Nghiên cứu dự báo xu thế biến động cửa sông và đường bờ biển

Các nhà khoa học của Viện địa chất đã xây dựng thành công sơ đồ dự báo xu thế biến động cửa sông và đường bờ biển vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Một cửa sông đổ ra biển Tân Thành ở Gò Công. Ảnh: Hữu Chí
Một cửa sông đổ ra biển Tân Thành ở Gò Công. Ảnh: Hữu Chí

Đây là một trong những kết quả nghiên cứu của đề tài: “Nghiên cứu biến động cửa sông và môi trường trầm tích Holocen - hiện đại vùng ven bờ châu thổ sông Cửu Long, phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội”, do PGS.TSKH. Nguyễn Địch Dỹ làm chủ nhiệm.

Sơ đồ được xây dựng với tỉ lệ 1:200.000 cho toàn vùng nghiên cứu, bao gồm 9 cửa sông; tỷ lệ 1:50.000 cho 3 cửa sông (Tranh Đề, Định An, Hàm Luông). Các đối tượng dự báo xu thế biến động: cửa sông và đường bờ gồm vùng cửa sông; đường bờ biển cũng như hình thái vùng cửa sông trong sự phát triển chung của ĐBSCL; biến động đường bờ; biến động của các dải cát ngầm và hình thái của các cửa sông. Với tính chất của dự báo dựa theo chu kỳ hoặc không theo chu kỳ, dự báo ngắn hoặc dài, phương pháp chính là dự báo theo kịch bản và theo giải đoán hình ảnh viễn thám.

Dưới tác động của động lực sông, triều và sóng cùng với các tác động nhân sinh diễn ra ngày một gia tăng, đường bờ biển và cửa sông vùng ven biển ĐBSCL đã có những biến động khá phức tạp. Tùy thuộc vào nguồn cung cấp vật liệu, lắng đọng trầm tích và động lực môi trường mà diễn ra quá trình bồi tụ hay xói mòn bờ.

Những biến động đó diễn ra liên tục trong quá khứ cũng như hiện tại và sẽ còn diễn ra trong tương lai, nhất là trong bối cảnh mực nước biển ngày một dâng cao bởi biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của tác động con người ngày càng gia tăng (quai đê lấn biển, khai thác và chỉnh trị dòng sông, nuôi trồng thủy sản...).

Do đó, nghiên cứu xác định quy mô, xu hướng biến động các vùng cửa sông nhằm phục vụ định hướng  quy hoạch, khai thác hợp lý và chỉnh trị có hiệu quả các cửa sông ven biển ĐBSCL là một nhiệm vụ có ý nghĩa cả về khoa học cũng như thực tiễn, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội các vùng ven biển.

http://baoapbac.vn
Đăng ngày 22/01/2013
ĐĂNG NGỌC (Tổng hợp)
Khoa học

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Điểm sáng từ cho lai cá mú trân châu và cá mú nghệ

Được biết cá mú lại hay còn gọi là cá mú trân châu, cá này là con lai giữa cá mú nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) tên tiếng anh giant grouper là và cá mú cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus) tên tiếng anh là tiger grouper.

Cá mú
• 10:54 16/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 12:19 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 12:19 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 12:19 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 12:19 17/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 12:19 17/11/2024
Some text some message..