Nghiên cứu sản xuất tảo từ phụ phẩm nhiên liệu sinh học để dùng trong sản xuất giống tôm thẻ chân trắng.

Một đề tài nghiên cứu tiến sĩ ở Đại học Đông Nam Nova (NSU), bang Florida, Mỹ đã chứng minh rằng các loại thức ăn có sử dụng sinh khối tảo từ sản xuất nhiên liệu sinh học có thể là nguồn protein chủ yếu cho hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng (L. vannamei).

Tảo trong nuôi tôm
Tảo được sử dụng trong nuôi tôm. Hình minh họa

Nhiều loài tảo có thể được sử dụng để cung cấp protein với khả năng tiêu hóa tốt trong thức ăn nuôi tôm. Một số loài tảo có các thành phần protein, carbohydrate và chất béo tương tự như ở bột cá.

Các loại thức ăn nuôi tôm truyền thống thường có thành phần bột cá và dầu cá có được từ nghề khai thác thủy sản ở biển. Việc giảm hay loại bỏ những thành phần này sẽ giảm sự phụ thuộc của nghề nuôi tôm vào việc đánh bắt các loài thủy sản xa bờ và làm tăng tính cạnh tranh về kinh tế. Sản xuất nhiên liệu sinh học tạo ra sản phẩm phụ là tảo có thể giải quyết được vấn đề trên.

Các phụ phẩm từ sản xuất nhiên liệu sinh học gồm: phân bón, thức ăn cho gia súc và gia cầm, sản xuất các nhiên liệu như metan và cồn đã được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng các phụ phẩm từ quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học để dùng như là một nguồn protein và carbohydrate cho tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) chưa được nghiên cứu.

Do đó, một loạt các thí nghiệm đã được tiến hành nhằm đánh giá liệu tảo được sử dụng để sản xuất nhiên liệu sinh học có thể là một nguồn protein chính, bền vững trong thức ăn của tôm thẻ chân trắng hay không.

Tính khả thi của việc thay thế bột cá bằng tảo và xác định tỷ lệ thay thế thích hợp trong thức ăn của giống tôm thẻ chân trắng (0.0306 ± 0.0011 g/con) đã tiến hành.

18 chế độ ăn thử nghiệm đã được đánh giá bằng cách sử dụng 03 loài tảo để thay thế bột cá với các mức 60%, 80% và 100%. Ba loài tảo Chaetoceros calcitrans, Nannochloropsis salina và Pavlova sp. đã được chọn bởi vì chúng có tiềm năng sử dụng cao trong sản xuất nhiên liệu sinh học (do có hàm lượng lipid cao) và đã được đưa vào sử dụng trong hoạt động nuôi tôm giống.

Mỗi loại thức ăn có mức thay thế bột cá khác nhau (60%, 80%, hoặc 100%) và hoặc có chứa sinh khối tảo khô hoặc sinh khối tảo khô đã được giảm hàm lượng lipid để mô phỏng sinh khối tảo sau quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học. Tổng cộng có 18 loại thức ăn có thay thế bột cá bằng tảo: 03 loại tảo (Chaetoceros calcitrans, Nannochloropsis salina và Pavlova sp. ) x 03 mức thay thế (60%, 80%, hoặc 100%) x 02 loại sinh khối tảo (không hoặc có làm giảm hàm lượng lipid).

Ảnh hưởng của 18 loại thức ăn trên đến sự tăng trọng của tôm thẻ chân trắng đã được so sánh với nhau. Đồng thời chúng cũng được so sánh với một loại thức ăn thương mại (Thức ăn đối chứng - CONTROL) và một loại thức ăn có các thành phần được sử dụng giống như các loại thức ăn thí nghiệm nhưng không có sinh khối tảo (Thức ăn cơ bản - BASAL).

Tôm thí nghiệm được nuôi trong cốc styrofoam 355 ml chứa 200 ml nước biển có độ mặn 32‰ (ppt), với chu kỳ quang là 12 sáng:12 tối. Thay nước 90%/ngày trong 6 ngày và 100% vào ngày thứ 7 khi cân trọng lượng.

Mỗi nghiệm thức thức ăn được lặp lại 07 lần (07 cốc), mỗi cốc chứa 01 con tôm được cho ăn hàng ngày. Thời gian thực hiện thí nghiệm là 06 tuần. Tôm được cho ăn 01 lần/ngày đến khi thỏa mãn, được xác định đến khi tôm không ăn nữa. Trọng lượng tôm được cân hàng tuần. Sau sáu tuần, tôm được thu hoạch và cân trọng lượng cuối cùng.

Phân tích sự khác nhau giữa các loài tảo (03 loài), các mức thay thế protein bằng tảo (03 mức thay thế) và hàm lượng lipid (02 loại) cho thấy có một sự khác biệt đáng kể giữa tất cả 18 loại thức ăn có thay thế tảo và thức ăn đối chứng. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng tốt hơn có ý nghĩa đã được quan sát ở các loại thức ăn ít thay thế protein từ bột cá.

Thức ăn có thay 60% bột cá cho kết quả tốt hơn so với thay 80% hoặc 100% bột cá. Không có sự khác biệt đáng kể về giá trị dinh dưỡng giữa các loài tảo. Trong nuôi trồng thủy sản, tỷ lệ sống của tôm (> 71%) ở tất cả các nghiệm thức là có thể chấp nhận được.

Kết quả nghiên cứu này chứng minh rằng các loại thức ăn có sử dụng sinh khối tảo từ sản xuất nhiên liệu sinh học có thể là nguồn protein chủ yếu cho hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng (L. vannamei).

NSUWORKS
Đăng ngày 05/04/2017
Theo Tổng Cục Thủy Sản
Nguyên liệu

Chín nguyên liệu thức ăn thủy sản giàu protein đầy hứa hẹn

Một báo cáo được biên soạn với sự hỗ trợ từ Quỹ Moore của Hatch Blue, đã đi sâu vào chín thành phần thức ăn thủy sản giàu protein hứa hẹn nhất. Theo đó, báo cáo về Thành phần giàu protein mới nổi cho nuôi trồng thủy sản nhằm xác định các thành phần hứa hẹn nhất để bổ sung cho các nguồn protein hiện có, mở rộng giỏ nguyên liệu thô và thu hẹp khoảng cách về protein trong thức ăn thủy sản.

Thức ăn
• 12:31 21/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 15/04/2024

Giun biển làm thức ăn thủy sản

Nghiên cứu mới đã cho thấy tiềm năng của giun enchytraeid, loài ăn các vật liệu hữu cơ như rong biển mục nát, như một sự thay thế bền vững hơn cho các thành phần thức ăn thủy sản truyền thống.

Giun biển
• 09:57 15/04/2024

Nên dùng thảo dược nào cho tôm thẻ?

Tập trung tìm kiếm các giải pháp thay thế từ tự nhiên, đó chính là thảo dược!

Thảo dược
• 08:00 10/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 21:11 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 21:11 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 21:11 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 21:11 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 21:11 25/04/2024