Nghiên cứu sản xuất tảo từ phụ phẩm nhiên liệu sinh học để dùng trong sản xuất giống tôm thẻ chân trắng.

Một đề tài nghiên cứu tiến sĩ ở Đại học Đông Nam Nova (NSU), bang Florida, Mỹ đã chứng minh rằng các loại thức ăn có sử dụng sinh khối tảo từ sản xuất nhiên liệu sinh học có thể là nguồn protein chủ yếu cho hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng (L. vannamei).

Tảo trong nuôi tôm
Tảo được sử dụng trong nuôi tôm. Hình minh họa

Nhiều loài tảo có thể được sử dụng để cung cấp protein với khả năng tiêu hóa tốt trong thức ăn nuôi tôm. Một số loài tảo có các thành phần protein, carbohydrate và chất béo tương tự như ở bột cá.

Các loại thức ăn nuôi tôm truyền thống thường có thành phần bột cá và dầu cá có được từ nghề khai thác thủy sản ở biển. Việc giảm hay loại bỏ những thành phần này sẽ giảm sự phụ thuộc của nghề nuôi tôm vào việc đánh bắt các loài thủy sản xa bờ và làm tăng tính cạnh tranh về kinh tế. Sản xuất nhiên liệu sinh học tạo ra sản phẩm phụ là tảo có thể giải quyết được vấn đề trên.

Các phụ phẩm từ sản xuất nhiên liệu sinh học gồm: phân bón, thức ăn cho gia súc và gia cầm, sản xuất các nhiên liệu như metan và cồn đã được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng các phụ phẩm từ quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học để dùng như là một nguồn protein và carbohydrate cho tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) chưa được nghiên cứu.

Do đó, một loạt các thí nghiệm đã được tiến hành nhằm đánh giá liệu tảo được sử dụng để sản xuất nhiên liệu sinh học có thể là một nguồn protein chính, bền vững trong thức ăn của tôm thẻ chân trắng hay không.

Tính khả thi của việc thay thế bột cá bằng tảo và xác định tỷ lệ thay thế thích hợp trong thức ăn của giống tôm thẻ chân trắng (0.0306 ± 0.0011 g/con) đã tiến hành.

18 chế độ ăn thử nghiệm đã được đánh giá bằng cách sử dụng 03 loài tảo để thay thế bột cá với các mức 60%, 80% và 100%. Ba loài tảo Chaetoceros calcitrans, Nannochloropsis salina và Pavlova sp. đã được chọn bởi vì chúng có tiềm năng sử dụng cao trong sản xuất nhiên liệu sinh học (do có hàm lượng lipid cao) và đã được đưa vào sử dụng trong hoạt động nuôi tôm giống.

Mỗi loại thức ăn có mức thay thế bột cá khác nhau (60%, 80%, hoặc 100%) và hoặc có chứa sinh khối tảo khô hoặc sinh khối tảo khô đã được giảm hàm lượng lipid để mô phỏng sinh khối tảo sau quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học. Tổng cộng có 18 loại thức ăn có thay thế bột cá bằng tảo: 03 loại tảo (Chaetoceros calcitrans, Nannochloropsis salina và Pavlova sp. ) x 03 mức thay thế (60%, 80%, hoặc 100%) x 02 loại sinh khối tảo (không hoặc có làm giảm hàm lượng lipid).

Ảnh hưởng của 18 loại thức ăn trên đến sự tăng trọng của tôm thẻ chân trắng đã được so sánh với nhau. Đồng thời chúng cũng được so sánh với một loại thức ăn thương mại (Thức ăn đối chứng - CONTROL) và một loại thức ăn có các thành phần được sử dụng giống như các loại thức ăn thí nghiệm nhưng không có sinh khối tảo (Thức ăn cơ bản - BASAL).

Tôm thí nghiệm được nuôi trong cốc styrofoam 355 ml chứa 200 ml nước biển có độ mặn 32‰ (ppt), với chu kỳ quang là 12 sáng:12 tối. Thay nước 90%/ngày trong 6 ngày và 100% vào ngày thứ 7 khi cân trọng lượng.

Mỗi nghiệm thức thức ăn được lặp lại 07 lần (07 cốc), mỗi cốc chứa 01 con tôm được cho ăn hàng ngày. Thời gian thực hiện thí nghiệm là 06 tuần. Tôm được cho ăn 01 lần/ngày đến khi thỏa mãn, được xác định đến khi tôm không ăn nữa. Trọng lượng tôm được cân hàng tuần. Sau sáu tuần, tôm được thu hoạch và cân trọng lượng cuối cùng.

Phân tích sự khác nhau giữa các loài tảo (03 loài), các mức thay thế protein bằng tảo (03 mức thay thế) và hàm lượng lipid (02 loại) cho thấy có một sự khác biệt đáng kể giữa tất cả 18 loại thức ăn có thay thế tảo và thức ăn đối chứng. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng tốt hơn có ý nghĩa đã được quan sát ở các loại thức ăn ít thay thế protein từ bột cá.

Thức ăn có thay 60% bột cá cho kết quả tốt hơn so với thay 80% hoặc 100% bột cá. Không có sự khác biệt đáng kể về giá trị dinh dưỡng giữa các loài tảo. Trong nuôi trồng thủy sản, tỷ lệ sống của tôm (> 71%) ở tất cả các nghiệm thức là có thể chấp nhận được.

Kết quả nghiên cứu này chứng minh rằng các loại thức ăn có sử dụng sinh khối tảo từ sản xuất nhiên liệu sinh học có thể là nguồn protein chủ yếu cho hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng (L. vannamei).

NSUWORKS
Đăng ngày 05/04/2017
Theo Tổng Cục Thủy Sản
Nguyên liệu

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 06:31 14/01/2025

Cập nhật thị trường thủy sản qua top 6 các website uy tín dưới đây

Trong ngành nuôi trồng và kinh doanh thủy sản, việc cập nhật thông tin giá cả thị trường không chỉ giúp người nông dân đưa ra quyết định hợp lý mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Nhưng làm thế nào để tìm được nguồn thông tin đáng tin cậy? Bài viết này sẽ giới thiệu đến 6 website uy tín nhất giúp bà con dễ dàng cập nhật giá thủy sản mới nhất và chính xác nhất tại Việt Nam.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:31 14/01/2025

Xuất khẩu tôm 2024: Hành trình giữ vững vị thế ngành tôm Việt Nam

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam vẫn kiên cường duy trì vị thế xuất khẩu mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ việc phục hồi nhu cầu tại các thị trường lớn đến những chiến lược phát triển bền vững, cùng khám phá hành trình đầy thách thức nhưng cũng đầy tiềm năng của ngành tôm Việt Nam.

Tôm
• 06:31 14/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 06:31 14/01/2025

Các đặc điểm cần lưu ý khi chọn tôm giống

Việc chọn tôm giống chất lượng là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo thành công. Tôm giống khỏe mạnh sẽ giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật, tăng tỷ lệ sống sót và cải thiện năng suất ao nuôi. Tuy nhiên, để chọn được tôm giống đạt tiêu chuẩn, người nuôi cần nắm rõ một số đặc điểm quan trọng.

Tôm giống
• 06:31 14/01/2025
Some text some message..