Ngộp thở ở âu thuyền Thọ Quang

Người dân xung quanh âu thuyền Thọ Quang (Đà Nẵng) đang “sống dở” từng ngày với mùi hôi thối nồng nặc do ô nhiễm bởi nước thải từ hàng chục nhà máy, xí nghiệp của trung tâm dịch vụ chế biến thủy sản, theo đường dẫn được đổ cả về đây.

âu thuyền Thọ Quang
Cả âu thuyền Thọ Quang là một màu đen kịt. Ảnh: N.N.B

Chuyện ô nhiễm mặt nước âu thuyền, không khí của khu vực dân cư sống tại đây, không mới ngày một, ngày hai. Suốt  mấy năm qua, trải qua không biết bao nhiêu cuộc họp, bao nhiêu chỉ đạo giải quyết, nhưng rồi đâu vẫn hoàn đó.

Cá cũng phải nhảy lên bờ

Không phải người dân ở các phường Thọ Quang, Mân Thái, Nại Hiên Đông (quận Sơn Trà) giỏi chịu đựng, mà nhiều năm rồi, họ gào gọi sự vào cuộc của chính quyền nhưng vẫn chưa được “thở” không khí trong lành. 

Ngồi sơn lại chiếc thuyền “dã chiến”, ông Từ Văn Đợi (70 tuổi, phường Mân Thái) ngao ngán nói: “Thối khủng khiếp! Vì chén cơm tôi phải “cắn răng” làm chứ mỗi lần xuống đây tôi lại muốn trốn đi đâu đó”. Mấy chục năm lăn lộn với nghề biển, đến tuổi bạc đầu ông Đợi mới “nếm mùi” làm ăn thất bát. Hơn 5 năm về trước, cá tôm trong âu thuyền Thọ Quang nhiều vô kể. Ông Đợi làm nội trong âu ngày cũng kiếm được 200.000 -300.000 đồng. Còn giờ, ông “dốc hết sức già”, giong thuyền ra khỏi âu vẫn thấy ít cá tôm.

Lắp lại tấm ván đứng ghe, nhưng ông Đỗ Văn Nhùm (70 tuổi, phường Nại Hiên Đông) phải lội lên lội xuống âu thuyền, đo đi đo lại kích thước gần chục lần. Và cứ mỗi lần bước chân lên khỏi vũng bùn đen kịt, ông lại lật đật đi tìm vũng nước mưa để rửa. “Phải rửa ngay chứ để lâu nó trôi da mất, nội cái đi rửa chân cũng hết ngày rồi” - ông Nhùm nói. Ông bảo: “Con cá hắn chạy ngoài biển vào đây, nghe cái mùi là chúng ngược trở ra. Con cá lỵ sống dai rứa mà hắn cũng muốn nhảy lên bờ mà chết”. 

Chưa đủ, ông Nhùm tiếp tục miêu tả sức thối và độ đen khủng khiếp tại âu thuyền, “nó thối còn hơn cả chuồng xí, đến con cá cũng muốn nhảy lên bờ mà chết”. Khi trước, kéo lưới ngay tại âu thuyền, ông Nhùm cùng vợ “làm chơi ăn thiệt”, ngày kiếm cả 300.000 - 400.000 đồng. Còn vài năm lại đây, cong lưng chèo ghe ra tận cầu Thuận Phước cũng không đủ cơm ăn, ngày chỉ kiếm được 50.000 - 70.000 đồng. Bà Nguyễn Thị Thanh (phường Nại Hiên Đông) cho biết, gia đình bà từng sống bằng nghề xúc tôm ở âu thuyền, nhưng vài năm lại đây phải chuyển nghề vì âu thuyền... sạch tôm.

Theo bà Thanh, nguyên nhân chính khiến âu thuyền Thọ Quang hôi thối dai dẳng là do các nhà máy sản xuất, chế biến thủy sản lén lút xả nước thải chưa xử lý ra môi trường và hoạt động của tàu thuyền tại cảng cá gây ô nhiễm. “Lúc trước nước âu thuyền xanh biếc, sạch lắm, dân đây tắm được. Còn chừ, lội xuống là về ghẻ lở. Nhiều lúc tôi vớt con cá dưới nước lên thì thấy đầy ghẻ là ghẻ” – bà Thanh rùng mình nói. Ông Phùng Ba – Tổ trưởng tổ dân phố 39B (phường Thọ Quang) - thở dài: “Nhắc đến âu thuyền Thọ Quang thì dân đây “nản” quá rồi. Họp hành nhiều, phản ánh không biết nhiêu lần nhưng thối vẫn cứ thối”. 

Ông Ba chán chường kể mẩu chuyện: “Con cháu mỗi lần về thăm tôi cũng chỉ ở được một chặp rồi bỏ về vì không chịu nổi mùi thối. Gớm nhất khoảng 6 đến 9 giờ tối và từ 2 đến 6 giờ sáng, đặc biệt là khi có mưa dông, thối thôi đừng nói”. Ông Mai Văn Cầm (phường Nại Hiên Đông) nói thẳng: “Thành phố thì lúc nào cũng ra khẩu hiệu xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp nhưng bao nhiêu năm nay người dân nơi này vẫn sống chung với mùi hôi thối!”. 

Ông Cầm lắc đầu: “Khổ nhất là mấy đứa nhỏ, nửa đêm chúng vùng dậy bảo, ông ơi thối quá, con ngủ không được”. Một cặp vợ chồng sống ở khu tái định cư Vũng Thùng (đối diện âu thuyền Thọ Quang, phường Nại Hiên Đông) cho hay, nhiều lúc thối quá chịu không nổi, họ phải bồng con chạy về nhà ông bà nội cách đó 5-6 cây số để... “núp”! 

Theo tìm hiểu của chúng tôi, khu tái định cư Vũng Thùng (đường Chu Huy Mân) còn khá nhiều lô đất đang chờ người mua. Có điều, chẳng thấy ai buồn đến hỏi thăm, để mặc cỏ mọc dày đặc. Bởi, nói như ông Lê Xuân Bút - “không ai ngu bỏ tiền mua hôi thối!”. 

Các nhà máy thủy sản lén lút xả nước thải chưa xử lý ra môi trường đã khiến âu thuyền Thọ Quang bị ô nhiễm nặng, hôi thối dai dẳng
Các nhà máy thủy sản lén lút xả nước thải chưa xử lý ra môi trường đã khiến âu thuyền Thọ Quang bị ô nhiễm nặng, hôi thối dai dẳng

Tiếp tục... chờ

Từ cuối năm 2012 đến nay, Ban quản lý âu thuyền và cảng cá Thọ Quang phối hợp cùng UBND phường Thọ Quang đã lập biên bản ghi nhận 4 trường hợp các nhà máy xả thải chưa xử lý ra âu thuyền Thọ Quang. Tuy nhiên, ông Đinh Văn An - Phó Chủ tịch UBND phường Thọ Quang - nói: “Đích danh nhà máy nào xả thải thì chính quyền không biết rõ”.

Theo ông thì phường thường xuyên nhận được phản ánh của người dân về việc ô nhiễm, hôi thối tại âu thuyền Thọ Quang. Nhất là vào ban đêm, người dân phản ánh trực tiếp qua điện thoại việc các nhà máy sản xuất chế biến thủy sản lén lút xả nước thải chưa xử lý ra môi trường. Trong cuộc họp ngày 27.8.2013 do UBND quận Sơn Trà chủ trì, đại diện lãnh đạo 3 phường Nại Hiên Đông, Mân Thái, Thọ Quang đã phản ánh sự việc. Chủ tịch UBND quận này đã tiếp thu, ghi nhận và hứa sẽ báo cáo lên thành phố giải quyết.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay nhà máy xử lý nước thải KCN gần âu thuyền Thọ Quang (nhà máy Quốc Việt) đã quá tải, không phát huy tác dụng. Hiện Sở TNMT đang tiếp nhận nhà máy này để đánh giá hiệu quả xử lý nước thải. Riêng việc các chủ tàu tự ý xả thải gây ô nhiễm tại khu vực cảng cá, Sở NNPTNT cũng đang xây dựng đề án rửa tàu. Theo đó, nước sau khi rửa tàu sẽ được chuyển đi nơi khác để xử lý, giúp hạn chế gây ô nhiễm tại âu thuyền. Đồng thời, cơ quan này giao cho Ban quản lý cảng cá và âu thuyền Thọ Quang có trách nhiệm nhắc nhở các chủ tàu không được xả thải bẩn ra môi trường.

Không biết khả năng quản lý của đơn vị trên đến đâu, nhưng khi chúng tôi có mặt tại cảng cá thì chứng kiến “chẳng có gì gọi là quản lý”. Trên tấm bảng bự chảng ghi điều 3, trích Quyết định số 03/2013/QĐ – UBND ngày 18.1.2013 của UBND TP.Đà Nẵng quy định những hành vi không được thực hiện tại âu thuyền Thọ Quang như: Cọ rửa sàn tàu thuyền hoặc hầm hàng gây ô nhiễm môi trường; xả dầu thải, chất bẩn, chất độc, chất thải bẩn, nước sinh hoạt, vứt bỏ phế thải không đúng nơi quy định... Nhưng ngay dưới mặt nước âu thuyền, nào dầu nhớt, xác cá chết, rác rến... từ các tàu thuyền thải xuống nỗi lềnh bềnh khắp nơi. Dọc bờ kè âu thuyền, dày đặc các bãi phóng uế. Cảnh tượng gây kinh tởm đến nỗi chúng tôi chỉ muốn bỏ chạy thật xa.

Cuối cùng, để nắm thêm thông tin về tình hình kiểm tra, giám sát tàu thuyền gây ô nhiễm tại cảng cá và âu thuyền Thọ Quang, chúng tôi đã nhiều lần liên hệ với Ban quản lý âu thuyền và cảng cá Thọ Quang nhưng bất thành, vì lãnh đạo đơn vị này... liên tục “bận họp”!

Báo Lao Động
Đăng ngày 25/09/2013
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 07:34 22/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 07:34 22/11/2024

Cá tra năm 2024 và định hướng năm 2025

Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/11/2024 cho biết, xuất khẩu năm 2024 đạt 1,56 tỷ USD và đặt mục tiêu năm 2025 tăng lên 2 tỷ USD.

Cá tra
• 07:34 22/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 07:34 22/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 07:34 22/11/2024
Some text some message..