Nghiên cứu dầu cọ trong nuôi trồng thủy sản

Dầu cọ là loại thực vật có nguồn cung dồi dào thứ hai trên thế giới. Trong dầu cọ chứa nhiều các acid béo không no như: palmitic acid (43.5%) và oleic acid(36.6%), rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất trên động vật thủy sản.

Dầu Cọ kích thích tăng trưởng trên cá rô phi
Dầu Cọ kích thích tăng trưởng cho cá rô phi. Nguồn Internet

Trong điều kiện nguồn cung dầu cá cho nguyên liệu thức ăn thủy sản ngày càng khan hiếm, thì đây sẽ là sự lựa chọn rất tiềm năng.

Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Đại Học Hải Dương Thượng Hải-Trung Quốc nhằm đánh giá ảnh hưởng của dầu cọ lên khả năng tăng trưởng, khả năng sử dụng thức ăn và thành phần acid béo trong cơ thể cá.

Bố trí thí nghiệm

Cá giống có trọng lượng(11.02±0.02g) được bố trí vào 15 bể(15 con/bể),  ăn thức ăn có hàm lượng đạm là 32%, cho ăn 2 lần/ngày. Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức, lặp lại 3 lần. Với mức bổ sung dầu cọ lần lượt như sau:

Nghiệm thức

Mức bổ sung dầu cọ (%)

1

0

2

2

3

4

4

6

5

8

Duy trì các thông số chất lượng nước trong suốt quá trình thí nghiệm như sau:

Thông số

Mức cho phép

Nhiệt độ

25.3-31.30C

pH

7.21-7.64

DO

6.62-7.94  mg/L

NH3

0.02-0.4 mg/L

NO2

0.000-0.023 mg/L

Phương pháp phân tích

Chỉ tiêu

Phương pháp

Hàm lượng protein và nước

AOAC(1996)

Hàm lượng lipid và acid béo không no

Folch Lees và Stanley,1957

Kết Quả

Tăng trưởng: Tỉ lệ sống không bị ảnh hưởng bởi dầu cọ, điều này chứng tỏ dầu cọ không gây độc cho cá. Dầu cọ ảnh hưởng đáng kể đến các hệ số tăng trưởng. Cân nặng và tốc độ tăng trưởng của cá cao nhất khi bổ sung 6% dầu cọ, đây cũng là nghiệm thức có FCR thấp và có hiệu quả sử dụng protein cao.

Hàm lượng lipid: Hàm lượng lipid trong cơ và gan cá đều có xu hướng tăng. Hàm lượng palmitic acid(16:0) tăng cao nhất ở nghiệm thức bổ sung 8% dầu cọ. Hàm lượng DHA ở nghiệm thức 4(6%) cao hơn so với các nghiệm thức còn lại và tỉ lệ DHA/EPA cũng cao hơn so với nhóm đối chứng.

Kết Luận: Bổ sung dầu cọ vào thức ăn ở mức 6% sẽ giúp kích thích tăng trưởng, nâng cao hiệu quả sử dụng protein cũng như gia tăng hàm lượng acid béo không no trên cá Rô phi.

SD
Đăng ngày 26/06/2017
AN LÊ Lược dịch
Nguyên liệu

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 15/04/2024

Giun biển làm thức ăn thủy sản

Nghiên cứu mới đã cho thấy tiềm năng của giun enchytraeid, loài ăn các vật liệu hữu cơ như rong biển mục nát, như một sự thay thế bền vững hơn cho các thành phần thức ăn thủy sản truyền thống.

Giun biển
• 09:57 15/04/2024

Nên dùng thảo dược nào cho tôm thẻ?

Tập trung tìm kiếm các giải pháp thay thế từ tự nhiên, đó chính là thảo dược!

Thảo dược
• 08:00 10/04/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:44 29/03/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 14:38 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 14:38 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 14:38 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 14:38 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 14:38 19/04/2024