Nghiên cứu tính ăn và phổ thức ăn của cá sửu

Cá sửu Boesemania microlepis (Bleeker, 1858) là loài cá có thịt thơm ngon và kích cỡ thương phẩm lớn nên có giá trị kinh tế cao. Cá sửu thuộc giống Boesemania, họ cá đù (Sciaenidae), bộ cá vược (Perciformes).

Cá sửu.
Cá sửu.

Trên thế giới, cá phân bố ở Đông Nam Á. Ở lưu vực sông Mekong, cá phân bố dọc dòng chính và các chi lưu của sông Mekong từ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam đến Luông Pra-bang của Lào, phần thượng lưu rất hiếm gặp. Đây là loài cá có kích thước lớn, chiều dài tổng tối đa của cá hơn 100cm, khối lượng khoảng 18 kg. Thường bắt gặp cá vào khoảng dưới 20-30 cm. 

Cá thành thục sinh dục lần đầu có chiều dài tổng lớn hơn 30 cm. Cá sửu có thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng nên có giá trị thương phẩm cao. Loài cá này đang được xếp ở mức sắp bị đe dọa trong sách đỏ IUCN.

Đến nay, các nghiên cứu về loài cá này ở Việt Nam chưa được công bố nhiều. Do đó đề tài “Nghiên cứu tính ăn và phổ thức ăn của cá sửu Boesemania microlepis (Bleeker, 1858)” đã được thực hiện nhằm cung cấp một số dẫn liệu về đặc điểm dinh dưỡng của cá, làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về nhu cầu dinh dưỡng và ứng dụng chọn lựa thức ăn để ương nuôi nhân tạo loài cá này trong tương lai.

Đặc điểm hình thái cấu tạo hệ tiêu hóa của cá sửu

1. Miệng

Cá sửu có miệng rộng, rạch miệng dài, hơi xiên theo hướng lên trên, rạch miệng kéo dài qua khỏi đường thẳng đứng kẻ từ tâm của mắt. Môi dày, mềm, rãnh sau môi dưới gián đoạn ở giữa, môi trên mỏng hơn môi dưới, rãnh sau môi trên không rõ ràng.


Hình dạng miệng (a) và hàm cá sửu (b)

2. Hàm

Cá sửu có hàm trên và hàm dưới dài bằng nhau. Xương hàm trên và xương hàm dưới cứng, chắc (Hình 3b). Hàm trên có một hàng răng lớn và nhọn, hàm dưới có hai hàng răng, hàng răng nhỏ mịn nằm bên ngoài xen kẽ với hàng răng lớn nằm bên trong. Các răng lớn có xu hướng mọc cong hướng vào trong khoang miệng.


Răng hàm trên và hàm dưới cá sửu.

3. Hầu

Nằm cuối trong xoang miệng, có phân bố răng hầu to, nhỏ xếp thành từng đám xen kẽ nhau ở trên và dưới hầu.


Răng hầu cá sửu

4. Lược mang

Cá sửu có bốn đôi cung mang màu trắng tách rời nhau, lược mang thưa, ngắn tạo thành hai hàng đối xứng nhau trên cung mang, gốc các lược mang gắn vào cung mang, số lược mang trên cung mang thứ nhất dao động trong khoảng 10-17, các lược mang nhọn, cứng chắc, nằm hướng vào xoang miệng-hầu. 


Lược mang cá sửu

5. Manh tràng

Bao gồm 5-9 ống có một đầu bịt kín được gắn vào ống tiêu hoá ở nơi tiếp giáp giữa dạ dày và ruột.


Dạ dày, manh tràng, ruột cá sửu

6. Dạ dày

Là phần nối tiếp sau thực quản, có dạng hình túi to, vách dày, mặt trong có nhiều nếp gấp tạo khả năng giãn nở lớn với chức năng chứa thức ăn, tiết men tiêu hóa tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn.


 Dạ dày (a), vách trong của dạ dày (b),thức ăn trong dạ dày (c)

7. Ruột

Là phần tiếp giáp với dạ dày đến hậu môn của cá. Ruột cá sửu thuộc dạng ruột thẳng, to và ngắn, vách ruột dày, xếp gấp khúc tạo thành hai đoạn rõ rệt.

Cá sửu là loài có tính ăn động vật. Thành phần thức ăn trong dạ dày của cá có chiều dài tổng >30cm và <30cm đều có bốn loại thức ăn gồm: Cá con, giáp xác, nhuyễn thể và giun nhiều tơ. Cá có sự thay đổi phổ thức ăn ở các giai đoạn phát triển, cá còn nhỏ ăn chủ yếu là giáp xác trong khi cá trưởng thành ăn chủ yếu là cá con.

Tổng Hợp
Đăng ngày 05/05/2021
Như Huỳnh
Nuôi trồng

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 10:19 08/01/2025

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 02:40 14/01/2025

Cập nhật thị trường thủy sản qua top 6 các website uy tín dưới đây

Trong ngành nuôi trồng và kinh doanh thủy sản, việc cập nhật thông tin giá cả thị trường không chỉ giúp người nông dân đưa ra quyết định hợp lý mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Nhưng làm thế nào để tìm được nguồn thông tin đáng tin cậy? Bài viết này sẽ giới thiệu đến 6 website uy tín nhất giúp bà con dễ dàng cập nhật giá thủy sản mới nhất và chính xác nhất tại Việt Nam.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:40 14/01/2025

Xuất khẩu tôm 2024: Hành trình giữ vững vị thế ngành tôm Việt Nam

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam vẫn kiên cường duy trì vị thế xuất khẩu mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ việc phục hồi nhu cầu tại các thị trường lớn đến những chiến lược phát triển bền vững, cùng khám phá hành trình đầy thách thức nhưng cũng đầy tiềm năng của ngành tôm Việt Nam.

Tôm
• 02:40 14/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 02:40 14/01/2025

Các đặc điểm cần lưu ý khi chọn tôm giống

Việc chọn tôm giống chất lượng là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo thành công. Tôm giống khỏe mạnh sẽ giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật, tăng tỷ lệ sống sót và cải thiện năng suất ao nuôi. Tuy nhiên, để chọn được tôm giống đạt tiêu chuẩn, người nuôi cần nắm rõ một số đặc điểm quan trọng.

Tôm giống
• 02:40 14/01/2025
Some text some message..