Nghi lễ "rước nước, tế cá" trong lễ hội đầu Xuân ở đền Trần

Mỗi năm, tại Khu di tích đền Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định) thường có hai kỳ lễ hội. Thứ nhất là lễ hội đầu Xuân, diễn ra trong 3 ngày từ 14-16 tháng Giêng, trong đó ngày 15 tháng Giêng là ngày đại lễ. Lễ hội này có sự tham gia của cộng đồng dân cư làng Tức Mạc (phường Lộc Vượng) và người dân nhiều làng, xã lân cận - nơi có các di tích thời Trần.

đền Trần
Lễ hội đền Trần 2013. (Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN)

Kỳ lễ hội thứ hai là Lễ hội tháng Tám (tưởng nhớ ngày mất của Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn). Sau này lễ hội vào tháng Tám được các cấp chính quyền thống nhất là lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo.

Điểm mới của lễ hội Khai ấn đền Trần tại Nam Định Xuân Giáp Ngọ 2014 là việc khôi phục lại các nghi lễ rước nước, tế cá truyền thống vốn đã mai một hơn một thế kỷ qua. Tại lễ hội, những nghi lễ này trở thành một trong những nội dung chính trong lễ hội. Nghi lễ có ý nghĩa là tri ấn tổ tiên nhà Trần, một Vương triều khởi nghiệp từ nghề chài lưới, gắn với sông nước.

Ông Nguyễn Văn Thư, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Nam Định cho biết: Trong lễ hội đầu Xuân, ngoài tế lễ, khai ấn, phát ấn còn có nghi lễ rước nước, tế cá. Đây là nghi lễ rất quan trọng nhưng đã bị lãng quên, mai một trong hơn 100 năm qua. 

Để bảo tồn các nghi lễ truyền thống, đặc biệt là lễ hội đầu Xuân đền Trần theo đúng phong tục truyền thống, vừa qua Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định và Ủy ban Nhân dân thành phố Nam Định tiến hành nghiên cứu, phục dựng nghi lễ rước nước, tế cá đúng theo phong tục truyền thống. 

Việc nghiên cứu, phục dựng được dựa trên ghi chép của các thư tịch cổ, tham khảo đóng góp của các cụ bô lão, những người cao tuổi trong làng về những nghi lễ có ở lễ hội Khai ấn đền Trần trước đây. 

Theo các cụ cao niên ở thôn Tức Mạc và thôn Đại Bái, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, các đây hơn 100 năm trong lễ hội đền Thượng (đền Thiên Trường) bao giờ cũng có nghi thức rước nước và có lệ tế cá. Hội rước nước được tổ chức rất chu đáo vào ngày 15 tháng Giêng. 

Ngay từ buổi sáng, dân làng tề tựu tại đền làm lễ. Người được cầm bình đi lấy nước thay mặt dân làng đưa bình ra kiệu rồi phủ một tấm vải đỏ thắm lên trên. Người này được dân làng chọn từ trước và phải là người khỏe mạnh, có đạo đức, con cháu đầy đủ, trong năm gia đình không có chuyện buồn. Khi được dân làng chọn cử, người sẽ thực hiện việc lấy nước phải ăn chay, lên đền ở hàng tuần trước ngày mở hội.

Tại lễ rước, đoàn rước nước gồm có cờ, biểu đi trước, chiêng trống, đội bát âm, kiệu thánh với đoàn tế và dân làng đi theo sau. Từ đền, đoàn rước tiến thẳng lên ngã ba sông Hồng ở đoạn Hữu Bị khoảng 3 km. 

Tại bến sông, chỗ lấy nước, dân làng đã bố trí các thuyền được trang trí cờ hoa. Đoàn rước ra tới nơi, thuyền nhổ neo đưa mọi người ra giữa sông rồi dừng lại làm lễ. Theo nhịp trống chiêng, những gáo nước trong giữa dòng được múc lên, long trọng đổ vào bình qua lần vải. Khi bình đầy nước, chiếc bình được chuyển lên kiệu và đoàn rước nước theo đường cũ trở về đền. Nước được múc chuyển vào các bát đưa lên ban thờ và lúc này dân làng tổ chức tế.

Sáng 16 tháng Giêng, dân làng tổ chức tế cá. Cá gồm một đôi cá triều đẩu (cá quả) và long ngư (cá chép), mỗi con nặng khoảng 2 kg. Đây là những con cá sống, khỏe mạnh, được dựng trong thùng sơn đỏ, đặt trước bát nhang công đồng. Buổi tế cá diễn ra từ sáng đến trưa, sau đó cá được rước đi phóng sinh ở sông Hồng.

Theo Ban tổ chức, tại lễ hội năm nay sẽ diễn ra vào sáng 12 tháng Giêng (tức ngày 11/2/2014), nhân dân phường Lộc Vượng sẽ tổ chức rước kiệu từ đền Cố Trạch ra giếng cổ, ao thả cá; thực hiện nghi thức lấy nước, đánh bắt cá, rước nước, rước cá về đền Thiên Trường và tổ chức nghi lễ dâng nước, tế cá tại đây. Sau đó, cá sẽ được đưa đi phóng sinh ở sông Hồng, tại khu vực phà Hữu Bị (thuộc địa bàn xã Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc). 

Do lễ hội khai ấn diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng, nghi lễ rước nước, tế cá sẽ được tổ chức vào sáng 12 tháng Giêng nhằm giãn lượng khách và Ban tổ chức có điều kiện phục vụ du khách tốt hơn.

Nghi lễ rước nước, tế cá có trong nhiều lễ hội ở vùng đồng bằng Bắc bộ. Đây là nghi lễ khuyến nông, khuyến ngư, cầu mong mưa thuận gió hòa của cư dân nông nghiệp lúa nước. Nhưng đối với lễ hội đền Trần, ngoài ý nghĩa trên, ý nghĩa quan trọng nhất của nghi lễ rước nước, tế cá là tri ân tổ tiên nhà Trần, một Vương triều khởi nghiệp từ nghề chài lưới, gắn với sông nước. Cá tế xong không đem giết thịt mà được đưa đi phóng sinh tại sông Hồng.

Theo ông Nguyễn Văn Thư, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Nam Định: Việc phục dựng nghi lễ rước nước, tế cá tại Khu di tích đền Trần còn có ý nghĩa nhớ về một nghề nổi tiếng của làng Tức Mạc, đó là nghề nuôi cá giống, cá thịt nổi tiếng một thời ở khu vực miền Bắc./.

TTXVN/Vietnam+, 06/02/2014
Đăng ngày 07/02/2014
Nguyễn Trường
Nông thôn

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030

Ngày 19/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1598/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nuôi lồng bè
• 10:50 10/02/2025

Giải pháp để phát triển thủy sản bền vững

Phát triển thủy sản bền vững là một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Dưới đây là một số giải pháp chính để phát triển thủy sản bền vững.

Khai thác thủy sản
• 10:23 06/02/2025

Làng cá bè đa sắc vào Xuân

Rực rỡ màu đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím nối nhau trải dài hơn cây số trên sông Châu Đốc, một nhánh của sông Hậu, thuộc thị trấn Đa Phước (An Phú, An Giang), làng cá bè truyền thống đang rộn ràng vào Xuân với dập dìu du khách bốn phương.

Làng cá
• 10:02 04/02/2025

Bình Định: Sản lượng thủy sản năm 2024 tăng 2,7% (tăng 7.647,7 tấn) so với năm 2023

Trong năm 2024, tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường công tác nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Cá ngừ
• 09:47 20/01/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 06:50 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 06:50 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 06:50 17/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 06:50 17/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 06:50 17/02/2025
Some text some message..