Người đồng bằng sẵn lòng đón lũ

Hỏi ra mới biết, người ở miệt này đã sẵn lòng đón lũ từ lâu mà con nước cứ đâu đâu chưa chịu về.

mùa nước nổi
Lũ không đáng sợ như ta nghĩ, với người miệt Cửu Long lũ là cơ ngơi, sinh kế và là văn hóa ngàn đời. Ảnh: Jason Trần

Bá nheo mắt, nhìn ra ngoài mé nước, tay vẫn không rời con ghim đan: “Mớ lưới sắp xong rồi, ai ở miệt này cũng tất tởi đón nước, mà nước cứ đâu đâu chưa chịu về. Năm ngoái nước về trễ, nhưng rồi cũng lên, cá tôm cũng đặng cho người ta ngày 2 bữa cơm, với con cái học hành. Còn năm nay, sao mà rầu quá”.

Làng của Bá sống, ai cũng có nghề tay trái là đan lưới, làm lợp kiếm thêm thu nhập mùa nước lũ. Bá sống cũng hơn nửa đời người, trải mấy mùa con nước nhảy bờ, mà chưa thấy khi nào như mấy năm nay, nước về trễ và cá tôm cũng ít dần. An Giang quê Bá nay người ta cũng ít mặn mòi với nước lũ.


Người dân miền Cửu Long sẵn sàng đón lũ. Ảnh: Minh Vân

Ký ức mùa nước nổi

Ngơi việc cho khuây, Bá mời chúng tôi ly trà, rồi buông chuyện hỏi, đúng y cái chất của người dân Nam Bộ, sang sảng mà thân thương. Bá kể tôi nghe về những năm mà nước đặc tôm cá, mùa đó con nước về đâu chỉ “liếm” bờ như ca dao, mà nước “liếm” tới tận nền nhà, trường học, nước qua cả mé lộ (phương ngữ người Nam Bộ để chỉ con đường). Nói đoạn, Bá chỉ ngay con lộ, “đó! cái lộ này vừa để làm đê vừa làm đường, cao cỡ vậy mà còn ngập được”, Bá xuýt xoa, trề miệng. Thật vậy, con đường đê này cao cũng hơn mấy thước mà nước còn bò qua được, thì chúng tôi cũng ướm chừng lũ lớn cỡ nào. Vậy mà, dân miệt này vẫn hằng năm trông cho con nước tràn về. Mùa nước lũ, người ta hồ hởi đánh bắt cá tôm lo cái ăn cái mặc, phần dư thì ủ mắm ra giêng bán kiếm lời. Thấy vậy mà mấy con cá đồng này cũng bắt mùi mắm lắm, như chúng nó biết lũ khổ người dân Nam Bộ, nên dâng mình làm sản vật đáp đền. Nào mắm cá linh, cá lóc, cá sặc,.. rồi còn cả khô cá đồng thơm ngon nức tiếng.


Cảnh vợ chồng mưu sinh mùa nước lũ giữa cánh đồng ngập nước. Ảnh Minh Vân


 Người làng này hay làng khác, như một bản năng, cứ hễ lũ về lại hăng say lao động. Ảnh Minh Vân

Đến hồi nhìn mé sông, Bá chặc lưỡi tiếc mấy mùa cá dư. “Hồi đó, cá linh tràn về nhiều đến mức người ta đóng lưới mà ngày kéo cũng được bạc triệu, rồi còn cá lóc, cá tra, cá thát lát, tôm càng. Ui! tụi nó nhiều lắm, dư giả cho bà con xóm này cải thiện gia đình. Tính ra ruộng vườn quanh năm vất vả, mà được mùa lũ cũng ấm lòng. Còn mấy năm nay, có khi hai vợ chồng đi cả tuần lễ mới bằng được một ngày khi đó, cá tôm giờ sao cũng thất thường như con nước”.

Luyên thuyên trong câu chuyện của Bá, làm chúng tôi cũng nhớ về những con nước quê mình khi ấy. Cứ độ Đoan Ngọ xong là nước bắt đầu về, người dân miền lũ Long An quê tôi, khi ấy tất bật chuẩn bị kê nhà, sửa mái. Tay chưa nghỉ, chân đã làm. Xong cái nhà lại tất bật lo mớ lưới, đóng lợp, trét lại cái xuồng, vá mấy cái vợt. Người ta đón con nước mà hồ hởi ghê nơi, có ai nghĩ là lũ về lại khó khăn sinh hoạt đâu chứ, bởi họ biết sẽ được trời ban cho nhiều sản vật.


Mùa lũ người ta đón nhận lộc trời như một tất yếu và thích nghi. Nhưng giờ đây mớ lộc ấy chắc chỉ còn trong ký ức. Ảnh Minh Vân

Riết rồi, từ ông cha tới đời con cháu, cộng đồng người dân quê tôi nói riêng và người đồng bằng sông Cửu Long nói chung, đã hình thành nếp sống hòa hợp với thiên nhiên, thuận thiên để sinh tồn, sinh lợi. Hay người ta còn gọi là sống chung với lũ!

Xuồng rạn lòng chờ nước

Mùa lũ, người miền này chỉ cậy nhờ vào chiếc xuồng làm cái chân. Nên nhà ai cũng ít gì có riêng một chiếc. “Người ta chu đáo lắm! Sơn phết ngon lành hết rồi, chân đi mà ai không chu đáo. Vậy đó, mà mấy “cái chân” giờ nó rạn lòng rồi còn đi đâu, tụi nó cũng phơi mình trên bờ chờ nước như tụi tui đây, khà khà!”, Bá cười cái tặt, cười như ganh với mấy chiếc xuồng. 


Người dân miệt Cửu Long có cái xuồng làm chân đi mùa lũ, vậy mà ai ngờ xuồng mùa này cũng rạn lòng chờ lũ như người ta. Ảnh Minh Vân

Chúng tôi biết cái cười của Bá như tiếc rẻ những gì còn trong ký ức. Bá nói miền này thì xa xôi thiệt, chứ bà con cũng chịu nghe đài lắm chứ. Biết hết, Bá và mọi người biết hết. Bá biết về những con đập thủy điện miền trên kia kìa, những con đập chắn nguồn tôm cá, chắn cả sinh kế của người lao động nghèo như Bá. Bá buông miệng, nghe như một người dân đầy trí thức: “Đập thì cũng tốt, tụi nó sinh điện cho mình xài, các nước phát triển được phần cũng nhờ mấy con đập này, nhưng mà cũng hại hén. Nó chắn hết ráo rồi, chán nguồn tôm cá, chặn phù sa, chặn luôn miền ký ức”.

Dân làng Bá, hay người dân miền lũ này, ai cũng trông chờ một con nước lớn, lớn như đúng nghĩa của nó từ bao đời. Nhưng cuộn sâu trong đôi mắt trải đời của họ, đều biết rằng đó có thể chỉ là ước mong. Ngoài đồng, lúa cũng chỉ còn gốc rạ, đất khô nứt cả rồi, đất khát phù sa, còn con người khát lũ.

Nhiều quá cũng không tốt

Dòng mở đầu này, tôi chỉ muốn dành cho những con đập thủy điện. Đã viết nhiều bài về những công trình phát điện ấy, nhưng tôi nghĩ vẫn chưa đủ là bao. Điện thật sự rất cần cho nhân loại, nhưng liệu rằng thiên nhiên có quan trọng hay không?



Nhiều quá cũng không tốt, có lẽ điều đó lại rất đúng với con đập thủy điện chắn dòng Mekong trong lúc này. Người ta đã phải đánh đổi tài nguyên nước, sinh kế, môi trường và sinh thái với nguồn lợi thủy điện.

Nhiều nghiên cứu đã minh chứng rằng hệ lụy về suy giảm tài nguyên nước, sinh vật và phù sa mà các đập thủy điện gây ra là không hề nhỏ. Các nước ở hạ nguồn, như Việt Nam, đất bắt đầu khát nước, sông thiếu nước ngọt, lũ ít phù sa, tôm cá không còn nhiều, thậm chí có vài loại đã tuyệt chủng. Người ta đã nhận thấy tác hại to lớn mà các đập nước gây ra, nhưng liệu bao giờ họ mới có động thái khắc phục. Trong sự phát triển quá mạnh mẽ đó, người dân nghèo và sống phụ thuộc vào con nước đã bị bỏ lại phía sau.

Thôi biết sao giờ, lũ về sao tui đón vậy, sẵn lòng mà!

Chắc thấy mình khát nước, Bá đớp lấy ngụm trà, rồi quơ qua đan lưới. Câu chuyện của chúng tôi cũng thưa đi đôi chút. Bá biết chúng tôi làm nghề báo, nên hăm hở kể nhiều điều, rồi cũng hăm hở nhờ mong đưa tin để nhiều người biết. Bá muốn người ta biết nhiều, để người ta cảm thấy trân trọng những mùa nước lũ như Bá, như người làng này.

Tay Bá cứ thoăn thoắt như một thói quen. Bá không lo nhiều cho đời của Bá, sống cũng nửa đời người, Bá chỉ lo cho đời con cháu mai sau, con cháu Bá và con cháu của nhiều người. Rồi đây, chúng nó sẽ chẳng thể nào biết được lẩu mắm cá linh ngon ra sao, chẳng biết được canh bông điên điển thơm đến dường nào. Chúng nó sẽ chỉ có thể ngửi mùi phà sa của con nước lớn bằng trí tưởng tượng, nhiều loại tôm cá sẽ trở thành tiêu bản cho chúng xem. “Tội lắm! Tụi nó sống không biết những gì mà thiên nhiên trao tặng”.

Bá lặng mình, cười xòa “thôi biết sao giờ, lũ về sao tui đón vậy, sẵn lòng mà!”.

Đăng ngày 10/08/2020
Mạnh Kha @manh-kha
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Sách Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản: Giảm ngay 15% cho 50 khách hàng đầu tiên

Ngành thủy sản hiện nay đang không ngừng phát triển và đổi mới, nhưng một trong những yếu tố cốt lõi giúp các nhà chuyên môn, kỹ thuật viên và sinh viên ngành thủy sản nâng cao kiến thức chính là sở hữu tài liệu chuyên sâu, đáng tin cậy. Hiểu được điều đó, quyển sách "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản" - một tác phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành, nay đã chính thức tái bản, đáp ứng nhu cầu học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc.

Đặt hàng trước giảm 15%
• 23:26 18/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 23:26 18/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 23:26 18/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 23:26 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 23:26 18/11/2024
Some text some message..