Ngư dân ngại đóng tàu vỏ thép

Dù nhà nước đã có chủ trương hỗ trợ ngư dân thay thế tàu gỗ, nâng cao hiệu quả đánh bắt nhưng số tàu vỏ thép đóng mới cũng chẳng được bao nhiêu

Ngư dân ngại đóng tàu vỏ thép
Do khai thác không hiệu quả, ngư dân đã trả lại tàu Hoàng Anh 01 cho đơn vị chủ quản Ảnh: TỬ TRỰC

Ngày 2-4, ông Ngô Văn Hưng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, xác nhận ngư dân Quảng Ngãi đã trả lại 2 tàu cá vỏ thép cho đơn vị chủ quản vì hoạt động không hiệu quả.

Liên tục hư hỏng

Hai tàu cá bị trả lại là Sang Fish 01, được giao cho ngư dân Phan Bé (ngụ xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ) và Hoàng Anh 01 giao cho ngư dân Mai Thành Văn (ngụ xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn). Cả 2 tàu đều do Công ty TNHH MTV Đóng tàu Nha Trang đóng, giao cho ngư dân theo dạng cho thuê. Mỗi tàu trị giá khoảng 7 tỉ đồng, ngư dân trả trong 7 năm.

“Sau khi trả tàu vỏ thép, tôi đang dùng tàu vỏ gỗ truyền thống ra khơi. So với tàu vỏ thép, tàu vỏ gỗ ổn định và khai thác hiệu quả hơn” - ngư dân Phan Bé so sánh.

Ông Bé đã tiếp nhận Sang Fish 01 được 2 năm và có khoảng 10 lần ra khơi nhưng hầu như chuyến biển nào máy tàu cũng gặp sự cố. “Khi hỏng máy thì lỗ nặng. Cũng có khi vớt vác được chút ít, bù cho những chuyến lỗ nhưng nhìn chung cả 10 chuyến biển đều làm không công. Từ khi nhận Sang Fish 01 đến nay, tôi chưa trả được đồng nào theo hợp đồng với đơn vị chủ quản con tàu. Vì vậy, tôi quyết định trả lại tàu” - ông Bé giải thích.

Trong khi đó, ông Mai Thành Văn cho biết tiếp nhận tàu Hoàng Anh 01 được gần 2 năm và đi 5 chuyến biển nhưng 3 chuyến bị hỏng máy, không có lãi nên phải trả lại.

Theo 2 ngư dân này, ngoài hư máy, tàu hoạt động không hiệu quả còn do thiết kế không phù hợp, gây khó khăn trong quá trình khai thác…

Nhiều nguyên nhân

Đại diện Công ty TNHH MTV Đóng tàu Nha Trang nhìn nhận Sang Fish 01 và Hoàng Anh 01 thuộc những mẫu tàu vỏ thép đầu tiên được đóng mới trước khi có Nghị định 67/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản. Tuy nhiên, chỉ có 2 tàu này gặp sự cố, các tàu đóng sau vẫn hoạt động bình thường.

“Tàu vỏ thép thường bị trục trặc là do ngư dân chưa quen với việc vận hành. Hơn nữa, thiết kế nguyên gốc của tàu là phải sử dụng máy mới nhưng ngư dân lại yêu cầu lắp máy cũ cùng ngư cụ không đúng chuẩn nên quá trình vận hành xảy ra sự cố” - ông Lê Văn Toàn, Giám đốc Công ty TNHH MTV Đóng tàu Nha Trang, phân tích.

Về việc không sử dụng máy mới, ngư dân Phan Bé lý giải: “Giá máy cũ thấp hơn rất nhiều. Hiện giá máy mới nhập về khoảng 2 tỉ đồng, trong khi cũng máy đó nhưng đã qua sử dụng chỉ 300-400 triệu đồng. Tất nhiên, sử dụng máy cũ phải gặp rủi ro nhưng không thể hư hỏng thường xuyên như máy của tàu tôi thuê”.

Ông Nguyễn Thanh Hùng - Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã Bình Châu, huyện Bình Sơn - thừa nhận: “Tâm lý sử dụng máy cũ của ngư dân khi đóng tàu có từ xưa. Nếu xét về mặt kinh tế, rõ ràng máy cũ có lợi hơn rất nhiều. Cùng công suất nhưng nếu lắp máy mới, chi phí con tàu có thể lên đến 5 tỉ đồng, trong khi dùng máy chất lượng còn khoảng 70%-80% thì chỉ khoảng 3 tỉ đồng, phù hợp với khả năng chi trả của ngư dân”.

Đại diện Công ty TNHH MTV Đóng tàu Nha Trang cho rằng Hoàng Anh 01 và Sang Fish 01 là 2 tàu đóng thử nghiệm nên có nhiều khiếm khuyết, hiệu quả khai thác không cao. Công ty ghi nhận đóng góp của ngư dân để có thiết kế phù hợp hơn.

Vật liệu composite và gỗ chiếm ưu thế

Trong khi đó, tại Khánh Hòa, ông Nguyễn Trọng Chánh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, cho biết tỉnh đã phê duyệt đóng mới, cải hoán 54 tàu cá, tàu dịch vụ theo Nghị định 67. Hiện số đã đưa vào khai thác là 15 chiếc, trong đó 11 tàu đóng mới bằng composite, 4 tàu gỗ, không có tàu vỏ thép. Số tàu đang chuẩn bị hồ sơ để đóng mới là 8 chiếc, trong đó 7 chiếc bằng vật liệu composite, chỉ có 1 chiếc vỏ thép.

Như vậy, sau nhiều năm ban hành Nghị định 67, tàu vỏ thép mặc dù được vay ưu đãi đến 95% giá trị nhưng ngư dân Khánh Hòa vẫn không mấy mặn mà. Lý giải thực trạng này, ông Chánh cho rằng tàu vỏ thép, vỏ composite đều có ưu và nhược điểm riêng. Vật liệu composite phù hợp với tàu nhỏ, dễ di chuyển, kinh phí duy tu, bảo dưỡng thấp. Còn tàu vỏ thép chịu va đập, chống chọi với sóng gió tốt, thích hợp cho những tàu lớn, dài trên 35 m.

Tuy nhiên, tàu vỏ thép giá cao, chi phí vận hành và duy tu hằng năm cũng rất cao, gần như gấp đôi tàu composite, tàu gỗ. Bên cạnh đó, ngư dân chưa quen sử dụng tàu vỏ thép nên khai thác không hiệu quả. “Mới đây, tàu Lady Thuy’s của tỉnh Bình Định bị hỏng máy phải cập cảng Nha Trang sửa chữa khiến ngư dân Khánh Hòa nghi ngờ về hiệu quả của tàu vỏ thép” - ông Phúc cho biết.

Báo Người Lao Động
Đăng ngày 04/04/2017
Tử Trực - Nam Kỳ
Nông thôn

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 08:58 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 08:58 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 08:58 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:58 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 08:58 27/12/2024
Some text some message..