Người đầu tiên “hóa giòn” cá chép trên sông Đồng Nai

Với thâm niên hơn 20 năm gắn bó với nghề nuôi cá bè trên sông Cái (một nhánh sông Đồng Nai), anh Vũ Đình Đàm, người nuôi cá bè tại phường Tân Mai (TP. Biên Hòa) đã thành công trong việc nuôi cá chép giòn (một loài cá thương phẩm mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi).

Người đầu tiên “hóa giòn” cá chép trên sông Đồng Nai
Cá chép giòn được anh Vũ Đình Đàm nuôi thành công tại làng cá bè trên sông Cái, TP.Biên Hòa.

Không chỉ thành công với mô hình nuôi cá chép giòn, anh Đàm còn là người đầu tiên tại Đồng Nai nghiên cứu ra phương pháp sản xuất con giống và thức ăn cho cá. Hiện mô hình nuôi cá bè kết hợp với nhà hàng ăn uống, du lịch sinh thái trên sông của anh đang mang lại nguồn thu nhập khá cao, giúp nghề nuôi cá trên sông phát triển theo hướng bền vững.

Tỷ lệ cá chép “hóa giòn” đạt 99% 

“Nhờ chất lượng thịt ngon, giòn và thơm đặc trưng, nên thời gian gần đây, cá chép giòn đang là thực phẩm được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng và trở thành loài cá thương phẩm mang lại lợi nhuận khá cao cho người nuôi. "Trung bình mỗi tháng, tôi xuất bán cho các quán ăn, nhà hàng khoảng 400-500 kg chép giòn”, anh Đàm mở đầu câu chuyện khi kể về quá trình “thuần hóa” loài cá có nguồn gốc từ nước Nga. Theo anh Đàm, sau nhiều năm gắn bó với nghề nuôi thủy sản, anh luôn đau đáu muốn tìm ra một loài “cá đặc sản” phù hợp với dòng sông Đồng Nai, có đầu ra tốt và thu nhập ổn định. Năm 2014, sau khi nghe thông tin nhiều hộ dân ở tỉnh Hải Dương thành công trong việc nuôi cá chép giòn, anh đã quyết định “mục sở thị” ra tận nơi để tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm nuôi loài cá khá lạ lẫm này. Khi đã nắm rõ được các kỹ thuật cơ bản để nuôi loài cá này, 1 năm sau, anh Đàm quyết định nhập thử 1.000 con cá giống chép giòn từ Nga về để nuôi.

“Giống cá nhập vào chỉ khoảng 2.000 đồng/con, cá bằng đầu ngón tay. Nếu nhìn bằng mắt thường, cá chép giòn không khác gì cá chép thường. Điều khác biệt là cá chép giòn được nuôi bằng thức ăn là đậu tằm, nên thịt cá dai và giòn đặc trưng. Để phân biệt được cá chép giòn và cá chép thường, khi cá lớn mình rờ vào gáy lưng con cá, nếu là chép giòn thì sẽ thấy cứng hơn cá thường. Nếu muốn chính xác 100% thì chỉ thịt cá ra mới biết được”, anh Đàm cho hay.

Cá chép giòn có đặc tính nuôi lâu. Thời gian từ cá giống đến cá thịt phải mất 1,5 năm, cá sẽ đạt trọng lượng khoảng 1-3kg/con. Để thành cá chép giòn, phải nuôi khoảng 5 tháng nữa và cho ăn thức ăn hoàn toàn là đậu tằm.

“Khi nuôi nên để riêng ra từng ô, nuôi được khoảng 1,5 năm thì cho ăn thức ăn được sản xuất bằng đậu tằm khoảng 5 tháng nữa là thành cá chép giòn. Tuy nhiên, ban đầu do chưa có nhiều kinh nghiệm, nên lứa cá đầu tiên, tỷ lệ cá chép “hóa giòn” không cao, nên chưa được người tiêu dùng chấp nhận. Rút kinh nghiệm, các lần sau, thay vì nuôi bằng thức ăn là đậu tằm khoảng 5 tháng là thành cá chép giòn thì mình quyết định nuôi thêm 1 tháng nữa nên tỷ lệ giòn đạt đến 99%”, anh Đàm chia sẻ kinh nghiệm.

nuôi cá, nuôi cá chép, nuôi cá chép giòn, nuôi cá Đồng Nai, nông dân làm giàu

Hiện mô hình nuôi cá chép giòn kết hợp với nhà hàng nổi trên sông của anh Đàm mang lại nguồn thu nhập cao khá cao.

Với giá bán hiện nay khoảng 130.000 đồng/kg, trung bình mỗi tháng trại cá của của anh xuất bán ra thị trường khoảng 400-500kg cá chép giòn. Do là “cá đặc sản” giá bán cao, nên thị trường tiêu thụ chủ yếu là các quán ăn, nhà hàng. 

Chủ động sản xuất được con giống và thức ăn

Từ những khó khăn về con giống, thức ăn nhập khẩu đắt tiền, anh Đàm đã không ngừng nghiên cứu và thử nghiệm trong chăn nuôi để tạo ra sản phẩm của riêng mình.

 “Dù nuôi thành công giống cá chép giòn, nhưng vẫn chưa bằng lòng mà muốn tự mình làm ra giống, thức ăn. Sau gần 1 năm miệt mài nghiên cứu, cộng với kinh nghiệm hơn 20 năm nuôi thủy sản, tôi đã ra tận Hải Dương mua giống chép giòn đực về cho lai tạo với cá chép cái bình thường được nuôi tại lồng bè và cho ra giống cá chép giòn lai ngon hơn hẳn cá nhập khẩu. Đặc biệt, nhờ lai tạo với giống cá chép thuần chủng địa phương nên khả năng “đề kháng” của giống cá chép giòn này cũng cao hơn hẳn cá nhập khẩu, qua đó giúp tôi chủ động trong việc cung ứng con giống cho gia đình và các hộ khác khi có nhu cầu”, anh Đàm chia sẻ thêm.

Sau khi nhân giống thành công, anh Đàm tiếp tục nghiên cứu loại thức ăn thay thế để giảm giá thành và bớt lệ thuộc vào nhập khẩu. Nhờ đó, anh đã tự sản xuất được thức ăn cho cá chép giòn. Thức ăn được chế biến từ đậu tằm, nên giá thành cũng khá thấp so với thức ăn nhập khẩu.

“Hiện tại, lồng bè của tôi có 12 ô nuôi, với đủ kích cỡ cá khác nhau, nên lúc nào cũng có cá chép giòn thương phẩm để xuất bán cho thị trường, kể cả thời điểm nhu cầu thị trường cao như dịp lễ, Tết” - anh Đàm cho hay.

Không chỉ thành công nuôi cá chép giòn, hiện tại lồng bè của anh Đàm còn nuôi thêm cá koi để bán cho người chơi cá cảnh trên địa bàn thành phố Biên Hòa.

Dost-dongnai.gov
Đăng ngày 04/01/2019
T.L
Nuôi trồng

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 10:52 18/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:25 18/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 10:30 17/12/2024

Hệ vi sinh trong ao nuôi

Hệ vi sinh trong ao nuôi đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của tôm, cũng như khả năng quản lý chất lượng nước. Hiểu và quản lý tốt hệ vi sinh không chỉ giúp người nuôi kiểm soát môi trường ao hiệu quả, mà còn giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng tôm.

Tạt vi sinh
• 09:29 16/12/2024

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:43 18/12/2024

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 18:43 18/12/2024

Một số loài cá có tiếng kêu "lạ" có thể bạn chưa biết

Trong thế giới tự nhiên phong phú và huyền bí, động vật biết phát ra tiếng kêu thường gây bất ngờ cho con người. Tuy nhiên, điều ít ai biết là ngay cả những loài cá – vốn bị coi là "lặng thinh" dưới nước – cũng có khả năng phát ra tiếng kêu đồng thanh điệu rất độc đáo.

Cá
• 18:43 18/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:43 18/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 18:43 18/12/2024
Some text some message..