp hơn hẳn mà nhanh được thu hồi vốn. Ngoài ra, đầu ra cho mô hình không phải suy nghĩ nhiều, chỉ sợ không có đủ hàng để bán.

Chia sẻ về kỹ thuật nuôi ngao sinh sản, anh Kim cho hay, nghề nuôi ngao sinh sản cũng khá sinh sản. Ngao bố mẹ sau khi nhập về sẽ được nuôi dưỡng khoảng 5 ngày, sau đó bắt lên bờ phơi dưới nắng nhẹ làm cho con ngao sốc nhiệt. Cách làm đặc biệt này chủ yếu để kích thích con ngao nó đẻ, sau đó cho ngao con ăn tảo và nuôi khoảng gần 1 tháng là có thể bán được.

Báo Dân Việt
Đăng ngày 01/04/2019
Phạm Anh
Nuôi trồng

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 10:54 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 09:45 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 09:42 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 09:52 07/11/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 21:14 10/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 21:14 10/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:14 10/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 21:14 10/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 21:14 10/11/2024
Some text some message..