Người nuôi cá nước lạnh lao đao

Sa Pa được mệnh danh là “thiên đường” của loài cá nước lạnh bởi khí hậu đặc trưng và nguồn nước dồi dào. Nhiều tỉ phú phất lên từ nghề nuôi cá nước lạnh, nhưng rồi nghề “bạc tỷ” này không tránh khỏi quy luật thăng, trầm.

nuôi cá nước lạnh
Người nuôi cá nước lạnh Sa Pa phải trải qua nhiều thăng trầm.

Người nuôi chán ngán

Chúng tôi đến Sa Pa vào một ngày đông giá rét. Vết tích của trận mưa tuyết lịch sử chưa kịp biến mất nơi đây, những cột giàn su su vẫn còn ngổn ngang, những thân cây mất ngọn chơ vơ lưng vách núi.

Trại cá của ông Nguyễn Thanh Phương, tổ 13, thị trấn Sa Pa cũng lặng lẽ như khung cảnh và tâm trạng của người sản xuất ở Sa Pa lúc này. Là một trong những người đầu tiên nuôi cá nước lạnh ở thị trấn Sa Pa, tất nhiên ông Phương chứng kiến thời “hoàng kim” của cá hồi rõ hơn ai hết. Nhưng ông lại không nhắc nhiều về thời xa xôi ấy. Giọng ông trầm buồn, tay ông lật cuốn sổ ghi chép về nghề nuôi và ghi rõ sự tuột giá cá hồi trong năm qua.

Ông Phương kể lại: Đầu năm 2013 cá bán được giá 250.000 - 270.000 đồng/kg, đến giữa năm chỉ còn 150.000 - 170.000 đồng/kg, sau lũ quét hồi tháng 9, giá cá nhích được lên 200.000 - 220.000 đồng/kg. Cứ lên, xuống thất thường khiến người nuôi bắt đầu có tâm lý chán ngán. Riêng cá tầm bán chỉ dao động từ 120.000 - 170.000 đồng/kg nên ông Phương và nhiều trại cá khác không còn nuôi loại này. So sánh với giá cá của 2 năm trước là có sự khác biệt rõ ràng. Nếu như năm 2010, người nuôi có thể bán cá hồi với giá 350.000 - 400.000 đồng/kg thì nay đó là mức giá “đáng mơ ước”.

Bên cạnh những cú rớt giá thảm hại, thiên tai đã phá hỏng cơ ngơi của vài trại cá, thiệt hại nhiều tỷ đồng. Năm 2013, Hợp tác xã Can Hồ A gặp trận lũ quét vào tháng 9 đã xóa sạch dấu vết của trại cá này. Với 17 tấn cá hồi, 7 tấn cá tầm biến mất sau tích tắc, Hợp tác xã thiệt hại 5 tỷ đồng. Anh Nguyễn Văn Lũy, Chủ nhiệm Hợp tác xã chưa hết bàng hoàng, đôi mắt anh trũng sâu vì lo nghĩ số nợ ngân hàng biết bao giờ có thể hoàn đủ.

Đau đớn và xót của khiến tóc anh bạc hơn nửa, những nếp nhăn xô lấn ép khóe mắt chảy dài dòng lệ. Ngoài tứ tuần, lần đầu tiên người đàn ông này bật khóc khi nhìn cơ ngơi 7 năm gây dựng giờ chỉ còn lại đống đổ nát, hoang tàn. Anh Lũy tâm sự: “Hợp tác xã có 7 thành viên, tiền của anh em đổ hết vào trại cá, thiên tai như cú sốc đối với các xã viên, họ chán nản và xuất hiện tâm lý muốn rút vốn”.

Cái khó ở chỗ, chỉ cần một xã viên rút vốn coi như Hợp tác xã Can Hồ A giải thể. Trước tình hình đó, anh Lũy hằng ngày phải gặp từng xã viên để vận động, lấy lại chút niềm tin ở họ. Anh cũng chủ động thuê người khắc phục hậu quả thiên tai. Nhưng dù sao đó cũng là khó khăn nhất anh phải đối mặt, mà có vượt qua hay không đến giờ anh Lũy cũng chưa chắc chắn.

Cá bán không được giá cùng nguy cơ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh khiến người nuôi cá nước lạnh mang tâm lý buông xuôi, thậm chí đã có nhiều trại cá chọn giải pháp chuyển nghề.

Theo thống kê của Hội Cá nước lạnh Sa Pa, hiện trên địa bàn huyện còn 26 trại cá, đầu năm 2013 trở về trước con số này là 35. Thực trạng này cũng khẳng định lợi nhuận từ nuôi cá nước lạnh không như mong muốn, dù mất tiền tỷ đầu tư xây dựng hạ tầng, nhưng người nuôi cá cũng không còn mặn mà như giữa thời “hoàng kim”.

Một nguy cơ khác là cá Sa Pa tiếp tục phải “lép vế” trước nạn cá nhập lậu. Ông Nguyễn Thanh Hải, Chủ tịch Hội Cá nước lạnh Sa Pa cho biết, cá lậu đang bán phá giá khiến cá Sa Pa ngày càng điêu đứng.

Cầu cứu ngành chức năng

Trong khi người nuôi cá nước lạnh Sa Pa chịu đủ rủi ro như thời tiết, thiên tai thì “cơn bão” cá nhập lậu vẫn tiếp tục tràn qua biên giới. Giá cá nước lạnh tiếp tục giảm sâu, không thể tự mình chống đỡ, nên người nuôi chỉ còn biết trông chờ vào ngành chức năng.

Từ cuối năm 2012, nhiều tư thương đã nhập lậu cá tầm Trung Quốc vào Việt Nam tiêu thụ tại một số thị trường lớn. Cá lậu được bán với giá khoảng phân nửa so với cá Sa Pa. Do bị phá giá, lượng tiêu thụ cá nước lạnh Sa Pagiảm mạnh, một số trại nuôi không chịu nổi sức ép này đã phải bỏ nghề nuôi cá tầm.

Ông Nguyễn Thanh Phương, Tổ 13, thị trấn Sa Pa bức xúc: Từ năm 2012, tôi đã phải bỏ hẳn nuôi cá tầm. Cá tầm vừa chậm lớn vừa bị cá lậu chèn ép.

Nếu như cá tầm Sa Pa phải nuôi 2 năm mới có thể xuất bán thì cá Trung Quốc chỉ vài tháng đưa ra thị trường. Người trong nghề cũng không thể lý giải bằng cách nào mà cá Trung Quốc có thể rút ngắn thời gian sinh trưởng “kỳ diệu” đến vậy, phải chăng có loại thức ăn “siêu tốc”?.

Cuối năm 2012, một số vụ nhập lậu cá được Đội Quản lý thị trường Sa Pa xử lý nhưng không đáng kể so với thực tế. Hiện cá nhập lậu được “nội địa hóa” một cách tinh vi, cá Trung Quốc qua biên giới là nhập vào các trại nuôi trước khi chủ nhân của nó xin giấy chứng nhận xuất bán. Vì thế mà có câu chuyện cá tầm có chứng nhận xuất xứ tại tỉnh Bắc Ninh!?

Tại Lào Cai, do có đường biên giới với Trung Quốc kéo dài, nhiều đường tiểu ngạch và lối mòn đã trở thành “con đường cá tầm nhập lậu”. Trước đây, cá chủ yếu được vận chuyển qua khu vực Na Mo (xã Bản Phiệt, Bảo Thắng) nhưng nay đã chuyển hướng đường biên của Bát Xát. Với thủ đoạn tinh vi, nên từ năm 2012 đến nay ngành chức năng mới chỉ phát hiện và xử lý chưa đến 10 vụ việc có liên quan.

Theo ông Nguyễn Bá Bình, Phó Giám đốc Sở Công thương, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thì hầu hết các vụ việc được phát hiện là do người dân “mật báo”. Việc ngăn chặn cá tầm nhập lậu rất quyết liệt, nhưng cá tầm Trung Quốc vẫn có mặt trên thị trường với số lượng không hề nhỏ.

Thực tế, không có tiêu chí nào cụ thể để phân biệt cá lậu và cá Sa Pa, người tinh tường cũng cần phát hiện sản phẩm sau khi chế biến. Cá Sa Pa có vị ngọt, thịt thơm, có độ dai, trong khi thịt cá lậu rất bở, thiếu cảm giác ngon miệng. Vấn đề này người tiêu dùng bình thường cũng khó phân biệt. Bởi vậy mà Hội Cá nước lạnh Sa Pa đã tính đến việc xây dựng thương hiệu sản phẩm của mình dưới sự bảo trợ của các ngành chức năng.

Nhận định cá lậu là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến sự tuột dốc của cá nội địa. Cá lậu thấp cấp đã và đang “giết chết” thương hiệu cá nước lạnh Sa Pa vốn được xếp vào hàng thủy sản cao cấp. Nếu mặt hàng này không được kịp thời bảo vệ thì không bao lâu sẽ chịu chung bài học thất bại thảm hại trên sân nhà. Năm 2012, Hội Cá nước lạnh Sa Pa được thành lập với vai trò liên kết, chia sẻ kinh nghiệm và bảo vệ người nuôi. Ông Nguyễn Thanh Hải, Chủ tịch Hội chia sẻ: Chúng tôi đã hoàn tất hồ sơ xây dựng thương hiệu cá nước lạnh Sa Pa và đã trình lên Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, trước khi thực hiện các thủ tục khác. Tuy nhiên, nếu có thương hiệu rồi thì việc bảo vệ nó cũng sẽ không đơn giản, bởi còn phụ thuộc vào người tiêu dùng có tẩy chay cá lậu hay không.

Hiện tại, người nuôi cá nước lạnh Sa Pa đang làm hết sức mình để bảo vệ sản phẩm đặc trưng và rất mong chờ sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của ngành chức năng trong việc phòng, chống cá nhập lậu.

Báo Lào Cai, 12/02/2014
Đăng ngày 13/02/2014
Vân Thảo
Nuôi trồng

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 10:19 08/01/2025

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 03:29 11/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 03:29 11/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 03:29 11/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 03:29 11/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 03:29 11/01/2025
Some text some message..