Người dân thiệt hại nặng nề khi bão đi qua

Bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào đất liền, gây nhiều thiệt hại đến nuôi thủy sản cho nhiều tỉnh, thành phố vùng Đông Bắc. Các cơn gió mạnh, sóng lớn và mưa lớn kéo dài đã tàn phá nặng nề các cơ sở nuôi trồng thủy sản, gây ra những hậu quả khôn lường.

Tàu thuyền
Tàu thuyền bị hư hại nặng sau bão Yagi - Cơn bão số 3. Ảnh: crystalbay.com

Thiệt hại do bão gây ra

Bão số 3 (bão Yagi) quả thực đã gây ra thiệt hại lớn cho vùng Đông Bắc Việt Nam, đặc biệt là tại Quảng Ninh và Hải Phòng. Đây là một trong những cơn bão mạnh nhất trên biển Đông trong vòng 30 năm qua, với sức gió cực mạnh lên đến cấp 16, giật trên cấp 17 khi còn ở trên biển, và giảm xuống cấp 13 - 14, giật cấp 16 - 17 khi đổ bộ vào đất liền.

Cá lồng bèLồng bè nuôi trồng thủy sản trên vịnh Lan Hạ, quần đảo Cát Bà TP Hải Phòng tan hoang sau cơn bão số 3

Tại Quảng Ninh và Hải Phòng, một số khu vực nuôi lồng bè đã chịu thiệt hại rất lớn, với tỷ lệ hư hỏng lên tới 90% hoặc thậm chí 99%. Hơn 1.000 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng hoặc cuốn trôi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động nuôi trồng của nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp trong khu vực. Mưa lớn gây lũ lụt ở nhiều tỉnh thành khác cũng đã làm ảnh hưởng nặng nề đến nghề nuôi và đánh bắt cá.

Người dânHình ảnh không thể nào quên khi người dân chứng kiến lồng bè nuôi cá bị bão nhấn chìm. Ảnh: nguoi-viet.com

Sự hư hỏng của cơ sở hạ tầng và giao thông bị ảnh hưởng đã gây khó khăn trong việc di chuyển và sinh hoạt của người dân. Việc mất mát phương tiện vận tải thủy cũng ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển hàng hóa và dịch vụ du lịch.

Khắc phục hậu quả của bão Yagi

Ngay sau khi bão số 3 (bão Yagi) qua đi, các tỉnh phía Bắc đã phải đối mặt với tình trạng lũ lụt do hoàn lưu bão, đặc biệt là tại huyện Tiên Yên, Bình Liêu, và thành phố Hạ Long. Trong đó, huyện Tiên Yên đã xảy ra sự cố tràn và vỡ đập Hà Thanh, gây thêm thiệt hại cho khu vực.

Hàng trăm cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang đã nhanh chóng ứng cứu và không để xảy ra thiệt hại về người. Để đối phó với tình hình khẩn cấp, tỉnh Quảng Ninh đã huy động gần 6.000 người từ các đơn vị quân đội và công an, cùng 53 ô tô, 38 tàu, và 35 xuồng để tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ và dọn dẹp vệ sinh môi trường.

Chính quyền địa phương và lực lượng vũ trang đã thành lập các đoàn công tác xuống các địa bàn trọng điểm cùng nhân dân tập trung khắc phục hậu quả, đơn vị luôn túc trực 24/24 giờ, huy động mọi nhân lực và vật lực để hỗ trợ người dân.

Cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trangCông tác cứu nạn, cứu hộ vẫn đang được các cấp ban ngành ngày đêm triển khai

Lực lượng Công an đồng loạt ra quân, tập trung dọn dẹp các vị trí bị ảnh hưởng, đặc biệt là các tuyến đường trọng điểm và đường dân sinh. Họ cũng gia cố các khu vực xung yếu và hỗ trợ các gia đình chính sách, neo đơn, và có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Tiêu biểu nhất là Quảng Ninh đã “nhường cơm sẻ áo” bằng cách chuyển 100 tỷ đồng hỗ trợ cho các tỉnh miền núi gặp khó khăn hơn. Đồng thời, tỉnh cũng tạm xuất 180 tỷ đồng để hỗ trợ ban đầu cho các địa phương bị thiệt hại nặng do bão số 3. Tình đoàn kết và sẻ chia của người dân đã được thể hiện rõ nét trong hoàn cảnh khó khăn. Sự hỗ trợ từ chính quyền và cộng đồng không chỉ giúp khắc phục hậu quả bão lũ mà còn tạo động lực cho người dân vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Mặc dù hiện tại các tỉnh khu vực phía Bắc đang đối mặt với nhiều thử thách, nhưng với sự nỗ lực của toàn tỉnh, cuộc sống sẽ dần ổn định. Ngành sản xuất, kinh tế, và du lịch sẽ phục hồi, và các hoạt động như đánh bắt thủy sản sẽ sớm trở lại bình thường. 

Đăng ngày 12/09/2024
Hòa Thy @hoa-thy
Môi trường

Chủ động phòng, chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Hiện nay, tỉnh Bình Định nói riêng và miền Trung nói chung đang vào mùa mưa bão, vì vậy để chủ động phòng, chống thiệt hại, người nuôi thủy sản cần lưu ý thực hiện một số biện pháp.

Nuôi lồng bè
• 09:33 09/10/2024

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định môi trường, ứng phó với tác động cực đoan của biến đổi khí hậu và bảo đảm cân bằng hệ sinh thái.

Rừng ngập mặn
• 13:56 07/10/2024

Khuyến cáo bảo vệ các lĩnh vực thủy sản khi có bão

Từ tháng 10-12/2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, có khả năng xuất hiện bão trên biển Đông xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình hàng năm (4,5 cơn bão) và đổ bộ vào đất liền cao hơn trung bình hàng năm (1,9 cơn bão), tập trung ở Trung Bộ và phía Nam. Mùa mưa ở Nam Bộ có thể đến nửa cuối tháng 12/2024 mới kết thúc, muộn hơn bình thường. Bão gây mưa to, sóng biển cao ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng, khai thác thủy sản và chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ.

Ao nuôi
• 10:07 04/10/2024

Hồ thủy điện Trị An: Hàng trăm người đổ xô bắt cá khủng sau lũ

Ngày khi ngừng xả lũ, hàng trăm người dân đã đổ về hồ thủy điện Trị An (Đồng Nai) xuống đập tràn để bắt cá.

Người dân
• 14:11 01/10/2024

Điểm nhấn tại tuần lễ Sinh vật cảnh 2024

Tuần lễ Sinh vật cảnh năm 2024, do Chi hội Cá cảnh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), sự kiện lần này hứa hẹn mang đến một trải nghiệm sôi động và đa dạng cho những người yêu thích cá cảnh và thú cưng.

Tuần lễ Sinh vật cảnh
• 06:59 12/10/2024

Gấu nước: Một sinh vật bé nhỏ với sức sống mãnh liệt

Trong thế giới tự nhiên, không hiếm sinh vật có đời sống lâu dài; tuy nhiên, sinh vật biển có khả năng sinh tồn trong gần như mọi điều kiện môi trường như gấu nước thì thật sự rất hiếm hoi.

Bọ gấu nước
• 06:59 12/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 06:59 12/10/2024

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 06:59 12/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 06:59 12/10/2024
Some text some message..