Người nuôi cá tra lo trước diễn biến thị trường

Thị trường cá tra nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có dấu hiệu chững lại, có nơi giảm nhẹ so với cách đây 1 tuần. Doanh nghiệp (DN) chế biến sản phẩm cá tra xuất khẩu không đẩy mạnh thu mua, do đã cơ bản gom đủ hàng xuất khẩu. Theo dự báo của ngành nông nghiệp, nhu cầu chế biến và xuất khẩu cá tra tăng thời gian tới, có thể thiếu hụt nguồn nguyên liệu đến quý I/2017. Tuy nhiên, giá cá nguyên liệu hiện tại chưa đủ sức khuyến khích người dân mở rộng diện tích nuôi.

cá tra
Thu hoạch cá tra tại một ao nuôi ở quận Bình Thủy, TP Cần Thơ. Ảnh: KHÁNH TRUNG

Giá cá giảm nhẹ

Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, 11 tháng năm 2016, diện tích nuôi cá tra tại ĐBSCL tăng 1% so với cùng kỳ, diện tích thả nuôi khoảng 5.531 ha; sản lượng thu hoạch đạt hơn 1,14 triệu tấn, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Những địa phương có sản lượng tăng gồm: tỉnh Đồng Tháp tăng 5,6% (đạt 361.238 tấn), TP Cần Thơ tăng 7,8% (152.406 tấn), Bến Tre tăng 5,9% (162.630 tấn). Người nuôi cá tra ở ĐBSCL đang thu hoạch cá để đáp ứng nhu cầu của thị trường nhập khẩu dịp cuối năm. So với cách nay 3 tháng, giá cá tra nguyên liệu tại nhiều tỉnh, thành vùng ĐBSCL hiện tăng ít nhất khoảng 1.000 đồng/kg. Theo đó, cá tra nguyên liệu loại 1 (thịt trắng, cỡ 700-900 gram/con) tại nhiều quận, huyện ở TP Cần Thơ và các tỉnh như: An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre… ở mức 21.500-22.000 đồng/kg; cá tra thịt trắng loại 2 khoảng 20.800- 21.000 đồng/kg. Theo nhiều hộ nuôi cá tra ở ĐBSCL, giá cá nguyên liệu hiện tại, nhiều hộ nuôi cá mới phá huề vốn hoặc còn bị lỗ trên dưới 1.000 đồng/kg do giá thành nuôi cá tra ở mức khá cao từ 21.000-22.000 đồng/kg. Còn những hộ nuôi liên kết với DN và được DN đầu tư đầu vào có thể lời từ 500-1.000 đồng/kg. Hiện nay, các DN thu mua cá tra nguyên liệu của nông dân không trả tiền ngay mà phải sau một vài tuần mới thanh toán. Do vậy, những nông dân vay vốn ngân hàng để nuôi cá cũng phải gánh thêm phần lãi vốn vay.

Trong 2 tháng gần đây, giá cá tra nguyên liệu trồi, sụt thất thường ngoài yếu tố thị trường nhập khẩu không tăng, còn do có sự tác động của nhiều thương lái Trung Quốc. Ở một số địa phương vùng ĐBSCL, giữa năm 2016, thương lái Trung Quốc tìm mua cá tra nguyên liệu cỡ lớn (trên 1kg/con) và đẩy giá cá tăng cao; trong 2 tháng gần đây thì tìm mua cá cỡ nhỏ (400-700gram/con) khiến cho thị trường cá tra nguyên liệu bị "méo mó" về giá. Theo một hộ dân nuôi cá tại TP Cần Thơ, việc thương lái Trung Quốc tìm đến ao nuôi của dân để mua cá cũng có lợi cho người nuôi trong trường hợp người nuôi chưa có hợp đồng bao tiêu với DN Việt Nam, hoặc cá tới lứa chưa bán được. Nếu người nuôi vì lời hứa hão của thương lái Trung Quốc mà vay tiền đầu tư nuôi thì rủi ro rất lớn, nguy cơ trắng tay nếu thương lái Trung Quốc không mua cá. Còn theo lãnh đạo một DN chế biến tra xuất khẩu trên địa bàn TP Cần Thơ, thị trường cá tra xuất khẩu năm qua có nhiều diễn biến khó lường, nên cả người nuôi và DN đều hụt hơi chạy theo. Đơn cử như từ tháng 8 đến tháng 10-2016, thị trường xuất khẩu cần cá cỡ lớn (quá size, hơn 1kg/con), DN phải tìm nguyên liệu khắp nơi để đáp ứng các đơn hàng. Còn hiện tại, thị trường nhập khẩu lại cần cá size nhỏ, cũng phải chạy để làm theo đơn hàng.

Theo đại diện Công ty TNHH Công nghiệp thủy sản miền Nam (South vina), hiện công ty đang thu mua cá nguyên liệu đúng size ở mức 21.300-21.500 đồng/kg, tùy chất lượng, công ty mua cá ở Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long… Tuy nhiên, tại thị trường tỉnh Đồng Tháp, giá cá hiện ở mức 20.500 đồng/kg, giảm nhẹ so với đầu tháng 12-2016. South vina chế biến bình quân khoảng 70 tấn cá nguyên liệu/ngày, thị trường xuất khẩu chính của công ty là Brazil. Thị trường này mới khởi sắc trong thời gian gần đây, còn 6 tháng đầu năm gặp rất nhiều khó khăn. Nhìn chung, thị trường xuất khẩu của South vina thuận lợi hơn năm 2015.

Liên kết đảm bảo đầu ra

VASEP dự báo, các DN chế biến và xuất khẩu cá tra có khả năng thiếu nguyên liệu cho xuất khẩu thời gian tới. Hiện nay, mối liên kết ngành dọc giữa người nuôi và DN được hình thành khá chặt chẽ. Người nuôi cá tra hiện nay gần như đều gắn đầu ra với DN chế biến cụ thể cũng như áp dụng các qui trình nuôi tiến bộ. Thêm vào đó, các địa phương đều chú trọng quy hoạch vùng nuôi và khuyến cáo liên kết nuôi giữa DN và nông dân. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, tính đến ngày 16-11, diện tích thả nuôi cá tra trên địa bàn thành phố được 686 ha, đạt 94% kế hoạch, bằng 82% so với cùng kỳ. Đến nay, đã thu hoạch 530 ha. Thời gian qua, ngành nông nghiệp tích cực hỗ trợ và khuyến khích nông dân, DN phát triển các mô hình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao giá trị. Đến nay, đã mở rộng diện tích nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn được 178 ha, trong đó có 174 ha cá tra gồm: 17,5 ha nuôi theo tiêu chuẩn Global GAP, 10 ha BAP, 10 ha ASC, 15ha BMP, 121,5 ha VietGAP. Tỉnh Hậu Giang cũng vừa công bố "Quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra tỉnh Hậu Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030"; dự kiến diện tích nuôi cá tra đạt 340ha vào năm 2020 và giữ ổn định đến năm 2030, sản lượng ước đạt 82.000 tấn. Định hướng phát triển vùng nuôi gắn với chế biến cá tra theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

Theo ông Nguyễn Ngọc Hải, Hợp tác xã (HTX) thủy sản Thới An (quận Ô Môn, TP Cần Thơ) năm 2016 HTX đăng ký hợp đồng nuôi cá với DN khoảng 4.000 tấn, đến nay đã giao khoảng 3.000 tấn, giá cá DN thu mua, người nuôi lời khoảng 1.000 đồng/kg. Thời gian qua, HTX nuôi hợp đồng với DN nên không lo đầu ra. Còn theo ông Huỳnh Thanh Bình, Giám đốc HTX nông nghiệp thủy sản Thắng Lợi, xã Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ) xuất phát từ việc nuôi cá tra theo từng hộ nhỏ lẻ khó tiêu thụ, các hộ nuôi cá tra ở xã Vĩnh Bình, đã liên kết thành lập HTX nông nghiệp thủy sản Thắng Lợi vào năm 2010. Nhờ đó, HTX thuận lợi trong ký các hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với DN, giúp xã viên ổn định sản xuất, cải thiện thu nhập trong các năm qua. Thời gian qua, có nhiều hình thức liên kết giữa nông dân và DN trong sản xuất và tiêu thụ cá tra như ký hợp đồng bao tiêu với giá cố định, nuôi gia công…, nhưng đến nay hầu như chỉ có hình thức hộ dân nuôi gia công cho DN là hiệu quả cao.

Bà Lê Ngọc Diện, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và chế biến thủy sản TP Cần Thơ, cho biết đa số diện tích nuôi cá tra ở thành phố đều có liên kết với DN, hoặc đã là "mối" quen của DN. DN đầu tư thức ăn, thuốc, hướng dẫn nông dân kỹ thuật nuôi… nên người nuôi vẫn đảm bảo có lời khoảng 1.000 đồng/kg. Dịp Noel và Tết Dương lịch tới đây, các thị trường nhập khẩu sản phẩm cá tra Việt Nam tăng, không riêng gì thị trường Trung Quốc, nên người nuôi và cả DN tìm hiểu kỹ nhu cầu thị trường để không bị thiệt thòi. Còn thông tin thương lái Trung Quốc tăng cường tìm mua cá tra cỡ nhỏ tại ĐBSCL, bà Diện cho biết tại TP Cần Thơ tình trạng này không phổ biến, nên không tác động gì đến thị trường và nguồn nguyên liệu của thành phố. Hơn nữa các DN chế biến cá tra xuất khẩu trên địa bàn thành phố không nhận đơn hàng gia công cho DN Trung Quốc, mà là chế biến sản phẩm xuất khẩu sang thị trường này. Song, một số dự đoán của DN và cả người nuôi cá cho rằng, giá cá có khả năng giảm mạnh khi qua dịp Noel, Tết Dương lịch do thị trường nhập khẩu lúc này không cần hàng nhiều như hiện tại. Thực tế, vẫn còn một số ao nuôi cá quá lứa chưa bán hết, nên diễn biến của thị trường tới đây sẽ khó cho người nuôi.

Báo điện tử Cần Thơ, 11/12/2016
Đăng ngày 12/12/2016
Khánh Trung- Gia Bảo
Nuôi trồng

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 19:05 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 19:05 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 19:05 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 19:05 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 19:05 25/04/2024