Người đặt nền móng ngành Bệnh học thủy sản - PGS.TS Bùi Quang Tề từ trần

PGS.TS Bùi Quang Tề – người thầy đáng kính của ngành thủy sản Việt Nam – đã qua đời tại quê nhà Bắc Ninh vào ngày 21/5/2025.

PGS.TS Bùi Quang Tề
PGS.TS Bùi Quang Tề trong một buổi chia sẻ kinh nghiệm cho đội ngũ Tepbac

Với gần 60 năm nghiên cứu, giảng dạy và đồng hành cùng người nông dân, PGS.TS Bùi Quang Tề là người đặt nền móng vững chắc cho ngành bệnh học thủy sản nước nhà, góp phần không nhỏ vào sự phát triển bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam.

Hành trình của một đời cống hiến

PGS.TS Bùi Quang Tề sinh năm 1950 tại thôn Lai Tê, xã Trung Chính, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Sau khi tốt nghiệp Đại học năm 1977, ông bắt đầu nghiên cứu về bệnh cá tại Trạm nghiên cứu cá nước ngọt Đình Bảng (sau này là Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I). Đến năm 1979, chiến tranh biên giới nổ ra, ông tạm gác lại công việc nghiên cứu để lên đường làm nhiệm vụ theo tiếng gọi của Tổ quốc. 

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ, năm 1982 ông xuất ngũ và trở lại làm khoa học với vai trò là chủ nhiệm đề tài: “Nghiên cứu ký sinh trùng cá nước ngọt và biện pháp phòng trị bệnh”, rồi chủ nhiệm nhiều đề tài cấp Nhà nước, đề tài nhánh, đề tài cấp Bộ trong lĩnh vực thủy sản, đặc biệt là bệnh học thủy sản và nuôi trồng thủy sản sạch bền vững. 

Những công trình khoa học tiêu biểu

Gần 40 năm làm nghiên cứu khoa học, PGS.TS Bùi Quang Tề đã có 18 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, công bố 23 công trình nghiên cứu khoa học, xuất bản 13 tựa sách, góp công mang tri thức khoa học vào thực tiễn sản xuất thủy sản.

Đặc biệt, ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về Khoa học công nghệ với công trình “Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống một số loài tôm biển” năm 2000. Thành viên tham gia; Giải Nhì VIFOTEC đề tài: “Nghiên cứu kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm (Hemibagrus guttatus Lacépè, 1830) trong điều kiện nuôi. Năm 2006, thành viên tham gia; Huy chương Chiến sỹ vẻ vang; Huy chương Vì sự nghiệp nghề cá. 

Ngày 26/4/2010 Hội đồng xét chọn do Ban tổ chức Festival Thủy sản Việt Nam 2010 đã bình chọn ông là “Gương cá nhân điển hình đóng góp cho ngành Thủy sản Việt Nam” với tư cách nhà khoa học.

Với hơn 40 năm nghiên cứu và giảng dạy, PGS.TS Bùi Quang Tề không chỉ là nhà khoa học xuất sắc mà còn là người thầy mẫu mực, luôn truyền cảm hứng cho lớp trẻ

Một trong những tác phẩm nổi bật của ông là cuốn sách "Bệnh học thủy sản", được đánh giá là tài liệu cần thiết cho tất cả những người làm việc và nghiên cứu trong ngành thủy sản. 

Không chỉ là nhà khoa học xuất sắc, PGS.TS Bùi Quang Tề còn là một người thầy mẫu mực. Ông từng giảng dạy các môn về Bệnh học Thủy sản, Miễn dịch học động vật thủy sản tại các trường Đại học Thủy sản Nha Trang (ĐH Nha Trang), Đại học Nông nghiệp I, Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội… 

Năm 2010, ông nghỉ hưu, nhưng vẫn tiếp tục cống hiến cho ngành thủy sản. Ông thường xuyên xuất hiện trên truyền hình Nông nghiệp VTC16 với vai trò là chuyên gia về thủy sản, giải đáp thắc mắc và hỗ trợ người dân trong việc nuôi trồng thủy sản. 

Với những cống hiến không mệt mỏi, PGS.TS Bùi Quang Tề đã được trao tặng nhiều phần thưởng cao quý:

- Huân chương Lao động hạng Nhì

- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

- Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Khoa học và Công nghệ”

- Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam năm 2013 (đối với cụm công trình nghiên cứu phòng trị bệnh đốm trắng trên tôm).

Hình ảnh thầy bên ao nuôi, tận tâm hướng dẫn là minh chứng cho một đời cống hiến

Tưởng nhớ về người thầy tận tụy của ngành thủy sản Việt Nam

Tép Bạc vinh dự khi nhiều năm được thầy đồng hành trong vai trò Cố vấn nội dung. Thầy là người cố vấn tận tụy, luôn lắng nghe và dẫn dắt bằng tất cả sự từ tốn, sâu sắc của một nhà khoa học lớn.

Ngành thủy sản Việt Nam tiễn biệt một người thầy lớn – người đã sống trọn đời với nghề, giản dị và đầy tâm huyết. Những giá trị thầy để lại sẽ tiếp tục được thế hệ trẻ kế thừa và phát triển, để hành trình thầy đã mở lối không bao giờ dừng lại. 

Kính cẩn tiễn biệt PGS.TS Bùi Quang Tề! 

Đăng ngày 23/05/2025
Admin @admin
Tổng hợp

Nghệ An: Thực hiện bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

UBND tỉnh Nghệ An mới ban hành Công văn 5007/UBND-NN, ngày 21/7/2021 yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh liên quan; UBND các huyện, thành, thị tập trung làm tốt công tác việc bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

đánh bắt cá
• 18:14 24/07/2021

Đặc sản ốc gạo cù lao Tân Phong

Cù lao Tân Phong (nay là xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) nằm phía thượng lưu sông Tiền, được bồi đắp phù sa quanh năm nên đất đai màu mỡ, thích hợp với nhiều giống cây ăn trái đặc sản có giá trị kinh tế cao.

Ốc gạo.
• 13:00 08/07/2021

Khai thác vòm đất kiếm 1 triệu đồng/ngày

Gần đây, nhiều người ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, có thu nhập khá cao từ việc khai thác con vẹm đất (người dân địa phương gọi là con vòm). Nguồn lợi tự nhiên phong phú đó đã giúp nhiều hộ gia đình có thêm điều kiện vươn lên.

Cào vòm đất.
• 10:18 07/07/2021

Ngư dân Nghệ An thu gần 2.000 tỷ đồng từ đánh bắt hải sản

Trong 6 tháng đầu năm, ngư dân Nghệ An đánh bắt được trên 95.000 tấn hải sản, giá trị ước đạt gần 2.000 tỷ đồng.

Đánh bắt hải sản.
• 09:20 07/07/2021

Cá chuột: Người dọn dẹp chuyên nghiệp cho bể cá nhà bạn

Cá chuột là một trong những loài cá cảnh nước ngọt phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay, không chỉ vì vẻ ngoài hiền lành, dễ thương mà còn bởi thói quen dọn dẹp đáy hồ vô cùng “siêng năng”.

Cá chuột
• 10:43 24/06/2025

Xu hướng vùng nuôi: Cảnh báo khuẩn gan và ruột vẫn tiếp tục tăng cao

Tại báo cáo LAB kỳ 14-20/06/2025 có nhiều dấu hiệu cải thiện hơn so với kỳ trước. Tuy nhiên, tỷ lệ khuẩn đường ruột và gan tụy vẫn đang ở mức cảnh báo do có sự tăng cao.

Báo cáo LAB
• 12:00 23/06/2025

Mùa khai thác rong mơ ở Quảng Ngãi: Lộc vàng từ biển cả

Mỗi năm, khi nắng bắt đầu gắt và biển lặng hơn vào đầu mùa hè, người dân ven biển Quảng Ngãi lại tất bật bước vào mùa khai thác rong mơ – một loài rong biển quý, có giá trị cao về mặt kinh tế và sinh thái. Không chỉ mang lại nguồn thu đáng kể cho ngư dân, rong mơ còn được xem là biểu tượng của sinh kế bền vững gắn với vùng ven biển miền Trung.

Khai thác rong mơ
• 10:05 20/06/2025

Nước mưa ảnh hưởng đến hồ cá cảnh như thế nào?

Hồ cá cảnh là một hệ sinh thái thu nhỏ, nơi các yếu tố môi trường cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển ổn định của cá, cây thủy sinh và vi sinh vật. Một trong những yếu tố môi trường thường bị bỏ qua nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến hồ cá chính là nước mưa. Mặc dù nước mưa là một nguồn nước tự nhiên, nhưng nó có thể mang lại cả lợi ích lẫn tác hại nếu không được quản lý đúng cách. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của nước mưa đến hồ cá cảnh, đặc biệt là những hồ đặt ngoài trời.

Hồ cá
• 15:26 15/06/2025

Cách diệt tảo lam phòng chống bệnh gan ruột cho tôm

Tảo lam, hay còn gọi là vi khuẩn lam, là một trong những mối nguy tiềm tàng nhưng thường bị đánh giá thấp trong quá trình nuôi tôm. Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong nghề nuôi tôm công nghiệp, tôi nhận thấy rằng việc kiểm soát tảo lam không chỉ đơn thuần là giữ môi trường nước trong lành, mà còn liên quan trực tiếp đến sức khỏe gan và đường ruột của tôm – hai cơ quan trọng yếu nhất ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả vụ nuôi.

Tảo lam
• 14:16 24/06/2025

Cá chuột: Người dọn dẹp chuyên nghiệp cho bể cá nhà bạn

Cá chuột là một trong những loài cá cảnh nước ngọt phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay, không chỉ vì vẻ ngoài hiền lành, dễ thương mà còn bởi thói quen dọn dẹp đáy hồ vô cùng “siêng năng”.

Cá chuột
• 14:16 24/06/2025

Mỹ áp 0% thuế chống phá giá cho 7 doanh nghiệp cá tra Việt Nam

Ngày 18/6/2025, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) chính thức thông báo mức thuế chống bán phá giá (CBPG) từ kỳ rà soát hành chính thứ 20 (POR20) đối với phile cá tra đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Cá tra
• 14:16 24/06/2025

Nắm trọn bí kíp sang tôm không hao hụt, tăng hiệu quả vụ nuôi

Sang, chuyển tôm ra ao nuôi hoặc giai đoạn nuôi khác là kỹ thuật quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, hoạt động sinh lý, tỷ lệ sống, sự phát triển của tôm. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi, bởi dễ quản lý, giúp người nuôi giảm chi phí giai đoạn đầu, tiết kiệm thời gian nuôi, hạn chế ô nhiễm và giảm thiểu dịch bệnh.

Sang tôm
• 14:16 24/06/2025

Mưa kéo dài: Nguy cơ âm thầm gây suy kiệt và hao hụt tôm

Mưa kéo dài, một trong những “kẻ thù thầm lặng” gây tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe của tôm, khiến chúng yếu dần, dễ nhiễm bệnh và chết lai rai nếu người nuôi không có biện pháp can thiệp kịp thời và đúng cách.

Xác tôm
• 14:16 24/06/2025
Some text some message..