Ngư dân nuôi cá nước ngọt lãi to

Ngư dân các xã biển Lệ Thủy đẩy mạnh phong trào nuôi cá lóc nước ngọt. Mỗi năm, doanh thu từ nghề nuôi này lên đến cả trăm tỷ đồng…

Nuôi cá nước ngọt lợi nhuận cao
Nuôi cá nước ngọt lợi nhuận cao

Những năm gần đây, ngư dân các xã biển Ngư Thủy, Ngư Thủy Bắc (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) đã phát triển mạnh phong trào đào hồ trên cát nuôi cá lóc (hay còn gọi là cá tràu, cá quả).

Nghề nuôi mới này đã cho ngư dân có nguồn thu đáng kể. Ngư dân ở vùng biển bãi ngang không chỉ giỏi về khai thác biển mà còn có chuyên môn cao trong việc nuôi cá nước ngọt.

Chúng tôi về thôn Bắc Hòa (xã Ngư Thủy Bắc), nơi có số hộ ngư dân nuôi cá lóc nhiều nhất trong vùng. Ông Nguyễn Văn Tuyển, Trưởng thôn cho hay, cả thôn có 175 hộ dân thì có trên 100 hộ có hồ nuôi cá lóc. Thu nhập bình quân mỗi hộ nuôi mỗi năm cũng được trên trăm triệu đồng.

Anh Trần Kim Phi (thôn Bắc Hòa) là một trong những người đầu tiên đào ao nuôi cá ở vùng cát này. Sau này, anh Phi thành lập Hợp tác xã cung ứng con giống, thức ăn và bao tiêu sản phẩm cho bà con trên vùng cát nên tạo được sự ổn định đầu ra cho bà con.

Ngư dân  thu hoạch cá lócNgư dân xã Ngư Thủy Bắc thu hoạch cá lóc nuôi trong hồ nước ngọt. Ảnh: T.P

“Ban đầu cũng nhiều bỡ ngỡ lắm. Nhưng rồi nuôi cũng dần quen. Lãi ngày càng nhiều hơn nên ai cũng ham mở rộng, đào thêm hồ mới. Hợp tác xã lo cho bà con về dịch vụ cung ứng và bao tiêu sản phẩm nên bà con cũng tín nhiệm và an tâm hơn trong đầu tư hồ để có thu nhập ngày càng khá.

Không chỉ đi tiên phong trong việc nuôi cá và áp dụng công nghệ cao, anh Phi còn làm thêm nhiệm vụ quan trọng là cung ứng giống, thức ăn và thu mua hết sản lượng cá lóc cho bà con trong địa phương.

Mỗi ngày, tại trang trại, trung bình hợp tác xã nhập sản lượng khoảng 7-10 tấn cá và sau đó chuyển đi cho các bạn hàng trong các tỉnh miền Trung và miền Bắc. Trung bình mỗi năm, anh Phi thu mua khoảng 2.000 tấn cá.

Bà Ngô Thị Liên vừa nhập khoảng 3 tấn cá hồ hởi nói: “Nhờ có Hợp tác xã mà mọi người đỡ vất vả trong việc nuôi con giống, thức ăn và còn được anh hướng dẫn kỹ thuật. Nếu không có Hợp tác xã thu mua hết cá thì bà con tiêu thụ cũng gặp khó khăn lắm. Giá cả thì luôn theo giá thị trường. Khi mua bao giờ anh cũng thông báo giá trước cho bà con tham khảo nên không có chuyện ép giá hay eo sách gì cả”.

Sau khi thành lập Hợp tác xã, anh Trần Kim Phi đã mạnh dạn thực hiện đề án chuỗi sản xuất. Hợp tác xã sản xuất giống tốt để cùng cấp cho bà con. Cung ứng thức ăn, hỗ trợ kinh nghiệm, quy trình nuôi.

“Điều quan trọng nhất là thu mua, bao tiêu sản phẩm cho bà con ở mức giá cao nhất có thể. Như vậy, dần dần sẽ hình thành một vùng chuyên nuôi cá lóc khép kín ở tất cả mọi công đoạn. Hiện chúng tôi đang tiếp thị thị trường khắp cả nước để ổn định đầu ra. Qua đó, động viên bà con mở rộng diện tích hồ, tăng sản lượng nhằm tăng cao thu nhập”, anh Phi bộc bạch thêm.

Hợp tác xã Kim Phi đã bao tiêu sản phẩm cho bà conHợp tác xã Kim Phi đã bao tiêu sản phẩm cho bà con. Ảnh: T.P

Chúng tôi đến thăm gia đình anh Võ Văn Điển (thôn Tân Hải, xã Ngư Thủy Bắc), khi đang thu hoạch cá. Hồ đào giữa đồng cát có độ sâu chừng 4m. Nước trong hồ luôn ở mức khoảng 1m.

Trước khi thu hoạch, anh Điển cho bơm cạn hồ nên  nhìn xuống chỉ thấy cá đặc hơn cả nước. Anh Điển cho hay, hồ rộng khoảng 300m2, cá thả chừng 7 tháng rồi. Cơ bản là đạt loại một (trọng lượng mỗi con nặng 0,7kg trở lên). Những con cá vượt đàn có thể đạt đến 2kg/con.

“Ước trung bình mỗi hồ thế này có sản lượng từ 15-17 tấn. Mỗi vụ cá cho lãi khoảng 200 triệu đồng”- Anh Điển nói.

Tại xã Ngư Thủy Bắc, có gần 200 gia đình đào hồ nuôi cá lóc. Trong đó có hàng chục hộ đầu tư phát triển nuôi từ 5-6 hồ (có diện tích từ 100-300m2 mỗi hồ).

Nuôi cá lóc đã cho bà con vùng biển có thu nhập caoNuôi cá lóc đã cho bà con vùng biển có thu nhập cao. Ảnh: T.P

Trung bình mỗi năm thu nhập lãi ròng cũng ngót nghét bạc tỷ. Nhà ít thì cũng đầu tư được 1-2 hồ, thu nhập từ nuôi cá nước ngọt được một vài trăm triệu đồng. Những năm gần đây, sản lượng cá lóc của bà con đạt từ 2.000-2.500 tấn, thu về từ 100-125 tỷ đồng mỗi năm.

Ông Trần Kim Trung, Chủ tịch UBND xã Ngư Thủy Bắc cho biết, toàn xã có gần 1.300 hộ dân. Cách đây khoảng 3 năm thì tỷ lệ hộ nghèo chiếm hơn 30%. Đến nay đã giảm về còn khoảng trên 10%.

“Nhiều hộ gia đình vươn lên khá giả, giàu có nhờ nuôi cá lóc. Vì vậy, chúng tôi  có định hướng xây dựng thương hiệu cá lóc của địa phương và gắn liền với sản phẩm sạch, an toàn”- ông Trung nói thêm.

Báo Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 27/10/2022
Tâm Phùng- Thanh Nga
Nuôi trồng

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:50 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 09:51 23/12/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 03:33 25/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 03:33 25/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 03:33 25/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 03:33 25/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 03:33 25/12/2024
Some text some message..