Người nuôi cá tầm đầu tiên ở huyện Trấn Yên

Trấn Yên (Yên Bái) có nhiều nguồn nước lạnh chảy từ trên các đỉnh núi xuống, người đầu tiên nuôi cá tầm là anh Hoàng Văn Bình.

Nuôi cá tầm.
Anh Hoàng Văn Bình kiểm tra độ sinh trưởng của cá. Ảnh: Nguyễn Dũng.

Trại cá tầm của ông Bình nằm ở thôn bản Nả, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

Trao đổi với chúng tôi, anh Bình cho biết: Sau khi tìm hiểu nguồn nước lạnh ở đây thấy nguồn nước đủ tiêu chuẩn để nuôi được cá nước lạnh, anh đã hợp tác với nột số người xây dựng trại nuôi cá tầm tại đây. Trại cá đi hoạt động từ năm 2019.

Cá tầm là một loài cá sống ở môi trường nước lạnh, nhiệt độ nước luôn đảm bảo từ 23- 25 độ C. Nước phải sạch để cá dễ phát triển và không bị mắc bệnh. Anh Bình đã mời một người hoạt động trong ngành thủy sản đã từng làm dự án nuôi cá tầm nhiều năm hợp tác làm ăn.

Trại cá có diện tích mặt nước khoảng 2.000 m², chia làm nhiều bể nhỏ được che chắn để ươm cá giống và 3 bể lớn nuôi cá thương phẩm với kinh phí đầu tư đến nay lên tới gần 2 tỷ đồng.


Phân loại cá tầm con: Ảnh: Nguyễn Dũng.

Anh Bình dẫn chúng tôi đi thăm trang trại cá tầm dưới chân núi Nả, được phủ lưới đen có nhiều ống dẫn nước đổ vào các bể. Anh cho biết, nuôi cá tầm quan trọng nhất là nguồn nước phải trong sạch. Anh thuê 2 lao động người địa phương để làm công việc vệ sinh bể cá và cho cá ăn mỗi ngày. Lần đầu thu hoạch cá tầm thương phẩm được tiền tỷ

Trại chủ yếu nuôi giống cá tầm Siberi. Để có giống cá chất lượng, trại nhập khẩu trứng cá tầm thụ tinh từ Ý về ấp nở. Mỗi lần trại nhập 4 kg trứng ấp nở khoảng 100 ngàn con cá giống, tỉ lệ nở 85%. Anh Bình cho biết thời gian từ khi bắt đầu nuôi đến nay, mỗi năm nuôi cá lớn được 1 kg.

Hiện tại, con cá tầm to nhất ở trại cá nặng khoảng 2-3 kg với giá bán buôn 200.000đ/kg. Tháng 3/2021, trại đã xuất được gần 10 tấn cá với giá trung bình 150.000 đ/kg, thu về gần 1,5 tỷ đồng. 

Đôi khi anh cũng bán nhưng con cá tầm nhỏ hơn từ 1-2 kg cho các cơ sở nuôi ở các tỉnh khác như Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An… để tiếp tục nuôi cá thương phẩm.

Hiện nay, đầu ra cho con cá tầm rất thuận tiện, tuy nhiên là người đầu tiên nuôi cá tầm ở Trấn Yên nên anh Bình lo ngại về nguồn nước từ núi Nả không biết còn có thể cung cấp cho trại cá sử dụng được trong bao lâu.

Bởi người dân xung quanh khu vực trại cá gần đây bắt đầu khai thác những quả đồi làm đất canh tác nông nghiệp, phun thuốc diệt cỏ đã làm ô nhiễm nguồn nước. Anh Bình cho biết việc tìm địa điểm để nuôi cá tầm rất khó, những nơi có nguồn nước phù hợp thì đa phần người khác cũng đã làm du lịch, nên rất khó làm trại cá…

Trấn Yên
Đăng ngày 19/04/2021
Nguyễn Dũng
Nuôi trồng

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 10:20 14/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 22:54 14/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:54 14/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 22:54 14/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 22:54 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 22:54 14/01/2025
Some text some message..