Ngư dân miền Trung đầu tư tàu lớn vươn khơi xa

Những năm gần đây, dù kinh tế khó khăn, nhưng ngư dân miền Trung vẫn tằn tiện chi tiêu để đầu tư tàu lớn vươn khơi xa, bám biển dài ngày. Chủ trương về đóng tàu vỏ sắt phục vụ ngư dân đã được Nhà nước triển khai. Khát vọng về những đội tàu lớn, hùng mạnh hiện diện trên biển ngày càng mãnh liệt đối với ngư dân miền Trung.

Ngu-dan-mien-trung-dong-tau
Đóng mới tàu thuyền tại Công ty cổ phần Thủy sản Hoài Nhơn. Ảnh: Ngọc Thái

Đóng tàu lớn và tăng đội tàu

Hai chiếc tàu cá của ngư dân Nguyễn Văn Cư, xã Nghĩa An (Tư Nghĩa, Quảng Ngãi), được đóng mới với số tiền khoảng 5 tỷ đồng lừng lững nằm trên thanh đà sắp được hạ thủy. Để có thể đánh bắt dài ngày trên biển ở các vùng biển xa, ông Cư không chọn đóng tàu có công suất nhỏ như trước mà chuyển hướng bằng việc bỏ ra số tiền lớn để đóng tàu có công suất lên đến 430 CV. Theo ông Cư, đóng tàu công suất lớn sẽ làm ăn hiệu quả và giúp đảm bảo an toàn hơn khi hành nghề trên biển. Ông Phạm Như Quỳnh, Chủ nhiệm Hợp tác xã tàu thuyền Cổ Lũy, xã Nghĩa Phú (Tư Nghĩa) xác nhận: “Hiện nay ngư dân Quảng Ngãi chủ yếu đóng tàu công suất lớn chứ không đóng tàu công suất nhỏ. Vì bây giờ ven bờ ít cá nên đóng tàu công suất lớn để khai thác khơi xa. Hàng năm, khoảng 50 chiếc tàu công suất lớn được đóng mới”. Nếu năm 2002, số lượng tàu thuyền của Quảng Ngãi khoảng 3.000 tàu với tổng công suất chỉ 129 ngàn CV, đến năm 2012, toàn tỉnh có 5.700 tàu thuyền, với tổng công suất trên 680 ngàn CV.
 

Tại Bình Định, ngư dân Nguyễn Văn Ái, chủ những chiếc tàu cá to nhất, nhì miền Trung ở thôn Xuân Thạnh, xã Mỹ An (Phù Mỹ) là niềm mơ ước, nể phục của nhiều ngư dân. “Chiếc đóng năm vừa rồi có công suất 800CV và đang đánh bắt thủy sản tại vùng biển Trường Sa. Chiếc còn lại 900CV mới vừa cập với 10 hầm tàu đầy cá...” - ông Ái vui mừng nói. Có tàu đánh bắt, ắt phải có tàu cung ứng nhiên liệu.

Ông Trần Mạnh Tưởng, Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Hoài Nhơn (Bình Định), cho biết: Hiện nay, ngư dân Bình Định chủ yếu đóng tàu có công suất lớn chứ không còn đóng tàu công suất nhỏ nữa. Năm 2011, công ty chúng tôi đóng mới trên 120 chiếc tàu cho ngư dân Bình Định và các tỉnh miền Trung, trong đó chiếc có công suất nhỏ nhất là 200 CV. Từ đầu năm đến nay, công ty đã nhận hợp đồng đóng mới gần 150 chiếc tàu có công suất từ 200-650 CV và đã cho hạ thủy được 120 chiếc. Theo ông Trần Văn Vinh, Chi cục phó Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bình Định từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Bình Định có gần 300 tàu thuyền đóng mới và nâng cấp máy (công suất bình quân 400 CV/chiếc), thay thế dần các tàu có công suất nhỏ. Hiện nay, đội tàu thuyền khai thác hải sản của Bình Định thuộc loại hùng hậu của cả nước, với 7.791 chiếc, tổng công suất trên 670.000 CV, công suất bình quân 98,75 CV/chiếc. Trong đó, tàu khai thác, đánh bắt xa bờ có công suất từ 90 CV trở lên 2.408 chiếc. So với năm 2005, số lượng tàu thuyền tăng gần gấp đôi, nhưng tổng công suất tăng đến gấp 6 lần.

Một tàu hậu cần được cho là “khủng” nhất miền Trung do ngư dân tự đóng mới được hạ thủy của anh Lê Văn Sang (ở quận Hải Châu, Đà Nẵng). Tàu có trị giá hơn 3 tỷ đồng, công suất gần 1.200CV, hoạt động ổn định trong điều kiện gió bão cấp 7-8. Dù mới hạ thủy nhưng trong chuyến biển đầu tiên trở về đất liền, ông Sang hồ hởi khoe thu mua được hơn 20 tấn hải sản, cung ứng gần 3.000 lít dầu và nhiều lương thực cho các tàu đánh bắt xa bờ. Ông Sang đang lên kế hoạch đóng thêm một tàu dịch vụ cỡ bự nữa.

Băn khoăn tàu sắt
 

Ngư dân Nguyễn Tấn Điệp ở xóm Cù Lao, thôn Mỹ Tân, xã Bình Chánh (Bình Sơn, Quảng Ngãi) vừa là thuyền trưởng, vừa làm chủ hai tàu câu mực ở Trường Sa, cả hai tàu đều có công suất 380CV. Năm 2011, khi nghe tin triển khai dự án đóng tàu sắt, ông Điệp rất hào hứng, vì tàu sắt là niềm ao ước lâu nay của ngư dân, rất an toàn khi hành nghề trên biển. Thế nhưng khi biết kinh phí đầu tư tàu sắt cao, tàu 400CV kinh phí đã lên đến 5 - 7 tỷ đồng, ông Điệp... hoảng vì không có tiền nên không đăng ký đóng nữa. Theo ông Điệp đóng tàu gỗ 700 - 800CV, chi phí trên dưới 3 tỷ đồng. Trong khi đó, tàu sắt chỉ 400CV, ngốn tiền quá lớn, tụi tui không dám làm dù rất muốn”, ông Điệp nói. Ông Trần Em, Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Phổ cho biết cũng đã có bốn ngư dân đăng ký tàu sắt đã không tiếp tục làm hồ sơ đóng tàu, nguyên nhân vẫn do không có kinh phí. Bởi theo chủ trương, ngư dân phải đảm bảo 50% số vốn trên tổng giá trị tàu mới vay được tiền. Điều ngư dân băn khoăn nữa, đóng tàu sắt khi hư hỏng khó tìm nơi sửa chữa, chi phí như bảo dưỡng, duy tu tàu cá vỏ sắt cao hơn so với tàu vỏ gỗ.

Theo Phó Giám đốc Sở NN-PTNT kiêm Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Quảng Ngãi Phan Huy Hoàng, dự án hiện đại hóa tàu cá của Nhà nước, tỉnh sẽ đóng thí điểm 22 tàu sắt (công suất từ 400 - 800CV), kinh phí khoảng 174 tỷ đồng (tàu thấp nhất 4,9 tỷ đồng, cao nhất 10,5 tỷ đồng), sau đó sẽ được triển khai ra 28 tỉnh, thành ven biển. Hiện Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã được giao thiết kế, đóng tàu, tập huấn, chuyển giao công nghệ, vận hành cho ngư dân sử dụng. Riêng về vốn, tỉnh đang đề xuất hỗ trợ lãi suất vay cho ngư dân đóng mới tàu vỏ sắt với tỷ lệ 30% số vốn đóng tàu, chủ phương tiện phải bỏ ra, còn lại vay từ các ngân hàng với lãi suất tạm tính 16%/năm, thời hạn vay 10 năm.

SGGP
Đăng ngày 12/09/2012
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 07:36 26/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 07:36 26/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 07:36 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 07:36 26/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 07:36 26/12/2024
Some text some message..