Người dân 'xin' được đóng thuế

Người nuôi ngao tự bảo vệ mình bằng cách lập ra các “đội tự quản” xua đuổi các tàu cát tặc vào bãi ngao của họ để hút cát.

Người dân 'xin' được đóng thuế
Thu hoạch ngao tại vùng biển Kiến Thụy, Hải Phòng

Dân xin đóng thuế mà không được (!?)

Cuối tháng 8/2017, tại trụ sở UBND xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng) diễn ra một buổi làm việc khá đặc biệt bàn về công tác quản lý khu vực bãi triều cửa sông Văn Úc. Tại cuộc họp này, một trong những ý kiến được người dân đưa ra nhiều nhất là: Khu vực bãi triều cửa sông Văn Úc vốn từ xa xưa được các ngư dân đánh bắt cá, sản vật biển. Những năm gần đây, nhận thấy việc nuôi ngao đem lại giá trị kinh tế cao, người dân đã tự phát nuôi ngao tại các bãi triều.

Từ một vài hộ nuôi ngao, tới nay tại khu vực cửa sông Văn Úc đã có hàng trăm hộ dân cùng góp vốn nuôi ngao, thu hút hàng nghìn lao động. Người dân mong muốn được làm ăn lâu dài, muốn được quy hoạch vùng nuôi ngao để từ đó thuê mặt nước, đóng thuế cho Nhà nước.

Lãnh đạo UBND TP Hải Phòng đã yêu cầu Sở NN&PTNT chủ trì cùng các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, xây dựng kế hoạch triển khai; căn cứ các quy định của pháp luật, quy định hiện hành liên quan hoàn thiện dự thảo Quyết định “Quy định tạm thời giao, cho thuê mặt nước biển khu vực biển nhất định cho các tổ chức, cá nhân để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thành phố”.

Chị Nguyễn Thị Yến, chủ bãi nuôi ngao (xã Đại Hợp, Kiến Thụy) chia sẻ: “Từ thời cha ông chúng tôi đã bám biển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ở đây. Nay chúng tôi vay tiền ngân hàng để đầu tư nuôi thả ngao từ năm 2009, làm ăn sinh sống và đã tạo được công ăn việc làm cho nhiều người dân trên địa bàn huyện. Chúng tôi mong mỏi chính quyền địa phương quy hoạch vùng nuôi ngao, chúng tôi sẵn sàng đóng thuế để có thể ổn định sản xuất lâu dài. Tuy vậy, nguyện vọng này của chúng tôi đã đề đạt rất lâu rồi mà không thực hiện được vì… chẳng biết đóng thuế ở đâu”.

Ý kiến của chị Yến mong muốn được đóng thuế cho Nhà nước là nguyện vọng chung của hàng trăm hộ nuôi ngao. Không chỉ ý kiến trong các cuộc họp, họ đã viết đơn “xin được đóng thuế” gửi tới nhiều cấp chính quyền địa phương nhưng tới nay vẫn chưa được giải quyết.

Theo thống kê sơ bộ của Bộ đội Biên phòng Hải Phòng, tại Hải Phòng hiện có khoảng 4.000ha bãi triều thuộc 6 quận, huyện ven biển là: Cát Hải, Kiến Thụy, Đồ Sơn, Dương Kinh, Tiên Lãng và Hải An. Một thực tế là người nào muốn được sở hữu một bãi nuôi ngao cũng đều phải bỏ ra một số tiền rất lớn để thuê mặt nước. Tuy nhiên, số tiền đó không vào ngân sách Nhà nước và người dân vẫn mang tiếng “làm chui”.

Chỉ cần làm phép tính đơn giản, nếu 1ha mặt nước được cho thuê với giá rẻ nhất hiện nay là 5 triệu đồng thì với 4.000ha, mỗi năm ngân sách TP Hải Phòng thất thu khoảng 20 tỷ đồng.

Loay hoay quản lý

Vùng cửa biển Hải Phòng thời gian gần đây “dậy sóng” bởi cuộc chiến của những hộ nuôi ngao với nạn cát tặc. Người nuôi ngao tự bảo vệ mình bằng cách lập ra các “đội tự quản” xua đuổi các tàu cát tặc vào bãi ngao của họ để hút cát. Nhiều xung đột đã xảy ra tại vùng cửa biển tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự.

Chính vì thế, các quận, huyện có bãi triều ven biển tại Hải Phòng đều rất sốt sắng đề xuất các phương án quản lý bãi triều ven biển nhằm ổn định an ninh trật tự và địa phương cũng có nguồn thu từ cho thuê mặt nước. Tuy nhiên, tất cả đều đang vướng mắc bởi chưa có phân định địa giới hành chính vùng quản lý mặt nước tại các địa phương.

Được biết, UBND TP Hải Phòng đã từng có văn bản giao Sở Nội vụ tiến hành rà soát, tham mưu với thành phố việc phân giới cắm mốc địa giới hành chính trên khu vực mặt nước, nhưng nhiều năm qua vẫn chưa thực hiện được. Sở TN&MT và Sở NN&PTNT được giao nhiệm vụ quy hoạch khu vực khai thác mặt nước nhưng cũng chưa có quy hoạch chi tiết vùng nuôi.

Ông Lê Thanh Sơn, Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng thừa nhận: Thời gian qua, công tác quản lý hành chính trên biển chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến việc khai thác, sử dụng mặt nước biển chưa hiệu quả, thất thu ngân sách. Đặc biệt, vẫn để xảy ra tình trạng tranh chấp giữa các hộ nuôi ngao và các doanh nghiệp khai thác cát, gây mất trật tự an ninh trên biển…

“Nguyên nhân là do chưa phân định cụ thể địa giới hành chính trên biển giữa các địa phương có mặt nước ven biển, gây khó khăn trong công tác quản lý và lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản của các địa phương”, ông Sơn nói. 

Báo Giao Thông
Đăng ngày 13/09/2017
Việt Hòa - Ngọc Phương
Nuôi trồng

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Vệ sinh ao nuôi định kỳ

Luôn giữ môi trường ao nuôi sạch sẽ là yếu tố hàng đầu trong nuôi tôm công nghiệp. Việc ao nuôi sạch sẽ không đem đến các mầm bệnh gây hại cho tôm, cũng như giúp tôm có điều kiện phát triển ổn đinh, tăng trưởng nhanh chóng, đạt năng suất cao cho vụ nuôi. Dưới đây là một số công việc cần làm để vệ sinh ao nuôi định kỳ.

Vệ sinh ao nuôi
• 10:37 12/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 17:19 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 17:19 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:19 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 17:19 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:19 16/04/2024