Ngư dân sợ âu thuyền: Cảng quá tải, ngư dân quá cực

Tàu cá, thuyền bè mỗi ngày một nhiều nhưng nơi neo đậu "vẫn vậy" nên tình trạng quá tải nơi tránh trú bão đã trở thành nỗi lo thường trực với mỗi chủ tàu và ngư dân.

tránh bão
Ngư dân P.Thị Nại (Quy Nhơn) phải đưa tàu lên bờ tránh bão - Ảnh: Tâm Ngọc

Cảng cá Quy Nhơn (Bình Định) là một trong 14 cảng cá lớn của cả nước, nơi thu mua và trung chuyển hải sản sầm uất, và là nơi tránh trú bão của nhiều tàu khu vực miền Trung với sức chứa khoảng 2.500 tàu. Thế nhưng, từ mấy năm nay, cảng cá này luôn trong tình trạng quá tải, khiến cho tàu thuyền ra vào gặp rất nhiều khó khăn.

Năm 2007, bằng nguồn vốn hỗ trợ của Bộ NN-PTNT, tỉnh Bình Định thực hiện dự án đầu tư nâng cấp và mở rộng cảng cá Quy Nhơn, đến đầu năm 2012 hoàn thành đưa vào sử dụng. Nhờ hạ tầng cảng cá được xây dựng khá hoàn thiện, tàu thuyền và các loại phương tiện khác ra vào cảng ngày càng đông đúc. Nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì cảng cá đã chật. Theo phản ánh của ngư dân, hiện nay tàu thuyền ra vào cảng cá gặp rất nhiều khó khăn; bình thường việc neo đậu để bán sản phẩm, mua nhiên liệu và những thứ cần thiết khác để mở chuyến biển mới cũng không phải là chuyện dễ huống hồ là lúc các tàu cùng ùn ùn kéo vào tránh trú bão cùng một thời điểm. Trong vũng neo đậu, tàu cá ken dày, chiếc nào vào chậm là không có chỗ, phải qua các âu tàu nhỏ hơn, thậm chí kéo lên bờ để tránh trú bão.

Ông Nguyễn Văn Thanh ở xã Hoài Mỹ, H.Hoài Nhơn, chủ 2 tàu cá BĐ 96624 TS và BĐ 95742 TS, bức xúc: “Cảng chật hẹp, tàu thuyền nhiều, nên việc di chuyển và neo đậu không dễ chút nào. Tình trạng tranh giành chỗ neo đậu đã xảy ra giữa ngư dân. Trường hợp xảy ra hỏa hoạn sẽ rất khó xử lý vì tàu cá đậu rất sát nhau, nên chúng tôi rất lo lắng cho sự an toàn khi tàu neo đậu ở cảng cá Quy Nhơn”.

Việc quá tải của cảng cá Quy Nhơn trở thành mối quan tâm hàng đầu, không chỉ với chủ tàu mà còn với lãnh đạo ban quản lý cảng cá bởi nếu có sự cố xảy ra thì khó mà trở tay kịp. Theo ông Đào Xuân Thiện, Giám đốc Ban Quản lý cảng cá Quy Nhơn, từ khi Công ty CP Tân Cảng Quy Nhơn xây dựng cầu cảng, bao bọc gần như toàn bộ cảng cá, làm cho diện tích mặt nước trong cảng cá bị thu hẹp, tình trạng quá tải đã xảy ra. Luồng lạch cũng không còn thông thoáng như trước, nên ngư dân gặp rất nhiều khó khăn khi ra vào, neo đậu. Thêm nữa, cảng cá quá tải đã phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, như sự tranh giành cập cầu, giành nhau chỗ neo đậu… Công tác phục vụ của lực lượng chức năng cũng gặp rất nhiều trở ngại, nhất là việc giữ gìn an ninh trật tự và việc đảm bảo an toàn cho tàu cá của ngư dân. Không chỉ vậy, mấy tháng gần đây, tàu thuyền có công suất từ 300 - 400 CV gặp khó khăn khi ra vào cảng, bởi cửa biển bị cát bồi lấp nghiêm trọng.

Theo đại diện Ban Quản lý cảng cá Quy Nhơn, việc giải quyết tình trạng quá tải hiện nay đã vượt quá khả năng của đơn vị. Riêng về tình trạng cửa biển bị cát bồi lấp, thời gian tới, ban quản lý cảng cá sẽ xin ý kiến cấp trên cho chủ trương, phương án nạo vét. “Trước mắt, đơn vị đã lên kế hoạch phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, hướng dẫn và tổ chức sắp xếp tàu thuyền vào khu neo đậu an toàn”, ông Thiện nói.

Báo Thanh Niên, 25/12/2015
Đăng ngày 26/12/2015
Tâm Ngọc
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 09:17 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 09:17 28/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 09:17 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:17 28/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 09:17 28/11/2024
Some text some message..