Ngư dân Sa Huỳnh kiếm bộn trong mùa săn nhum biển

Tháng 4, trời biển êm cũng là lúc hàng chục hộ ngư dân xã Phổ Châu (huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) vào mùa săn nhum ở vùng biển Sa Huỳnh thu về bạc triệu mỗi ngày.

nhum biển
Sau khi lặn bắt đưa từ biển về nhà, ngư dân vệ sinh loại bỏ bùn đất, rong rêu rồi dùng kéo bổ đôi, lấy thịt vàng ươm của con nhum để bán cho các chủ hàng hoặc thương lái. Ảnh:Trí Tín.

Hơn 10 năm lặn bắt nhum ở vùng biển Sa Huỳnh, anh Nguyễn Đạm ở thôn Châu Me, xã Phổ Châu cho biết mùa săn bắt kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7 dương lịch.

Dụng cụ để bắt gồm một móc sắt, giỏ sắt (hoặc giỏ tre) buộc xốp xung quanh cho nổi trên mặt biển, kính lặn. Ngư dân bắt đầu ngày làm việc từ 8h sáng, nghỉ trưa trên ghe sau đó tiếp tục làm việc đến chiều mới trở về nhà.

"Nhum thường sống dưới kẽ đá, bám vào san hô ở vùng biển gần bờ nên muốn bắt nó phải lặn sâu từ 1 đến 5m mới có thể bắt được", anh Đạm nói. Trung bình một hộ gia đình bắt được khoảng 300 đến 500 con nhum mỗi ngày, sau khi sơ chế được khoảng 4-6 kg thịt, thu nhập 1-1,5 triệu đồng.

Ngư dân địa phương thường gọi con nhum với tên gọi khác là cầu gai hay nhím biển. Bên ngoài tua tủa gai nhưng trong thân lại là lớp thịt vàng ươm, gồm 12 múi cả trứng và thịt. Ông Nguyễn Thành ở thôn Châu Me, xã Phổ Châu cho biết vùng biển Sa Huỳnh có 4 loại nhum đen, nhum giang, nhum bạc và nhum bắn. "Trong 4 loài nhum nói trên, hai loài nhum đen và nhum giang là có thể làm được nhiều món ăn ngon và chế biến đặc sản mắm nhum", ông Thành cho biết.

Bà Võ Thị Tuyết Mai, chủ nhà hàng ở xã Phổ Châu cho biết trung bình mỗi ngày gia đình thu mua khoảng 20kg nhum thịt của ngư dân địa phương. Nhu cầu của thực khách tăng cao nên giá thu mua mỗi kg nhum hiện tại đến 250.000 đồng.

"Mùa này khách du lịch khắp nơi đổ dồn về gành đá Châu Me tham quan, tắm biển Sa Huỳnh nên có bao nhiêu nhum chế biến các món nhum xào, cháo nhum, nhum đổ trứng, mắm nhum chấm thịt heo.. cũng bán hết nhanh chóng. Ngoài ra, du khách còn mua đặc sản mắm nhum đóng chai (500ml) với giá 150.000 đồng về làm quà nên thu nhập cũng khấm khá", bà Mai vui vẻ kể.

Theo ngư dân địa phương, ăn những món ăn chế biến từ nhum nhanh hồi phục sức khỏe và giúp tiêu hóa tốt, tác dụng bổ dương và tăng cường sinh lực.

Trao đổi với VnExpress.net ông Nguyễn Xuân Thành, Phó chủ tịch UBND xã Phổ Châu cho biết, hiện tại có khoảng 50 hộ dân ở các thôn Tấn Lộc, Châu Me, Vĩnh Tuy và Hưng Long thường xuyên hành nghề lặn bắt loài nhum ở vùng biển Sa Huỳnh. Ước tính mỗi ngày ngư dân nơi đây khai thác khoảng 60 đến 80kg nhum thịt thương phẩm.

"Nhờ mức tiêu thụ tăng cao nên bà con ngư dân lẫn các cơ sở thu mua, nhà hàng kinh doanh trên địa bàn xã có thu nhập cao, góp phần đưa thương hiệu đặc sản nhum ở vùng biển Sa Huỳnh ngày càng lan xa", ông Thành nhấn mạnh.

Theo tài liệu của Viện Hải dương học, trên thế giới hiện có khoảng 800 loài nhum nhưng chỉ có một số loài ăn được và thực sự có giá trị kinh tế. Phần ăn được của nhum là tuyến sinh dục, mùi vị thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng phong phú. Do nhu cầu tiêu thụ của các nước trên thế giới rất lớn, nên nhum thường được xuất khẩu sang Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Australia… Ở Việt Nam, do chưa tìm ra phương pháp sinh sản nhân tạo giống nhum nên người nuôi vẫn chủ yếu tìm mua giống tự nhiên.

Vnexpress, 29/04/2014
Đăng ngày 29/04/2014
Trí Tín
Sinh học

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 10:00 05/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 10:28 29/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 07:05 29/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 07:05 29/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 07:05 29/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 07:05 29/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 07:05 29/12/2024
Some text some message..