Bệnh ảnh hưởng đến cá tại một số huyện ven biển gây thiệt hại lớn cho người nuôi, S. Kandan - Phó Giám đốc (Nuôi trồng thủy sản) thuộc Cục Xúc tiến xuất khẩu thủy sản Ấn độ (MPEDA), báo cáo của tờ TheHindu.
"Trên tôm, đầu tiên ký sinh trùng khá đặc trưng và đặt tên là EHP bởi chúng làm chậm phát triển tôm sú Penaeus Monodon (Black Tiger Shrimp) ở Thái Lan vào năm 2009. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng EHP được tìm thấy trên tôm thẻ L. vannamei," Tiến sĩ Kandan nói thêm.
Dựa trên các thông tin cơ bản, Trung tâm Nuôi trồng thủy sản Rajiv Gandhi (RGCA), nhánh nghiên cứu của MPEDA, Chennai, tiến hành thu thập mẫu từ các ao nuôi tôm ở huyện Prakasham, Guntur và Krishna.
Hồi chuông cảnh báo được vang lên đến chính phủ nhằm soi sáng cho người nuôi về cách phòng chống EHP. Theo đó, 11 đội giám sát bệnh trên tôm gồm MPEDA, Trung tâm Quốc gia nuôi trồng thủy sản bền vững (NACSA) và Chi cục Thủy sản đã được thành lập để thu thập mẫu nước và tôm từ tất cả khu nuôi thủy sản lớn ở tiểu bang.
Mẫu sẽ được thử nghiệm tại phòng thí nghiệm Trung tâm Bệnh học Thủy sản RGCA có trụ sở chính tại Sirkali và kết quả sẽ được gửi đến các quan chức Sở Thủy sản với khuyến cáo và kiến nghị cần thiết, Phó Giám đốc MPEDA cho biết.
Giám đốc điều hành (CEO) NACSA, K. Shanmukha Rao cho biết không có thuốc để kiểm soát EHP mà chỉ có “thực hành quản lý tốt nhất" là có thể ngăn ngừa bệnh. Người nuôi được yêu cầu thực hiện theo phương pháp khoa học và áp dụng các phương pháp an toàn sinh học để phòng ngừa bệnh, Giám đốc điều hành cho biết.
“Đội giám sát đã thu thập mẫu từ các ao nuôi tôm thẻ chân trắng L. vannamei nằm ở Peddaganjam, Pandilapalli, Tanguturu, Chinnaganjam, Nagayalanka, Avanigadda, Nizampatnam và các khu vực khác, sau đó mẫu được gửi đến phòng thí nghiệm", ông Rao cho biết.
"Bệnh do nấm EHP sẽ làm trọng lượng tôm giảm và người nuôi sẽ thất thoát. Gần đây, RGCA và NACSA, đội nghiên cứu Chennai và Kakinada đến thăm ao để kiểm tra bệnh", ông Kandan chia sẻ thêm.