Nghề vá lưới - hậu phương miền biển

Sống ở biển, người đàn ông quanh năm bám biển, nên họ được ví như “nơi tiền tuyến”, còn hậu phương của họ là những người phụ nữ chuyên cần làm nên những tấm lưới. Nghề đâu, vá lưới được họ xem như cái nghiệp. Và cái “nghiệp” ấy ở các cửa biển Cà Mau đang được chị em phụ nữ làm việc không nệ thời gian, mong sao ngày mai các chuyến tàu có đủ ngư cụ vươn khơi, bám biển.

Nghề vá lưới
Nghề vá lưới giải quyết việc làm cho nhiều chị em phụ nữ thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời.  Ảnh: THANH QUANG

Theo số liệu thống kê của ngành chức năng địa phương, hiện nay Cà Mau chỉ có khoảng 90 phương tiện của ngư dân Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời đủ điều kiện hoạt động nghề lưới vây, còn các địa phương khác trong tỉnh hoạt động nghề lưới rê, lưới kéo. Ðể đầu tư hoàn chỉnh cho 1 phương tiện đủ điều kiện hoạt động nghề lưới vây tuyến khơi, tuyến lộng phải đầu tư vốn từ 3,5 tỷ đồng trở lên.
Gia đình anh Nguyễn Thanh Kỳ, ở khóm 2, thị trấn Sông Ðốc đã làm nghề lưới vây hơn 20 năm và hiện tại được xem là doanh nghiệp có số lượng phương tiện đánh bắt trên biển nhiều nhất Cà Mau, với 5 phương tiện hoạt động nghề lưới vây ở vùng khơi và 13 phương tiện hoạt động nghề chong đèn câu mực. Trong nhà thường xuyên có từ 20-40 người đâu ráp lưới, còn trên biển có hàng trăm lao động là đàn ông khoẻ mạnh. Khi tàu ngoài biển vào bán sản phẩm thì lưới được thay đổi toàn bộ. Lưới cũ sẽ được chị em kiểm tra vá lại và thay những đoạn bị hư hỏng. Doanh thu của doanh nghiệp này mỗi tháng trừ chi phí còn lời hàng tỷ đồng.

Anh Kỳ cho biết, để hoàn chỉnh 1 dàn lưới vây, như của anh đang đánh bắt tuyến khơi, cần 3 tấn lưới, khoảng 1,7 tấn chì, 500 khoen bằng đồng thau, 1.500 cái phao, trên 2 tấn dây và trên 1.000 m rường chì. Sau khi có nguyên liệu, chị em phụ nữ sẽ tiến hành đâu ráp các mành lưới thành 1 tấm lưới lớn có dạo 130 m, chiều dài trên 800 m. Khi hoàn thành phần lưới, cánh đàn ông khoẻ mạnh tiến hành đâu, tóm phao, xỏ khoen, kẹp chì. Nhưng khâu quan trọng nhất của dàn lưới đó là đâu, ráp ban đầu sao cho độ chùng, độ giãn, độ mềm mại để khi cá vào vòng vây không quậy, không phá chui ra ngoài, mà ngoan ngoãn dựa theo mành lưới ở lại.

Bên cạnh đó, khâu làm rường phao, kẹp chì cũng không kém phần quan trọng vì nó quyết định cho dàn lưới có độ nổi, độ chìm và độ căng vừa phải khi thả xuống biển, còn khoen tròn phải tinh tế cùng chiều để khi kéo lưới lên không bị vướng, bị kẹt dây. Một chuyến biển thành công được dựa trên nhiều yếu tố, như nguồn lợi trên biển, kỹ thuật và kinh nghiệm phán đoán luồng cá của thuyền trưởng, những yếu tố này được cho là 60% thành công, còn lại 40% là kỹ thuật làm lưới ở nhà của chị em phụ nữ.

Nghề lưới vây của ngư dân Sông Đốc hoạt động hiệu quả và bảo vệ được nguồn lợi thuỷ sản.

Ðể thành công trong nghề lưới vây như hiện nay, vào những năm 1995-1996, anh Trịnh Phương Bình, khóm 2, thị trấn Sông Ðốc phải cất công đi làm thuê cho chủ tàu lưới vây ở Kiên Giang, Vũng Tàu để học “lỏm” nghề. Khi có “vốn” nghề trong tay, anh Bình về quê vay mượn vốn từ anh em gia đình mua tàu làm nghề lưới vây. Hiện tại, anh Bình có 2 phương tiện hoạt động nghề lưới vây và 3 phương tiện làm nghề chong đèn câu mực, giải quyết việc làm thường xuyên cho 70-100 người có thu nhập ổn định.

Ðến nay, nghề lưới ở Cà Mau chủ yếu là của ngư dân Sông Ðốc, với lượng tàu hoạt động khoảng 600 chiếc; riêng nghề lưới vây trên 90 chiếc, lưới rê hơn 200 chiếc và lưới kéo khoảng 200 chiếc.

Anh Bình cho biết, với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, sợi cước ni-lông đủ loại kích cỡ, phao, chì đã được sản xuất sẵn. Vì thế, việc đan được tấm lưới dễ dàng hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là nghề lưới dễ dàng hái ra tiền. Kể cả khi có sự trợ giúp của công nghệ hiện đại, người thợ phải kỳ công mới tạo ra được một tấm lưới đủ tiêu chuẩn./.

Báo Cà Mau, 06/08/2015
Đăng ngày 08/08/2015
Bài và ảnh: Anh Vy
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 02:43 29/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 02:43 29/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 02:43 29/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 02:43 29/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 02:43 29/12/2024
Some text some message..