Nghề săn bắt ghẹ của ngư dân vùng biển bãi ngang

Không như một số hình thức đánh bắt hải sản khác ở trên biển, nghề săn bắt ghẹ của ngư dân vùng biển bãi ngang ở Quảng Ngãi diễn ra gần như quanh năm, trừ những lúc biển động mạnh, sóng quá to...

niềm vui của ngư dân
Niềm vui của ngư dân sau chuyến ra khơi đánh bắt được nhiều ghẹ.

Để săn bắt ghẹ, ngư dân vùng biển bãi ngang (khu vực biển không có cửa neo đậu tàu thuyền) dùng lưới để thả. Lưới đánh bắt bắt ghẹ có mắt to từ 3-4 ngón tay người lớn, với chiều rộng khoảng 2,5m và dài khoảng 50m/tấm.

Cùng thuộc họ hàng với cua biển, thế nhưng thân ghẹ dẹp và càng dài hơn, với trọng lượng trưởng thành từ 0,2-0,4 kg/con. "Thỉnh thoảng cũng bắt được con nặng trên 0,5kg nhưng loại này rất hiếm", ngư dân Lê Trung Niên (42 tuổi, xã Đức Minh, huyện Mộ Đức) bày tỏ.

Thời gian đánh bắt ghẹ của ngư dân ở các vùng bãi ngang ven biển Quảng Ngãi gần như diễn ra quanh năm. "Tuy nhiên, nghề săn bắt ghẹ tập trung chủ yếu trong khoảng thời gian từ tháng 11 năm trước, đến tháng 3 (âm lịch) năm sau", ngư dân Bùi Toàn (46 tuổi, thôn Long Thạnh, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ) cho biết.

thuyền đánh bắt ghẹ
Thuyền đánh bắt ghẹ chuẩn bị về bến.

Do địa điểm đánh bắt nằm khá gần, chỉ cách bờ khoảng 6 hải lý nên phương tiện ngư dân sử dụng chỉ là thuyền thúng chèo tay, hoặc gắn máy nhỏ với số lượng 1-3 người/thuyền.

Trừ những ngày biển động và sóng to, gió lớn; hàng ngày cứ vào khoảng 14-17 giờ, ngư dân lại đưa phương tiện ra khơi để thả lưới, đến khoảng 3 giờ sáng hôm sau thì kéo lên và trở về bến.

Muốn giữ ghẹ sống, không bị gãy que để bán được giá cao, sau khi gỡ ra khỏi lưới, ngư dân lấy dây cột càng rồi bỏ ghẹ vào thùng, khoang thuyền... có chứa nước biển.

bỏ ghẹ vào nước biển
Ghẹ được bỏ vào nước biển cho khỏi chết.

con ghẹ

thùng chứa oxy
 Thùng chứa rộng có máy sục ô xy có thể giữ ghẹ còn sống hàng chục ngày

nghề săn ghẹ
Nghề săn bắt ghẹ mang lại thu nhập khá cho ngư dân.

thu mua ghẹ
Một chủ đại lý đang thu mua ghẹ.

Nói về số lượng ghẹ đánh bắt được, ngư dân Nguyễn Văn Chi (37 tuổi, ở xã Đức Minh, huyện Mộ Đức) - người có hơn 10 năm trong nghề không giấu giếm: "Với số lượng lưới thả khoảng 20 tấm, hôm nào trúng mánh thì được 15-20 kg/thuyền, thúng; hôm ít thì 5-7 kg/thuyền, thúng. Hiếm có trường hợp ghe nào ở đây ra khơi trở về mà không đánh bắt được ghẹ".

ghe đánh bắt ghẹ
Một số ghe thuyền đánh bắt ghẹ của ngư dân xã Đức Minh, huyện Mộ Đức.

Với giá bán từ 180-250.000 đồng/kg ghẹ sống, nghề săn bắt ghẹ đã mang lại nguồn thu nhập khá cho hàng ngàn hộ dân vùng bãi ngang ven biển ở Quảng Ngãi.

Báo Dân Việt, 10/12/2015
Đăng ngày 12/12/2015
Công Xuân
Đánh bắt

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Một số quy định mới về xử phạt vi phạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Ngày 05 tháng 4 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo đó Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/5/2024. Đối với lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quy định xử phạt vi phạm cụ thể như sau:

Đánh bắt cá
• 10:28 10/05/2024

Sử dụng đèn LED chuyên dụng trên tàu cá

Hiện nay, việc sử dụng đèn LED trong khai thác thủy sản chưa phổ biến và còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Ngư dân vẫn dùng đèn huỳnh quang, bóng đèn led cao áp như một thói quen, do còn e ngại vào những thiết bị, giải pháp mới, chi phí đầu tư lớn,…

Đèn LED tàu cá
• 13:58 09/05/2024

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác chống khai thác IUU

Từ năm 2017 đến nay, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. Xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm.Tuy nhiên, phát triển ngành thủy sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu, chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác IUU...

Đánh bắt xa bờ
• 09:39 08/05/2024

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Tăng cường sức khỏe của cá tra thông qua β-glucan trong thức ăn

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc sử dụng β-glucan trong thức ăn có thể tăng cường khả năng kháng bệnh ở các loài nuôi có tầm quan trọng về mặt thương mại, chẳng hạn như cá chép (Cyprinus carpio), cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss), cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar), và cá tráp biển (Sparus aurata) và được sử dụng trong thức ăn thủy sản thương mại.

Cá tra
• 18:45 18/05/2024

Nâng cao năng lực mạng lưới các Khu bảo tồn biển, Vườn Quốc gia và Chi cục Thủy sản

Bình Thuận, từ ngày 15 - 17 tháng 5 năm 2024 – Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Hội Thuỷ sản Việt Nam, Cục Thủy sản và Cục Kiểm Ngư, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam), Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh Greenhub tổ chức “Họp tham vấn - Tập huấn tích hợp nâng cao năng lực cho Mạng lưới Khu bảo tồn biển (KBTB)/Vườn quốc gia (VQG) và Chi cục Thuỷ sản Việt Nam" tại Mũi Né, Bình Thuận. 

Ông Nguyễn Chu Hồi
• 18:45 18/05/2024

Giải pháp giúp tôm - lúa không bị sốc môi trường đầu mùa mưa

Đầu tháng 5/2024, vùng ĐBSCL xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt làm môi trường nước thay đổi đột ngột, tôm nuôi dễ bị sốc, phát sinh dịch bệnh, nhất là với tôm-lúa diện tích lớn. Cán bộ kỹ thuật nêu những giải pháp giúp tôm không bị sốc môi trường.

Mô hình tôm lúa
• 18:45 18/05/2024

Cắt tảo sợi cho ao nuôi đang có tôm

Quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Trong môi trường nuôi tôm nước ngọt, nước lợ thì tảo sợi chính là một trong những lo lắng đối với người nuôi. Để tìm ra một phương pháp diệt chúng nhưng vẫn phải an toàn khi ao đang có tôm, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé.

Tế bào tảo sợi
• 18:45 18/05/2024

Công nghệ nuôi tôm ít thay nước: Giải pháp cho nguồn nước ô nhiễm

Trong bối cảnh nguồn nước cấp bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ ít nước và tuần hoàn nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng con tôm.

Nuôi tôm công nghệ
• 18:45 18/05/2024