Ngư dân bạc tỉ

“Cứ tàu to, máy lớn, bám biển dài ngày thì thế nào cũng đat. Nhà tôi 3 con tàu lớn, xa bờ nhưng khi phát hiện ra luồng cá thì không quên chia sẻ với tàu bạn, bởi khái thác càng đông càng vui”, ngư dân Huỳnh Văn Tạo, một “đại gia biển xanh” đã chia sẻ như vậy.

ông Tạo
"Cứ tàu to, máy lớn bám biển dài ngày thì thế nào cũng đạt", ông Tạo khẳng định

Ông Tạo bước vào tuổi 52 với cơ ngơi là một dự án “thả xuống biển con tàu thứ 4”, nếu thời tiết thuận lợi. “Tôi và 2 em trai đang lái 3 chiếc, con tàu đóng mới sẽ dành cho con trai”, ông cho biết.

Trong khi “thả” bạc tỉ xuống biển thì trên bờ, tại thôn Sâm Linh Đồng, xã Tam Quang, huyện Núi Thành, Quảng Nam, 25 năm nay gia đình ông Tạo vẫn giản dị trong căn nhà cấp 4, không hề có dấu hiện của một “đại gia”. “Cứ tưởng tượng bê một chiếc tàu trị giá 4 tỉ đồng bỏ lên bờ để làm một căn nhà thì căn nhà đó sẽ lớn như thế nào. Nhưng mê đi biển quá, có bao nhiêu tiền dành dụm được đều đóng tàu mới hết. Rồi lại đi biển miết, thành ra nhà tôi là những con tàu đang đánh bắt ngoài khơi xa”, ông Tạo nói.

Lớn lên đã quen nghề chài cá nên thời trai trẻ có làm gì được vài bữa ông Tạo cũng trở về với biển cả vì “nỗi nhớ sóng nước cứ giày vò”. Nhà nghèo, để có con đò quanh quẩn ven bờ đã khó, có được một con tàu lớn vươn khơi với ông là cả một ước mơ. Nhưng chí trai thích vẫy vùng, ông quyết biến ước mơ đó thành hiện thực. 

Năm 1985, ông mua một con tàu nhỏ khoảng 50 triệu đồng từ ít vốn chắt bóp cộng với nhiều khoản vay khác. Trên con tàu này, hàng ngày ông cùng vài bạn thuyền bám biển câu mực xà và tích cóp tiền. Mãi đến 20 năm sau, ông mới đóng tàu có công suất máy 240 CV, nhưng sau đó không lâu cũng bán vì thấy nó vẫn… còn nhỏ. 

“Khi chuyển từ nghề câu mực xà qua nghề lưới vây khơi, con tàu trở nên quá nhỏ nên tôi đã bán để mua con tàu trên 500 CV”, ông Tạo giải thích. Đó là năm 2009, khi cá đánh bắt ngày càng nhiều mà tàu chở không hết. Chiếc tàu này sau đó ông để người em trai thứ 3 cầm lái.

Nhiều chuyển biển liên tiếp trúng đậm, ông Tạo đóng chiếc thứ 2 cũng 500 CV. Xóm làng chưa hết ngỡ ngàng vì ông “chịu chơi” thì đến năm 2011, ông đóng con tàu thứ 3 với công suất máy 550 CV. “Đội tàu gia đình đang tạm ổn với 44 thuyền viên. Chiếc đóng đầu tiên Qna 90266 TS do em trai tôi là Huỳnh Tèo đi cùng 2 đứa cháu. Chiếc thứ 2 Qna 90398 TS do em kế tôi Huỳnh Văn Trương cầm lái cùng con trai đầu của Trương và con trai đầu của tôi. Tôi cầm lái chiếc mới nhất Qna 91144 TS để kèm cặp cho con trai thứ hai. Trên biển Đông giờ là cả đại gia đình đấy”, ông Tạo nói.

bằng khen
Ông Tạo nâng niu tấm bằng khen "nhân tố mới trong phát triển kinh tế biển, đảo năm 2012" của Ban Tuyên giáo T.Ư

“Ba chiếc ra khơi cùng lúc chắc chắn phải thắng vì tai mắt trên biển nhiều hơn. Chiếc nào phát hiện ngư trường mới thì vài giờ sau 2 chiếc còn lại có mắt, tập trung đánh bắt. Như thế không thắng sao được”, ông cười khà. Nhiều năm liền đánh bắt theo phương thức như thế nên chưa năm nào đội tàu nhà ông thất thu. Mỗi năm lao động trên tàu nhận mức thù lao khoảng 100 triệu đồng, riêng ông thu ít nhất 3 tỷ đồng từ 3 chiếc tàu trên.

Những ngày cuối năm, ông Tạo đang ấp ủ dự án hình thành một đội sản xuất gia đình với ước ao “thả” thêm 2 con tàu nữa. Con tàu tiếp theo chắc chắn phải lớn hơn con tàu trước và cứ thế nâng cấp dần thành một đội tàu hùng hậu. Ông đã đầu tư một máy dò ngang trị giá hơn 300 triệu đồng và chuẩn bị sắm cái thứ 2. Cũng nhờ vào chiếc máy này mà ông đã giúp nhiều tàu bạn có địa điểm mới để đánh bắt.

Kinh nghiệm né bão

Năm 2013 là một năm khắc nghiệt đầy biến động về thời tiết. Nhiều lần đối mặt với bão biển, ngư dân Huỳnh Văn Tạo đã có rất nhiều kinh nghiệm để vượt qua những đợt gió khủng khiếp. Ông bảo, dù đã có tuổi nhưng ông kiên quyết bám biển thêm nhiều năm nữa để kèm cặp và truyền kinh nghiệm cho các con, đặc biệt là kinh nghiệm “né” bão. Khi cơn bão Nari với sức mạnh kinh hoàng quét qua biển Đông, ông Tạo đã bình tĩnh dẫn 3 chiếc tránh trú ở những nơi an toàn ngoài khơi. “Bão vào, mình chạy đua vào bờ thì càng nguy hiểm, cho nên cần tỉnh táo để đi qua vùng gió giật”, ông chia sẻ.

Thanh Niên/Dân Việt, 31/01/2014
Đăng ngày 03/02/2014
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 22:14 28/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 22:14 28/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 22:14 28/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 22:14 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 22:14 28/12/2024
Some text some message..