Người mang nghề 'chưa từng có' cho đồng bào dân tộc

Nông dân nuôi cá là chuyện quá đỗi bình thường, nhưng đưa nghề nuôi cá phổ biến, phát triển rộng khắp cả huyện Đắk Hà (Kon Tum) với hàng nghìn hộ đồng bào dân tộc vùng Bắc Tây Nguyên cùng nuôi thì chỉ có Nguyễn Hữu Tá làm được.

Cơ sở nuôi cá của “vua cá” vùng Bắc Tây Nguyên.
Cơ sở nuôi cá của “vua cá” vùng Bắc Tây Nguyên.

Từ 15 m2 ao trở thành “vua cá” vùng Bắc Tây Nguyên

Hai năm trước, nghe tin ở xã Đắk Uy, huyện Đắk Hà nông dân đua nhau phát triển nghề nuôi cá, tôi đã lặn lội tò mò tìm đến, được người dân địa phương giới thiệu gặp ông A Thoại.

Ông A Thoại có một ao nuôi rộng chừng 2.000m2 vừa thu hoạch xong, lãi được 20 triệu đồng. Ông hồ hởi kể: “So với người Kinh thì ăn thua gì đâu, nhưng ở đây thì mình nhất đấy”.

Rồi ông tặc lưỡi: “Lời lãi chưa nói, cứ có được con cá tươi ăn là sướng rồi. Hồi trước, bà con dân tộc muốn có cá ăn chỉ biết ra sông, ra suối mà mò. Giờ thì ưng lúc nào là có lúc ấy. Cũng là nhờ Tá nó bày cách cho…”.

Từ thông tin của ông A Thoại, tôi tìm đến nhà anh Nguyễn Hữu Tá. Cái nắng như lửa táp cuối mùa khô hắt vào từ mặt đường càng nồng thêm mùi cá. Tiếng nước chảy, tiếng cá quẫy rào rào khiến câu chuyện của tôi với anh phải liên tục tăng âm lượng…

Anh Tá kể rằng, anh theo cha mẹ vào Đắk Hà lập nghiệp lúc mới lên 10 tuổi. Vốn là dân quê lúa Thái Bình, dù phải lên núi theo nghề cà phê thì nỗi nhớ con cá, con cua trong lòng vẫn không vơi.

Có một mảnh ao nhỏ sau nhà, cha mẹ anh lần hồi sưu tầm các giống cá mang về thả. Ao cá nhỏ chỉ đủ “tự cung tự cấp” nhưng cũng đã cho anh một niềm vui đặc biệt…

Tốt nghiệp phổ thông, bởi cha mẹ đông con (6 anh em), anh không có điều kiện học lên nữa. Phải tính con đường vừa để lập thân, vừa để giúp cha mẹ, nhưng theo lối nào đây?

Tiếng mưa dài từng đêm càng khiến mọi sự suy tính thêm rối bời. Rồi như tia chớp chợt lóe lên trong óc anh: “Sao mình không làm nghề nuôi cá?”.

Đắk Hà sông hồ không ít và bây giờ lại thêm bao nhiêu là hồ thủy điện. Còn đầu ra thì khỏi lo với vùng đất cao nguyên mênh mông đang khát cá tươi này…

Anh Tá cho biết: “Với ý định gắn bó với nghề nuôi cá, lúc đầu, em xin vào làm công nhân Công ty Thủy sản Đắk Lắk. Công việc cũng nhàn nhưng bởi chủ tâm học nghề nên việc nào dù không phải của mình, em cũng tham gia.

Thấy em siêng năng, ham học hỏi, ông Giám đốc nhiệt tình chỉ bảo, đồng thời giao cho công việc khó nhất là ươm giống. Phải nói, ông là người tay nghề cực giỏi, lại giàu cái “tâm”.

Sau hơn 1 năm miệt mài tích lũy, cầm chắc trong tay mọi bí quyết nghề nghiệp, em xin thôi việc, trở về Đắk Hà để theo đuổi ý tưởng”…

Quản lý nguồn vốn 20 tỉ đồng đầu tư cho 300 hộ nuôi cá; mỗi năm xuất 6.000 tấn cá thịt, hàng chục tấn cá giống thì bận rộn là đương nhiên.

“Từ hai bàn tay trắng, 45 tuổi đã trở thành ông chủ quản lý một cơ nghiệp quả cũng đáng nể?” - tôi nói.

Anh cười: “Cũng phải nhiều kiên trì, vất vả mới được đó anh. Năm 1994, sau khi thành nghề ở Đắk Lắk về, ý tưởng khởi nghiệp của em tưởng không thể thực hiện được. Mặt bằng không có, diện tích ao nuôi chỉ vẻn vẹn 15m2; vay vốn ngân hàng thì khó khăn mà chỉ vay được 5 triệu đồng là “kịch đường tàu”.

Sau nhiều suy nghĩ, em thấy muốn nuôi được nghề thì phải đi lên từ nghề. Vậy là em quyết định làm dịch vụ để tích lũy vốn. Đầu tiên, em lấy cá giống các nơi về tuyển chọn lại rồi bán, đồng thời hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ nuôi.

Tiến thêm một bước, em nhận cung cấp thức ăn, bao tiêu cá cho họ. Mất 6 năm trời mới có được chút vốn để mua đất, xây hồ, gây dựng dần nên cơ sở này”.

Giúp nông dân cả huyện Đắk Hà nuôi cá

Mỗi năm thu lãi ròng 1,5 đến 2 tỉ đồng cũng là lớn, nhưng nếu chỉ lấy tiền để “đo” thì Nguyễn Hữu Tá còn đứng sau nhiều “đại gia” nghề nông ở xứ cao nguyên này. Thế nhưng, điều không ai làm được như anh là đã mở nghề rồi mang lại nghề mới cho cả một huyện, thậm chí đang lan tỏa ra cả tỉnh.

Công bằng thì trước anh, một số công nhân trồng cà phê ở Bắc vào cũng đã nuôi cá, nhưng là nuôi nhỏ lẻ, tự cung tự cấp là chính; có dư bán thì lời lãi không bao nhiêu, vì năng suất thấp, chi phí cao. Chính anh đã mang lại cho họ kỹ thuật nuôi cá công nghiệp.

Nếu trước đây nông dân nuôi kiểu truyền thống, năm chỉ thu một vụ, sản lượng mỗi ha mặt nước chỉ chừng 1 tấn, thì nay, với kỹ thuật nuôi mới, năm họ thu 2 lứa, năng suất đạt tới 50 tấn/ha… Anh “hạch toán” cho tôi nghe: "Mỗi kg cá đầu tư từ 20 - 21.000 đồng nhưng bán ra được 30.000 đồng. Lấy sản lượng trung bình 50 tấn/ha nhân với số lãi thì dễ dàng tính được nuôi cá cho lãi gấp 7 lần so cùng một diện tích cà phê. Chẳng thế mà nhiều hộ nhờ anh đầu tư đã trở thành tỉ phú…"

Ở Đắk Hà này, nhắc đến những cái tên như Hoàng Danh Truyền, Nguyễn Văn Bảo, Phạm Văn Nuốn… thì ai chẳng biết bởi mỗi người mỗi năm đều xuất từ 100 tấn cá trở lên, thu lãi tiền tỉ.

Trong số 300 hộ do Tá đầu tư thì 250 hộ có lãi từ 100 – 250 triệu đồng/năm… Điều có ý nghĩa nữa là không chỉ với người Kinh, chính Nguyễn Hữu Tá đã mang lại “nghề chưa từng có” cho đồng bào dân tộc…

Anh Tá cho biết: “Tôi mở nghề cho 3 chục hộ, hỗ trợ giống cho cả 2.000 hộ đồng bào ở các huyện ấy chứ. Phần lớn bà con chỉ mới dừng lại ở mức tự cung tự cấp, nhưng mỗi bữa ăn họ có được chút cá tươi, lúc hội hè không phải đi mua thứ cá bán rao đắt đỏ cũng là tốt lắm rồi”.

Mang lại nghề cho cả huyện đã tỏ cái “tâm” nhưng với anh, giúp họ giữ nghề, làm giàu được bằng nghề mới là trọn vẹn… Thế nên, bỏ vốn cả hai chục tỉ đồng, bao trọn vẹn từ kỹ thuật, con giống, thức ăn đến đầu ra mà anh không tính lãi của ai một đồng. Làm ăn, tất nhiên ai không mưu lợi nhưng với anh thì khác.

Anh kiếm lợi nhưng không phải từ công sức người nuôi - nghĩa là những người được anh đầu tư đó chỉ có một nghĩa vụ là bán cá cho anh theo giá thỏa thuận; còn lời lỗ sau đó là do sự xoay xở của anh trên thương trường…

Làm ăn thời buổi bây giờ, đã không phải bỏ vốn lại yên tâm về đầu ra của sản phẩm, còn gì hơn thế? Chưa hết, với những hộ khó khăn, anh luôn tính giá đầu tư thấp hơn; người nghèo thì chỉ bằng 30 - 50%.

Hướng dẫn kỹ thuật tại gia rồi, anh còn tổ chức những lớp tập huấn tập thể đông đến 300 người, bao cả ăn uống. Hộ nuôi cá giỏi, anh tặng cả quạt, ti vi. Không giữ riêng cho mình bí quyết nghề nghiệp gì, anh còn chuyển giao cả “bảo bối” kỹ thuật ươm giống cho 15 hộ. Hỏi sao không giữ độc quyền, anh chỉ gọn lỏn: “Tôi chẳng tham tiền”…

Báo Pháp Luật
Đăng ngày 28/06/2017
Quốc Dinh
Kinh tế

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:55 02/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 00:55 02/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 00:55 02/12/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 00:55 02/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 00:55 02/12/2024
Some text some message..