Người đàn ông đánh liều nuôi đàn cá “ngàn đô” trên Cao Nguyên

Suốt 7 năm nay, ông Hưng cùng những người bạn của mình nuôi dưỡng gần 7.000 con cá tầm. Vì là loại cá quý nên đang mang về cho ông Hưng hàng ngàn đô la từ trứng và thịt thương phẩm xuất khẩu.

nuôi cá tầm
Hơn 7 năm qua, tại lòng hồ xã Đăk Rong đang nuôi gần 7.000 con cá tầm, có giá trị hàng ngàn đô.

Năm 2013, huyện Kbang (Gia Lai) đã triển khai Dự án nuôi cá tầm thương phẩm tại lòng hồ C - Thuỷ điện Vĩnh Sơn (xã Đăk Rong, Kbang, Gia Lai).

Dự án do Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Kbang làm chủ dự án nuôi 30 lồng với 10.000 con cá. Tổng kinh phí đầu tư 4 tỷ đồng, trong đó, vốn Nhà nước 50%, còn lại 50% là do 10 hộ dân tham gia dự án đóng góp.


Ông Hưng mong muốn sẽ nhân rộng cho nhân dân nuôi được loại cá "ngàn đô" này

Tuy là loại cá mới, chí phí đầu tư lớn với thời gian nuôi từ 5 - 7 năm nhưng ông Võ Tấn Hưng (61 tuổi, Thị trấn Kbang, huyện Kbang, Gia Lai) đã “đánh liều” cùng những người dân khác bỏ ra hàng tỷ đồng để nuôi thử nghiệm.

Đến năm 2015, dự án nuôi cá tầm kết thúc và đang gặp khó về nguồn đầu tư tiếp theo. Vì sợ dự án sẽ thất bại nên ông Hưng đã bỏ tiền ra mua hết số cổ phần mà người dân đầu tư trước đó để một mình chăm sóc đàn cá “ngàn đô” này.

Ông Hưng cho biết: "Lợi thế của Kbang là có nguồn nước tự nhiên, sạch và có nhiệt độ khoảng 20 độ C. Nên rất thích hợp để nuôi cá tầm. Rất nhiều mô hình trong cả nước đã thất bại nhưng ở Kbang vẫn đang phát triển tốt và hứa hẹn sẽ mang lại lợi nhuận kinh tế cao.”.


Hàng ngày cá tầm được nuôi dưỡng bằng nguồn nước sạch chảy từ trong khe núi ra

Sau khi tiếp quản mô hình nuôi cá tầm, ông Hưng đã kết nối với những chuyên gia, nhà khoa học trên cả nước để cùng nghiên cứu, tìm hiểu quy trình chăm sóc và cách phòng trừ bệnh của cá tầm.

Năm 2013, dự án có 10.000 con cá tầm nhưng qua 7 năm thì số lượng đã giảm còn còn 7.000 con cá do bị dịch bệnh, tác động của môi trường.

Hiện nay, mỗi con cá tầm cân nặng từ 25 - 30kg, trong đó có 70% là cá tầm cái cho trứng và 30% cá tầm đực chỉ để lấy thịt thương phẩm. Mỗi tháng, ông Hưng phải đầu hơn 100 triệu đồng để mua thức ăn nhập ngoại và các thiết bị chăm sóc cá tầm.

Vì chi phí quá lớn nên ông Hưng đã kêu gọi nhiều người đầu tư và thành lập nên môt hình doanh nghiệp để nuôi cá tầm lấy trứng và thịt cá tầm thương phẩm xuất khẩu.


Nhiều đoàn đã đến để học hỏi kinh nghiệm và cách nuôi để về nuôi trồng loại cá giá trị này

Ông Hưng bộc bạch: “Tôi tuổi đã lớn nhưng nhận thấy đây là một mô hình có nhiều tiềm năng phát triển, mang lại thu nhập lớn. Đồng thời, tôi cố gắng duy trì trang trại cá tầm nhằm tạo cho một địa chỉ để người dân và nhiều nhà nghiên cứu, nhà đầu tư đến học hỏi kinh nghiệm".

Được biết, ông Hưng còn đang tiến hành xây dựng Trung tâm nghiên cứu để nuôi cấy giống cá tầm ngay tại Việt Nam nhằm cung cấp cho bà con trên cả nước.

Đầu năm 2020, ông Hưng đã phối hợp với đối tác để tiến hành siêu âm trứng. Qua đó, khoảng 5.000 con cá tầm cái có trứng đã đủ tiêu chuẩn thu hoạch, xuất khẩu.


Trứng cá tầm có giá trị rất cao, thường để xuất khẩu.

Tuy nhiên, vì ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 nên đối tác vẫn chưa thể sang Việt Nam thu hoạch cá tầm được. Dự tính vào đầu tháng 9/2020, đối tác sẽ tiến hành việc thu mua hết 7.000 con cá tầm.

Trung bình mỗi kg trứng cá tầm sẽ có giá khoảng 1.000 USD, mỗi con trung bình có khoảng 2,5 kg trứng cá, chiếm khoảng 15% trọng lượng của con cá tầm. Đối với cá đực nguyên con có giá từ 200 - 300 ngàn đồng/kg và thịt fillet sẽ có giá khoảng 800 ngàn đồng/kg.

Hiện nay, ông Hưng cùng các kỹ sư đang nghiên cứu ra loại cá tầm nuôi từ 3 - 5 năm nay sẽ cho thu hoạch trứng (giảm được 3 năm so với giống ngày xưa). Đồng thời, thuần dưỡng giống cá tầm để phù hợp với nước suối ở một số khu vực, giúp cho bà con có thể nuôi phổ biến.

Dân Trí
Đăng ngày 20/08/2020
Phạm Hoàng
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 12:55 08/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:55 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 12:55 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 12:55 08/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 12:55 08/11/2024
Some text some message..