Người giữ quả ngọt trên đất U Minh

Khu vườn xanh tốt ngay giữa vùng đất phèn mặn là thành quả của sự quyết tâm giữ ngọt mà lão nông Quách Thanh Sử (64 tuổi, ngụ ấp 2, xã Nguyễn Phích, H.U Minh, Cà Mau) kiên trì thực hiện trong hơn 10 năm qua.

chiến tích giữ ngọt
Ông Sử tự hào về “chiến tích” giữ ngọt của mình - Ảnh: Hiếu Nghĩa

Trồng cây ăn trái ở đất phèn mặn

Năm 1991, sau khi xuất ngũ, ông Sử trở về quê lập nghiệp. Ông tâm sự nhìn thấy mảnh đất rộng lớn của gia đình bị bỏ hoang, lòng ông không khỏi xót xa. Môi trường khắc nghiệt, đất phèn mặn nên mỗi năm gia đình ông chỉ sản xuất được một vụ lúa, nhưng cây lúa cũng cằn cỗi, năng suất kém. Từ đó, ông Sử thao thức, quyết tâm tìm ra giống cây trồng, vật nuôi có khả năng thích nghi với vùng đất phèn mặn để làm giàu cho gia đình. Sau khi nghe ông thổ lộ ý định muốn chuyển đổi qua trồng cây ăn trái, nhiều bạn bè đã can ngăn, bởi thời đó, ở xứ rừng U Minh chưa ai dám bỏ ruộng chuyển lên vườn. Với bản tính kiên định, không ngại khó khăn, ông Sử vẫn bắt tay thực hiện chuyển đổi hơn 2 ha đất ruộng của gia đình. “Vùng đất này là lung trũng nên phèn mặn dữ lắm. Do vậy phải đào xuống 4 - 5 lớp mới đủ đất làm bờ liếp trồng cây ăn trái để tránh ngập lụt vào mùa mưa”, ông Sử nhớ lại. Công sức của ông đã được đền đáp khi vườn cây ăn trái bắt đầu lên xanh, cá dưới ao cũng lớn nhanh và vào mùa sinh sản.

Ông Sử cho biết cách đây trên 20 năm, xứ Cà Mau không tìm đâu ra vườn nhãn, người dân có trồng thì chỉ vài cây ăn chơi, còn trái cây ở TP.Cà Mau chủ yếu là từ vùng trên đưa về tiêu thụ. Vườn nhãn của nhà ông đợt đầu thu hoạch không được bao nhiêu, nhưng tới năm thứ hai, nhãn bắt đầu sai trái. Tiêu thụ ở huyện không hết, vợ chồng chèo xuồng đưa lên TP.Cà Mau bán. “Nhãn trồng ở vùng đất phèn trái không to, bóng như những vùng khác nhưng được cái cùi dày và ngọt hơn. Thương lái Cà Mau mê như điếu đổ. Kinh tế gia đình tôi cũng phất lên nhờ đó”, ông Sử nói.

“Chiến tích” chống mặn

Năm 2005, bà con trong vùng thi nhau lấy nước mặn vào để chuyển sang mô hình tôm - lúa. Những người bạn làm vườn với ông cũng đành ngậm ngùi chuyển đổi, do vùng nước ngọt bị mặn xâm nhập, cây ăn trái không thể phát triển, sinh lợi như xưa. Không đi theo số đông, ông Sử dồn tâm sức tìm cách chống “giặc mặn” đang tấn công vườn cây của mình. “Tôi từng có ý định chuyển sang mô hình tôm - lúa, nhưng suy xét thấy hiệu quả không cao bằng làm vườn. Vả lại công sức bao năm nay lẽ nào lại bỏ ngang. Tôi quyết định giữ lại cho bằng được thành quả của mình”, ông Sử nói.

Trong khi bà con chặt cây ăn trái, ban đất vườn thì ông Sử cũng thuê người đào hệ thống ao xung quanh vườn nhà mình, kê liếp lớn. Hệ thống ao đó được ông gọi là “ao cách mặn”. Trong những ao bao quanh, ông để mực nước bằng hoặc cao hơn các vuông tôm bên cạnh một chút, còn những ao nước ngọt ở trong được ông bơm nước từ giếng khoan xuống để đảm bảo mực nước cao hơn những ao cách mặn. Bà con trong xóm cho rằng ông Sử làm việc lạ đời vì làm sao có thể giữ được vườn cây ăn trái khi nước mặn đã bao bọc bốn phía. Tuy nhiên, với cánh làm sáng tạo đó, ông Sử đã giữ được “núm” đất ngọt giữa vùng mặn mênh mông.

Với hơn 2 ha vườn, ao, ông Sử đang có nhiều mô hình sản xuất hiệu quả; trong đó, vườn nhãn 400 gốc mà ở cả vùng U Minh không ai có, mỗi năm cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng. Ông còn tận dụng đất trống trồng xen vú sữa, dây thiên lý, với lợi nhuận thu về hơn trăm triệu đồng mỗi năm. Dưới ao nước ngọt, ông thả nuôi cá sặc rằn, ao cách mặn nuôi cá bống tượng. Tính sơ sơ, mô hình vườn, ao mang về cho ông tổng thu nhập mỗi năm khoảng nửa tỉ đồng, một mức thu nhập mà nhiều nông dân không bao giờ dám nghĩ tới.

Ông Võ Văn Liêu, Phó chủ tịch xã Nguyễn Phích, cho biết: “Ông Sử chính là hình mẫu của người lính khi về sống tại địa phương. Việc giữ ngọt để phát triển kinh tế vườn của ông đã góp phần thúc đẩy kinh tế xã nhà”.

Báo Thanh Niên, 18/12/2015
Đăng ngày 19/12/2015
Hiếu Nghĩa - Trần Thanh Phong
Kinh tế

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu: “Cú hích” hay rào cản cho ngành thủy sản Việt Nam?

Vào cuối năm 2024, thông tin về việc Mỹ áp thuế đối với tôm nhập khẩu đã thu hút sự chú ý lớn từ ngành thủy sản toàn cầu. Là một trong những thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, Mỹ không chỉ mang lại doanh thu khổng lồ mà còn là điểm tựa giúp nâng cao giá trị và thương hiệu cho tôm Việt.

Tôm thẻ
• 10:15 10/12/2024

Xuất khẩu thủy sản gần tới đích 10 tỷ đô

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã đạt gần 9,2 tỷ USD, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, đích 10 tỷ USD năm 2024 trong tầm tay.

Tôm đông lạnh
• 11:08 03/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 06:25 23/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 06:25 23/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 06:25 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:25 23/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 06:25 23/12/2024
Some text some message..