Người nuôi ngao ở Trà Vinh bị thiệt hại kép

Đến nay, các hợp tác xã, tổ hợp tác nuôi ngao ở vùng biển tỉnh Trà Vinh đã cơ bản thu hoạch xong vụ ngao 2018. Năm nay, người nuôi ngao ở Trà Vinh đều bị thiệt hại kép, vừa mất mùa, mất giá, không thu được lợi nhuận.

Người nuôi ngao ở Trà Vinh bị thiệt hại kép
Ngao chết hàng loạt hồi tháng 6 khiến bà con nông dân Trà Vinh thất thu hàng tỷ đồng. (Ảnh: VOV)

Theo TTXVN, tỉnh Trà Vinh hiện có 7 hợp tác xã và tổ hợp tác được nhà nước giao đất bãi bồi trên biển để nuôi ngao, với tổng diện tích khoảng 3.500 ha, tổng số xã viên trên 2.000 người. Vụ ngao năm nay, ước tổng sản lượng ngao thương phẩm thu hoạch khoảng hơn 2.000 tấn, giảm gần 50% sản lượng so năm 2017. 

Ông Phạm Văn Trường, Giám đốc Hợp tác xã nuôi ngao Tiến Thành, xã Long Hòa, huyện Châu Thành cho biết, vụ ngao năm nay hợp tác xã đầu tư gần 3 tỷ đồng ngao giống thả nuôi trên diện tích hơn 200 ha bãi bồi trên biển nhưng năng suất thu hoạch hơn chỉ gần 400 tấn ngao thương phẩm, ít hơn năm trước hơn 300 tấn. Từ đầu vụ thu hoạch đến nay, ngao thương phẩm loại 50 – 55 con/kg được các thương lái thu mua 21.000 đồng/kg; loại 60 – 65 con/kg giá 17.500 đồng/kg, thấp hơn năm trước bình quân 7.000 đồng/kg.

Nguyên nhân chủ yếu do tình trạng khai thác cát trái phép trên địa bàn tỉnh và nơi giáp ranh giữa tỉnh Trà Vinh và Bến Tre của sông Tiền. Việc khai thác cát trái phép làm cho bùn và các tạp chất lòng sông bị khơi dậy gây biến động lớn, bất lợi về môi trường nước, ngao nuôi bị chết trong giai đoạn đầu vụ thả nuôi và chậm lớn.

Trước đó, theo báo điện tử VOV, đầu tháng 6/2018, hàng trăm xã viên nuôi ngao ở huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh đang bị thất thu nặng do ngao đến kỳ thu hoạch bị chết hàng loạt. Hiện tượng ngao chết xảy ra tại bãi nghêu rộng 300ha thuộc xã Long Hòa, huyện Châu Thành. Đây là bãi ngao do Tổ hợp tác nuôi ngao ấp Hai Thủ và Hợp tác xã nuôi ngao Tiến Thành sản xuất, với tổng vốn góp từ đầu vụ hơn 6,6 tỷ đồng.

Những vụ sản xuất trước đây, sau 18 tháng thả giống, sản lượng thu hoạch đạt từ 800 đến 900 tấn nghêu thương phẩm, thu về từ 15 - 16 tỷ đồng; đời sống của bà con xã viên nhờ vậy đã được nâng lên. Tuy nhiên, thời điểm này, khi ngao đến mùa thu hoạch lại bị chết hàng loạt, ước tổng thiệt hại hơn 7 tỷ đồng. 

Ông Lê Minh Thái, một tổ viên có gần chục năm tham gia Tổ hợp tác nuôi ngao Hai Thủ cho biết, giữ lại đã gần 2 năm mà nghêu vẫn không chịu lớn, không được kích cỡ. Giờ mà cứ neo lại, vừa tốn chi phí, tốn thời gian mà cuối cùng ngao lại chết. Theo ước lượng có khoảng 90-95% lượng ngao nuôi bị thiệt hại.

Hiện, ngành nông nghiệp tỉnh đang tiến hành qui hoạch vùng nuôi, vùng nuôi dưỡng và khai thác ngao giống, chuyển giao qui trình kỹ thuật nuôi ngao thâm canh theo hướng sản phẩm sạch. Đồng thời, xây dựng thương hiệu và kết nối doanh nghiệp thu mua sản phẩm.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh đang chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, lực lượng Cảnh sát môi trường và các địa phương tăng cường kiểm tra, tuần tra ngăn chặn và xử lý nghiêm các đối tượng khai thác cát trái phép, nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, góp phần cho nghề nuôi ngao của tỉnh đạt hiệu quả và phát triển bền vững.

TH&PL
Đăng ngày 22/09/2018
Mai Anh
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 16:59 11/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 16:59 11/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 16:59 11/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 16:59 11/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 16:59 11/01/2025
Some text some message..